Cú sốc từ đại dịch COVID-19 trong quý I/

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-thang-6 (Trang 28)

Tuy được đánh giá là một trong những quốc gia kiểm soát đại dịch hiệu quả nhất, song nền kinh tế Việt Nam vẫn bị ngấm đòn trong quý I/2020, và bất động sản cũng không phải là một ngoại lệ. Về tổng thể, dịch bệnh đã tác động tiêu cực tới nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Theo báo cáo quý I/2020 của Bộ Xây dựng, đối với dự án phát triển nhà ở, trong quý I/2020, có 56 dự án với 20.536 căn hộ được cấp phép; 997 dự án với 233.313 căn hộ đang triển khai xây dựng; 55 dự án với 18.061 căn hộ hoàn thành.

Qua thống kê cho thấy, nguồn cung nhà ở quý I/2020 là hạn chế, nhiều địa phương trên cả nước có xu hướng giảm nguồn cung nhà ở so với quý trước và cùng kỳ năm. Trong dài hạn, Bộ nhận định rằng nguồn cung về nhà ở có xu hướng suy giảm. Mặc dù vậy, giá bán nhà ở trên thị trường vẫn tăng. Tại Hà Nội giá căn hộ chung cư tăng khoảng 1,02% (trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá giảm khoảng 0,21%, căn hộ trung cấp tăng khoảng 1,57%, căn hộ bình dân tăng khoảng 2,51%), nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 3,82% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, tại TP. HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,50% (trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp tăng khoảng 2,75%, căn hộ trung cấp tăng khoảng 3,72%, căn hộ bình dân tăng khoảng 3,78%), nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 8,36% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với dự án du lịch nghỉ dưỡng, có 5 dự án với 4.512 căn hộ du lịch và 476 biệt thự du lịch được cấp phép; 48 dự án với 18.549 căn hộ du lịch và 3.359 biệt thự du lịch đang triển khai xây dựng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối quý I và đầu quý II, các bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đều ngừng hoạt động, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng hầu như không có nguồn thu.

Trong 3 tháng đầu năm, có khoảng 80% số lượng sàn giao dịch bất động sản đã phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch. Trong khi đó, tiến độ và khối lượng công việc trên thị trường đã bị ảnh hưởng lớn trước các biện pháp phòng dịch của Chính phủ, song nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành các dự án và triển khai các dự án được cấp phép mới. Cũng trong thời điểm này, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng đạt 13.042 giao dịch bất động sản thành công. Riêng tại Hà Nội có 1.167 giao dịch thành công (bằng 38% quý IV/2019), tại TP. Hồ Chí Minh có 2.816 giao dịch thành công (bằng 55% quý IV/2019).

Trước những biến động thị trường và tâm lý lo ngại từ phía khách hàng, lượng sản phẩm giao dịch thành công trong quý I/2020 chỉ đạt khoảng 14% so với tổng lượng sản phẩm hiện có trên thị trường. Theo Bộ Xây dựng, đây là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua và nó chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực bất động sản luôn đứng thứ 2 về thu hút FDI (chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo). Tuy nhiên, trong quý I/2020, FDI vào lĩnh vực bất động sản đã có sự sụt giảm mạnh với 264 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 3,08% tổng vốn đăng ký FDI, đứng thứ 4 về thu hút FDI.

Nhìn chung, trên cơ sở đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như các chỉ số cụ thể của thị trường, Bộ Xây dựng cho rằng thị trường bất động sản vẫn chưa có biểu hiện của khủng hoảng trầm lắng, “đóng băng” hay phát triển nóng trong quý I/2020.

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-thang-6 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)