5. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Tình hình sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnhThái Nguyên
UBND tỉnh Thái Nguyên rất nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, trong 3 năm qua, Thái Nguyên đã tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả đươc tổng hợp tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động đầu tư tỉnh Thái Nguyên (2017-2019)
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Tổng vốn đầu tư 52.236,10 100 50.558,70 100 53.086,64 100
1. Theo cấp quản lý
- Trung ương 31.075,60 59,5 28.073,50 55,5 27.870,48 52,5 - Địa phương 21.160,50 40,5 22.485,20 44,5 25.216,15 47,5 2. Theo ngành nghề - Vốn đầu tư XDCB 33.504,20 64,1 32.590,00 64,5 33.869,27 63,8 - Vốn đầu tư khác 18.731,90 35,9 17.968,70 35,5 19.217,36 36,2 3. Theo nguồn vốn 3.1. Vốn khu vực KTNN 4.192,50 8,0 4.183,10 8,3 4.512,36 8,5 - Vốn NSNN 2.304,40 55,0 2.175,30 52,0 2.513,39 55,7 - Vốn vay 1.227,70 29,3 968,5 23,2 1137,12 25,2 - Vốn tự có 636,90 15,2 953,0 22,8 758,08 16,8 - Vốn huy động khác 23,50 0,6 86,3 2,1 103,78 2,3 3.2. Vốn ngoài KTNN 18.588,10 35,6 19.454,90 38,5 20.809,96 39,2 - Vốn doanh nghiệp 8.857,80 47,7 8.624,80 44,3 8.698,56 41,8
- Vốn của dân cư 9.730,30 52,3 10.830,10 55,7 12.111,40 58,2
3.3. Vốn của khu vực
ĐTTT nước ngoài 29.455,50 56,4 26.920,70 53,2 27.764,31 52,3
Qua bảng 3.4 cho thấy, cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh xét về cấp quản lý thì nguồn vốn do Trung ương quản lý vẫn chiếm tỷ trọng trên 50%, năm 2017 là 59,5%, các năm tiếp theo có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tới 52,5% (2019).
Xét theo ngành nghề đầu tư, vốn đầu tư XDCB chiếm xấp xỉ 65%, còn lại là vốn đầu tư cho các ngành nghề khác, điều này cho thấy, trong những năm qua Thái Nguyên luôn chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cấp các công trình.
Xét theo nguồn vốn đầu tư, vốn khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng cao trên 50%, năm 2017 chiếm 56,4%, năm 2018 là 53,2% và năm 2019 là 52,3%.
Đối với nguồn vốn khu vực KTNN chiếm tỷ trong thấp nhất chưa đến 10% trong tổng số vốn đầu tư. Trong đó, vốn do ngân sách nhà nước cấp chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2017 là 55,5%, năm 2018 là 52,0% và năm 2019 là 55,7%; Vốn vay chiếm tỷ trọng từ 23 % đến 29%, cao nhất là năm 2019, nhưng tỷ trọng lại thấp hơn so với năm 2017. Điều đáng mừng là vốn tư có có xu hướng tăng dần trong các năm, đặc biệt năm 2018, tổng vốn đầu tư là thấp nhất nhưng vốn tự có huy động được để đầu tư lại chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 22,8% trong tổng vốn KTNN.
Đối với nguồn vốn ngoài KTNN chiếm từ 35,8% đến 39,2%, trong đó vốn của khu vực dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn vốn của DN chiếm từ 52,3% đến 58,2%, điều này cho thấy người dân đã tin tưởng vào chính quyền và tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn thay vì đầu cơ tích trữ như trước đây.
Đối với vốn đầu tư của khu vực ĐTTT nước ngoài trong 3 năm qua đều chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư, năm 2017 chiếm 56,4% cao nhất, năm 2018 và 2019 có giảm chút ít nhưng vẫn chiếm tỷ trọng trên 50% là do từ những năm trước Thái Nguyên hình thành nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là khu công nghiệp Samsung đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn và vẫn tiếp tục được duy trì trong những năm tiếp theo.