5. Kết cấu của luận văn
4.2.6. Chủ động và linh hoạt trong điều hành kế hoạch đầu tư công
Quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các Nghị quyết của Chính phủ về chỉ đạo điều hành kế hoạch đầu tư phát triển, bảo đảm hoàn thành hết kế hoạch đầu tư công hàng năm được giao, nâng cao chất lượng các công trình, hiệu quả đầu tư. Chủ động nắm bắt, đánh giá tình hình triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền cắt giảm vốn các dự án triển khai chậm, để điều chuyển bổ sung cho các dự án có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ.
Hiện tại còn có đơn vị, địa phương chưa quán triệt tinh thần này, vẫn đề xuất bố trí vốn cho những dự án chưa thật sự cần thiết, như: đầu tư trụ sở, bảo tàng, tượng đài, đài tưởng niệm từ nguồn vốn đầu tư công với tổng mức đầu tư rất lớn. Trong bối cảnh đất nước còn khó khăn, nguồn vốn đầu tư công rất hạn hẹp, là cơ quan trực tiếp tham mưu công tác kế hoạch đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần đặc biệt quan tâm và quán triệt chủ trương tiết kiệm, hiệu quả trong xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và dài hạn hàng năm. Trước hết phải tập trung xử lý cơ bản số nợ đọng xây dựng cơ bản để tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu, doanh nghiệp, bố trí đủ vốn cho các dự án hoàn thành, dự án chuyển tiếp. Đối với các dự án khởi công mới chỉ lựa chọn những dự án đầu tư thật sự cần thiết, cấp bách với quy mô, công năng, cấp hạng phù hợp, cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công. Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư công. Nâng cao chất lượng công tác quản lý quy hoạch, thẩm định kỹ lưỡng, phù hợp với mục tiêu và khả năng cân đối của từng nguồn vốn; hạn chế tối đa việc điều chỉnh quyết định đầu tư và tổng mức đầu tư; rà soát kỹ lưỡng quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đúng trình tự thủ tục và bảo đảm phù hợp với ý kiến thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Không đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí kế hoạch đầu tư
công trung hạn và hàng năm cho các dự án phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư không đúng quy định tại Luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Đồng thời, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh dự án đầu tư công, chỉ điều chỉnh dự án trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật Đầu tư công, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn để thực hiện; phải thực hiện thẩm định lại nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự án. Sở cần chủ trì và kiên quyết kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, đề xuất UBND tỉnh xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng làm tăng tổng mức đầu tư khi lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư không thuộc các trường hợp được điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.
Tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như: xác định việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản là một trong những nội dung quan trọng cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm lập lại kỷ cương trong đầu tư xây dựng trên địa bàn và là một trong những yêu cầu bắt buộc trong quá trình tham mưu UBND tỉnh xây dựng, cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư công từ NSNN hàng năm, xây dựng phương án và lộ trình thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm và hàng năm theo từng nguồn vốn đảm bảo theo quy định. Thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các ngành, địa phương kiểm soát khối lượng thực hiện, không để phát sinh nợ đọng XDCB; đồng thời chủ động xác định rõ trách nhiệm của đơn vị, gắn với kiểm điểm trách nhiệm cá nhân trong việc để phát sinh nợ xây dựng cơ bản. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản trong các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo ngay tại các cuộc giao ban xây dựng cơ bản. Yêu cầu các ngành, các địa phương và các chủ đầu tư định kỳ trước ngày 20 của tháng cuối quý (tháng 3, tháng 6,
tháng 9 và cả năm) rà soát, báo cáo danh mục dự án, số nợ đọng xây dựng cơ bản và phương án xử lý, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và các bộ, ngành Trung ương theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành, đơn vị liên quan tổng hợp tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh theo từng nguồn vốn (Trung ương, tỉnh, huyện, xã/phường, vốn trái phiếu Chính phủ...) và đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cưu phân tích, đánh giá về công tác quản lý đầu tư công tỉnh Thái Nguyên, tác giả rút ra kết luận như sau:
Trong những năm qua công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, số công trình dự án đầu tư công hoàn thành đưa vào sử dụng ngày càng nhiều và phát huy hiệu quả tốt. Công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn, phê duyệt, đầu tư, nghiệm thu và thanh quyết toán các công trình dự án được thực hiện khá nghiêm túc, đúng quy trình. Trong đó, quy trình quản lý đầu tư công bao gồm: Lập kế hoạch, thẩm định phê duyệt dự án, cấp và thu hồi giấy phép đầu tư và giám sát đánh giá kết quả đầu tư được thực hiện khá bài bản, phù hợp với các quy định hiện hành; các bước đều được quy định cụ thể, rõ ràng và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, trong công tác quản lý vẫn còn nhiều bất cập, cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, tình trạng đầu tư dàn trải vẫn khá phổ biến, còn nợ đọng XDCB kéo dài... năng lực của một số cán bộ trong cơ quan nhà nước còn hạn chế trong thực hiện các nghiệp vụ cơ bản: Thẩm định dự án, lựa chọn dự án, chưa phân tích được chi phí - lợi ích kinh tế - xã hội của những dự án phức tạp; các chế tài xử lý vi phạm chưa thật đủ mạnh; cơ chế quản lý kinh phí cho đầu tư còn thiếu chặt chẽ.
Qua khảo sát 90 người gồm: cán bộ quản lý tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; cán bộ các Sở, ngành, BQLDA cấp tỉnh; cán bộ các huyện, thành phố, thị xã; các đơn vị quản lý, sử dụng công trình cho thấy trong công tác quản lý đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên trên cả 4 tiêu chí: Công tác quy hoạch và lập kế hoạch vốn; Công tác tổ chức thực hiện đầu tư; Công tác cấp và thu hồi giấy phép; Công tác giám sát, đánh giá đầu tư, thanh kiểm tra đều được đánh giá từ mức Trung bình Tốt Rất tốt, trong đó tỷ trọng ở mức Trung bình là chủ yếu. Điều này cho thấy công tác quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư công vẫn tiếp tục cần được cải thiện. Đánh giá chung kết quả ở mức trung bình là 83,3%, tốt 5,6 % và rất tốt là 5,6%. Để quản lý nguồn vốn đầu tư công được
tốt hơn trong thời gian tới, nghiên cứu đưa ra 6 giải pháp để khác phục những hạn chế, hướng tới quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư và nhân dân.
Đề tài Luận văn "Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên " đã đánh giá toàn diện công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư công thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Đề tài đã nêu lên thực trạng quản lý, đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thách thức, những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới. Luận văn kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa vận dụng thiết thực trong công tác quản lý nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội (2014), Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014. 2. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày
25/6/2015.
3. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
4. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết hợp đồng xây dựng.
5. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
6. Nghị định số 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
7. Nghị định số 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/ 2015 về hướng dẫn thi hành một số điều luật đầu tư công.
8. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011, quy định về quyết toán hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
9. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.
10. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/2/2012, quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn. 11. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 Quy
định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
12. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016, quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
13. Bộ xây dựng (2016),Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
14. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 40/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 113/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hàng ngày 01/3/2016.
15. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 05/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 10/3/2016 về hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
16. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
17. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng.
18. HĐND tỉnh Thái Nguyên, Nghị quyết số 19/NQ-HĐND “Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn vốn NSNN giai đoạn 2016 – 2020”. 19. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thông kê tỉnh Thái Nguyên
các năm 2017 - 2019.
20. UBND tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên các năm 2017 - 2019. Trang web 21. http://www.vccidanang.com.vn 22. http://www.baovinhphuc.com.vn 23. http://www.thoibaotaichinhvietnam.vn 24. http://www.investinquangninh.vn 25. http://sokhdt.thainguyen.gov.vn/thu-tuc-hanh-chinh 26. http://thainguyen.gov.vn/so-tai-chinh 27. http://thainguyen.gov.vn/so-ban-nganh/- /asset_publisher/nmluPc3J3Nku/content/kho-bac-nha-nuoc-tinh-thai- nguy-1
PHỤ LỤC 01 PHIẾU ĐIỀU TRA
Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Mục đích của phiếu điều tra: Nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và tìm ra các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Việc thu thập thông tin phục vụ cho đề tài luận văn thạc sĩ không sử dụng vào bất kỳ việc nào khác. Xin ông/bà vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây. Rất mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác của ông/bà.
Phần I. Thông tin cá nhân
- Họ và tên:………...
- Giới tính:………Năm sinh………
- Trình độ chuyên môn: (Khoanh tròn vào trình độ tương ứng)
1. Trung cấp 3. Đại học 5. Tiến sỹ
2. Cao đẳng 4. Thạc sỹ 6. Trình độ khác
- Nghề nghiệp:………..
- Chức vụ:……….
- Đơn vị công tác:……….
Phần II: Kết quả đánh giá
Xin ông/bà cho biết ý kiến của mình về quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đánh dấu (X) vào ô tương ứng theo mức độ đánh giá như sau: 1. Rất kém; 2. Kém; 3. Bình thường; 4. Tốt; 5. Rất tốt.
I. Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh
STT Chỉ tiêu Đvt Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
1 Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch
1.1 Quy hoạch, kế hoạch được
thực hiện bài bản %
1.2 Về chất lượng quy hoạch,
kế hoạch %
1.3 Có tầm nhìn quy hoạch
các dự án đầu tư xây dựng %
1.4 Bố trí danh mục các dự án
quy hoạch hợp lý %
2 Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công
2.1 Kế hoạch lập dựa trên quy
hoạch đã phê duyệt %
2.2
Vốn phân bổ cho các dự án đúng, đủ, kịp thời với
kế hoạch và quy hoạch %
2.3 Việc điều chỉnh kế hoạch
hợp lý và kịp thời %
2.4 Năng lực cán bộ làm công
tác lập kế hoạch %
3 Công tác tổ chức thực hiện/xúc tiến đầu tư
3.1 Thực hiện theo trình tự,
thủ tục pháp lý về đấu thầu %
3.2 Thời gian làm các thủ tục
nhanh chóng, thuận lợi %
3.3 Năng lực thực hiện của
cán bộ thẩm định %
3.4
Chịu ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân trong quyết định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
%
4 Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư
4.1 Chất lượng công tác thẩm
định %
4.2 Thời gian thực hiện thẩm
định %
4.3 Hồ sơ trình phê duyệt theo
quy định %
5.1
Thủ tục cấp giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền tư đơn giản, thuận lợi
%
5.2
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cấp có thẩm quyền đơn giản, thuận lợi
% 5.3 Quy định về thẩm quyền cấp đúng, rõ ràng % 5.4 Thực hiện đúng các quy định của nhà nước và pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận ĐK đầu tư
%
5.5
Thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cấp có thẩm quyền
%
6 Công tác giám sát, thanh kiểm tra, đánh giá
6.1 Chủ động trong việc lập kế hoạch thực hiện % 6.2 Xử lý các phát sinh, vướng mắc kịp thời % 6.3 Năng lực bộ máy thực hiện % 6.4 Kinh phí bố trí thực hiện %
6.5 Kết quả thực hiện đầu tư %
7 Đánh giá chung %
II. Sự quan tâm và ý kiến đề xuất của ông/bà về công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1. Theo ông/bà để tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cần có giải pháp cơ bản nào?
………
………
………
2. Theo ông/ bà cần có giải pháp nào để củng cố bộ máy và nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh?
……… ……… 3. Theo ông/ bà cần có giải pháp nào để công tác thanh tra, kiểm tra dự án đầu