Kinh nghiệm của mốt số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của mốt số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm Quản lý đầu tư công của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, rất coi trọng hoạt động đầu tư công. Trong 10 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, Ban cán sự đảng UBND thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện tốt công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố và nhân dân tham gia các chính sách, quy hoạch và những chương trình, dự án lớn trên địa bàn thành phố. UBND thành phố đã phân công đồng chí Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp phụ trách công tác này. UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 4955/QĐ-UBND ngày 25-7-2014 về Quy định thực hiện công tác dân vận của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo đó, quy định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong phối hợp thực hiện nhằm phát huy có hiệu quả vai trò Mặt trận, các hội, đoàn thể trong việc triển khai các chủ trương, chính sách lớn của thành phố, nhất là các chính sách, chủ trương về quy hoạch, chỉnh trang đô thị, giải tỏa, đền bù, tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, các công trình trọng điểm động lực, các chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội... góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trong giai đoạn 2010-2015 và 2015-2020. Cùng với đó, Đà Nẵng còn coi trọng “Chương trình nhà nước và nhân dân cùng làm” để phát huy sức mạnh nguồn lực toàn dân và được nhân dân đồng tình ủng hộ; đồng thời trú trọng công tác cải cách hành chính. UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 3056/QĐ-UBND ngày 27/5/2015 quy định trách nhiệm về cung cấp thông tin và tiếp thu góp ý, tạo cơ sở để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phát huy quyền, trách nhiệm trong việc tham gia góp ý xây dựng chính quyền. Nhờ vậy, mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân ngày càng được củng cố.(Theo https://dpi.danang.gov.vn)

Theo báo cáo của UBND tỉnh, giai đoạn 2016 - 2019, cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của Vĩnh Phúc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đó là tăng nguồn vốn tín dụng, vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cụ thể, trong giai đoạn này, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước giảm từ 25% năm 2015 xuống còn 15% năm 2019. Nguồn vốn đầu tư khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục tăng, chiếm 45% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Riêng nguồn vốn khu vực đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong năm 2019 và chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 43% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh năm 2019, cao hơn 1% so với khu vực ngoài nhà nước và cao hơn 28% so với khu vực Nhà nước. Điều này đã minh chứng Vĩnh Phúc tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Nguồn vốn đầu tư công của Vĩnh Phúc hướng tới các dự án xây dựng hệ thống giao thông, nhằm góp phần tạo điều thuận lợi cho giao thương giữa các địa phương. Từ đó, thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn Vĩnh Phúc. Năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục dành 1.970 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công cho lĩnh vực giao thông vận tải, với các công trình. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, đến tháng 5/2019, tổng vốn đầu tư công của tỉnh này là 6.232,3 tỷ đồng. Nguồn vốn này được phân bổ cho 243 dự án, trong đó có 93 dự án quyết toán, 118 dự án chuyển tiếp và 32 dự án khởi công mới. Do còn nhiều khó khăn, bất cập nên tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư công vẫn chậm. Tính đến tháng 5/2019, toàn tỉnh mới giải ngân được 1.284,1 tỷ đồng, bằng 20,6% kế hoạch. Các dự án trọng điểm, dự án ODA và các lĩnh vực còn lại đều có tỷ lệ giải ngân thấp. Trong đó, tỷ lệ giải ngân vốn của các dự án sử dụng vốn ODA đạt thấp nhất, do hầu hết các dự án sử dụng nguồn vốn này đều lớn và là dự án mới đang thực hiện các thủ tục để khởi công. Việc giải ngân nguồn vốn này còn chậm là do thủ tục đầu tư xây dựng kéo dài từ bước lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập thiết kế bảo vệ

thi công – dự toán, thẩm định, phê duyệt thiết kế bảo vệ thi công – dự toán đến bước lựa chọn nhà thầu thi công, nhất là các dự án có tổng mức đầu tư lớn. Bên cạnh đó, năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế, chưa nắm bắt đầy đủ các thủ tục trong đầu tư xây dựng cơ bản và chưa sâu sát, đôn đốc, kiểm tra hồ sơ công trình.(Theo http://cand.com.vn/Kinh-te/Vinh-Phuc)

1.2.1.3. Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là môt trong những tỉnh có tốc đô phát triển kinh tế đáng chú ý của khu vực miền bắc. Là tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc, Quảng Ninh coi trọng công tác đầu tư cho hạ tầng cơ sở và giao thông. Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Chính phủ cho phép sử dụng NSNN tỉnh để đầu tư xây dựng đường cao tốc, sau nhiều lần trình Thủ tướng Chính phủ, có thể nói đó là một trong những đột phá trong quản lý Đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh. Cùng với đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hết sức quyết liệt và tiếp tục có nhiều đổi mới, linh hoạt. Đặc biệt, tỉnh đã bám sát Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ- CP của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, coi đây là kim chỉ nam để hành động. Quảng Ninh là một trong số ít tỉnh, thành trong cả nước sớm xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện 2 Nghị quyết này. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, hoạt động đối thoại, hỗ trợ doanh nghiệp cũng được tỉnh triển khai tích cực, góp phần giải quyết khó khăn, kiến nghị của nhà đầu tư. Cùng với các chương trình tiếp xúc thường kỳ của UBND tỉnh, nhiều sở, ngành, địa phương đã chủ động tổ chức gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp, giải quyết các khó khăn ngay từ cơ sở... Mô hình “Cafe Doanh nhân” do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì cũng tạo được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp.

1.2.1.4. Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của tỉnh Bắc Ninh

thương thuận lợi với các tỉnh trong vùng như: gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng biển quan trọng Cái Lân, Hải Phòng; cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn. Tỉnh luôn chú trọng công tác quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống các khu, cụm công nghiệp của tỉnh cũng ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Các Khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch hoàn chỉnh và đồng bộ đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư lớn có thương hiệu toàn cầu là hạt nhân chính để thu hút hệ thống các dự án vệ tinh, kiến tạo nên các KCN chuyên ngành, KCN hỗ trợ. Để đáp ứng đòi hỏi đó, tỉnh lựa chọn những nhà đầu tư hạ tầng KCN có kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp cao như: Tập đoàn VSIP của Singapore, Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc, Tổng Công ty Viglacera... góp phần ổn định quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phân bố lại không gian kinh tế trên địa bàn. Hệ thống kết cấu hạ tầng được triển khai xây dựng đồng bộ, đúng quy hoạch, kết nối với tuyến giao thông đối ngoại tạo động lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư, có sự gắn kết chặt chẽ giữa hạ tầng KCN với kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN, tạo nên sự phát triển đồng bộ giữa các địa phương trong tỉnh.

Công tác cải cách thủ tục hành chính được tỉnh tích cực triển khai. Tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh có 243/402 TTHC của 17 Sở, ban, ngành thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả “4 tại chỗ” tại Trung tâm Hành chính công tỉnh. Thời gian thực hiện các thủ tục trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, cấp phép lao động... đều được cắt giảm so với quy định. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã triển khai thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, đồng thời chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Đây có thể nói là công tác lãnh đạo chỉ đạo trong quản lý vốn đầu tư được tỉnh Bắc Ninh rất quan tâm.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)