Hãy giảm thuế cho báo chí

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-thang-6 (Trang 41)

Bất cập lớn nhất, được nhiều tổng biên tập (TBT) đề cập nhiều nhất là chuyện các cơ quan báo chí hiện nay ở Việt Nam hoạt động theo kiểu “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Nghĩa là mặc dù được coi là các đơn vị sự nghiệp có thu, tạo ra các sản phẩm “đặc thù, đặc biệt”, nhưng các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay lại phải chịu đủ các loại thuế như một doanh nghiệp.

Không ít lần trong diễn đàn, nhiều tổng biên tập các cơ quan báo chí lớn và lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam đều nhắc lại “công lao” của tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà Đầu tư, cùng với nhiều người khác đã đấu tranh để mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với báo in đã giảm từ mức 25% xuống còn 10% trong những năm đầu thập kỷ 2010.

“Nhưng mức thuế 10% hiện nay liệu đã thỏa đáng chưa? Theo tôi cần đưa mức thuế này xuống còn 0% và đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam có kiến nghị chính thức với các cơ quan chức năng”, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông cũng cho biết hiện nay loại hình báo điện tử vẫn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, chưa được hưởng mức thuế 10% như báo in và đây cũng là một bất cập lớn.

Không chỉ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, các cơ quan báo chí còn phải chịu thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm mà mình làm ra. Sản phẩm của báo chí

là một loại hình sản phẩm đặc thù, đặc biệt, thực hiện các nhiệm vụ chính trị nhưng vẫn phải chịu thuế giá trị gia tăng như các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra thì hoàn toàn không hợp lý. “Tôi đề nghị Chính phủ không đánh thuế giá trị gia tăng đối với các cơ quan báo chí ngay trong năm nay”, TBT Nguyễn Anh Tuấn nói.

Đại dịch Covid-19 dường như là một cú đòn chí mạng đối với nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam. Chỉ tính riêng quý I/2020, doanh thu của báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt đã giảm tới 30% trong khi giá giấy in, công in ngày càng cao. “Điều đó khiến lãnh đạo báo phải đưa ra những quy định để “thắt lưng, buộc bụng”, tuy chưa phải giảm lương, giảm nhân sự nhưng cũng đã buộc phải điều chỉnh các hệ số phụ cấp, tính toán lại nguồn thu…”, nhà báo Lưu Quang Định, TBT báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt cho biết.

Tình trạng trên không phải riêng cho báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt mà lại là tình cảnh chung của hầu hết các cơ quan báo chí đã tự chủ một phần hay toàn bộ các hoạt động kinh tế của mình. Lãnh đạo các cơ quan báo chí có mặt tại diễn đàn cho biết ít nhất doanh thu các cơ quan báo chí đều sụt giảm nghiêm trọng trong những tháng đầu năm 2020, ít thì mất từ 15-20%, nhiều thì lên tới 70%.

“Về ảnh hưởng của dịch Covid-19, theo kịch bản lạc quan nhất thì doanh thu của báo Tiền phong cũng sẽ giảm 5%, kịch bản trung bình là giảm 10-15% và kịch bản xấu là giảm 20-25%. Báo có thể cạn nguồn dự trữ tích lũy trong nhiều năm, được dự trù cho phát triển báo Tiền phong điện tử”, nhà báo Lê Xuân Sơn, TBT báo Tiền phong cho biết.

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-thang-6 (Trang 41)