Hàng không, du lịch tái xuất

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-thang-6 (Trang 54)

Dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Dẫu vậy, bên cạnh những khó khăn thì dịch COVID-19 có thể coi là “liều thuốc thử” để đo lường sức khỏe và mức độ phản ứng của mỗi doanh nghiệp, đồng thời là cơ hội giúp các đơn vị này tạo nên những mô hình mới, thích nghi và đáp ứng những yêu cầu mới của người tiêu dùng.

Theo đó, trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, ngay sau khi có quyết định “mở cửa” lại bầu trời, các hãng hàng không đã lập tức công bố kế hoạch nối lại các đường bay trong nước. Mặc dù vậy, nhu cầu đi du lịch và di chuyển bằng đường hàng không vẫn còn thấp do một phần vì tâm lí e ngại rủi ro dịch bệnh, một nguyên nhân khác là thu nhập người dân suy giảm.

Trước tình hình này, hãng hàng không Bamboo Airways đã tăng cường các chuyến bay chở hàng và khai thác các chuyến bay charter (thuê nguyên

chuyến) để tối ưu sử dụng tài sản. Đồng thời khẳng định sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh mở mới các 6 đường bay nội địa để tiếp tục củng cố mạng bay quốc nội và giữ vững mục tiêu chiếm 30% thị phần hàng không nội địa trong năm 2020.

Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng triển khai xây dựng kế hoạch dòng tiền, thu xếp vốn giai đoạn 2020-2021 với mục tiêu duy trì sức khỏe tài chính lành mạnh, đảm bảo nguồn vốn hoạt động và nguồn vốn đầu tư phát triển với chi phí cạnh tranh nhất. Còn Vietnam Airlines, ngoài việc đẩy mạnh khai thác đội tàu bay chở hàng hóa nhằm hạn chế tình trạng tàu bay “nằm đất”, hãng này cũng lên kế hoạch đầu tư thêm 50 tàu bay thân hẹp vì cho rằng nếu đầu tư máy bay vào thời điểm này sẽ là một cơ hội bởi “phần lớn các hãng hàng không lớn trên thế giới đã hủy đơn hàng. Cách đây 2 tháng đặt máy bay thì phải 3 - 4 năm sau mới có, nhưng bây giờ có thể có sớm hơn”.

Cùng với việc “mở cửa” lại bầu trời sau giãn cách xã hội, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành đã đồng loạt tung ra các chương trình,

gói du lịch hấp dẫn để thu hút khách hàng. Nhiều doanh nghiệp trong ngành này còn nhanh chóng sắp xếp lại bộ máy, định hướng lại thị trường, đẩy mạnh các tour nội địa.

Điển hình tại Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, việc tung ra hàng trăm gói sản phẩm kích cầu du lịch nội địa đã giúp đơn vị này có gần 1.000 lượt khách đặt mua tour khởi hành trong tháng 5 và 6. Với Công ty TST tourist, mặc dù là đơn vị chuyên khai thác thị trường khách quốc tế nhưng trong tình hình dịch bệnh, công ty đã chuyển hướng sang đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch trong nước, nhờ vậy mà cuối tháng 5 vừa qua, đơn vị này đã có hàng trăm du khách thành phố đăng kí đi các tour nội địa trên cả nước.

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-thang-6 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)