5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chủ yếu theo hướng đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn, cục bộ, chứ có chọn lọc nhu cầu đầu tư dẫn đến tình trạng đầu tư công luôn trong tình trạng vượt khả năng cân đối ngân sách của địa phương dẫn đến việc bố trí ngân sách giàn trải, khó kiểm soát, nhiều công trình đầu tư trong tình trạng còn dở dang kéo dài, hiệu quả đầu tưthấp, mặc dù UBND tỉnh cũng đã rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt. Các nội dung của công tác quản lý đầu tư công đều được các cơ quan quản lý, các chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện đầy đủ, nhưng thực chất còn mang tính hình thức, hiệu quả thực tế chưa cao, chất lượng các công trình đầu tư chưa tương xứng với nguồn vốn đã đầu tư.
3.4.2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân bên trong:
Công tác quy hoạch và kế hoạch còn nhiều hạn chế, do sự tồn tại từ nhiều năm trước, nên công tác quy hoạch dài hạn chưa thật sự có tầm nhìn, còn manh mún, dẫn đến việc sắp xếp bố trí các công trình, dự án đầu tư công để tôn vinh vẻ đẹp của các Thành phố nói chung và các huyện trong tỉnh còn hạn chế, thiếu tầm nhìn. Công tác lập kế hoạch đầu tư công của các địa phương còn thụ động, chưa chủ động đề xuất và giải trình được những hạng mục quan trọng để đầu tư, một phần do năng lực cán bộ lãnh đạo còn hạn chế, một phần do cơ chế lâu nay vẫn làm theo nếp cũ chưa có những địa phương mạnh dạn, đột phá trong việc lập kế hoạch đầu tư công.
Việc điều chỉnh dự án đầu tư công còn diễn ra khá phổ biến, do các gói thầu bỏ thấp, sau thời gian thi công lại trình báo để điều chỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do: (i) Công tác thẩm định dự án, sàng lọc, lựa chọn dự án, bố trí ngân sách cho dự án còn nhiều bất cập, chồng chéo, tuy đã có nhiều văn bản quy định, điều chỉnh cụ thể nhưng hiệu quả chưa cao, nhất là những dự án phải điều chỉnh
nhiều lần mà nguyên nhân chủ yếu là do bố trí vốn không kịp thời; (ii) Trong chủ trương đầu tư, bắt nguồn từ quy hoạch chưa tốt, chất lượng báo cáo tiền khả thi không tốt, đầu tư theo ý chủ quan của chủ đầu tư, có khi chạy theo thành tích, do sai lầm trong lập và thẩm định báo cáo khả thi dẫn đến quyết định địa điểm đầu tư, xác định qui mô đầu tư không phù hợp với thực tế; sai lầm trong lựa chọn công nghệ sản xuất không phù hợp hoặc đã lạc hậu dẫn đến hậu quả công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng không đạt hiệu quả kinh tế xã hội, công trình xây dựng với chi phí quá cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh trên thị trường, nên hoạt động cầm chừng.
Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư còn chậm, số dự án được thẩm định và phê duyệt hàng năm tăng không đáng kể là do việc thẩm định và phê duyệt của các cấp có thẩm quyền ngày càng thận trọng hơn, một phần do các dự án đầu tư ngày càng có quy mô vốn đầu tư lớn hơn, năng lực thẩm định dự án của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, công tác tham mưu của bộ phận giúp việc còn chậm, dẫn đến còn nhiều dự án chưa được thẩm định và phê duyệt kịp thời, làm cho tiến độ giải ngân cũng như tiến độ đầu tư chậm.
Việc phân cấp, phân quyền về vốn đầu tư đối với cấp huyện theo Luật Đầu tư công vẫn chưa được triển khai kịp thời. Việc ban hành kế hoạch giao vốn chi tiết để các đơn vị thực hiện của cấp thẩm quyền cũng còn triển khai chậm, do đó các chủ đầu tư, ban quản lý dự án triển khai các bước thực hiện đầu tư còn chậm dẫn đến chưa gửi hồ sơ đến Kho bạc Nhà nước.
Nguyên nhân bên ngoài:
Các chủ đầu tư, các ngành, địa phương vẫn còn lúng túng, chậm triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định; chưa có sự phối hợp chặt chẽ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư; công tác giải phóng mặt bằng còn chưa đáp ứng yêu cầu. Số vốn được giải ngân chủ yếu tập trung ở các dự án hoàn thành đã phê duyệt quyết toán được bố trí kế hoạch để trả nợ tồn đọng dự án chuyển tiếp.
số dự án thuộc nguồn ngân sách địa phương cân đối, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chưa được giao kế hoạch chi tiết, hoặc chưa được phê duyệt dự án. Ngoài ra, một số chủ đầu tư, đơn vị chưa thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư các dự án có khối lượng nợ đọng đã được ghi kế hoạch để thanh toán từ đầu năm; năng lực một số chủ đầu tư còn hạn chế, dẫn đến chậm hoàn thiện các thủ tục đầu tư…
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên