Kinh tế thế giới dưới tác động của đại dịch COVID-

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-thang-6 (Trang 50)

của đại dịch COVID-19

Tăng trưởng kinh tế

Theo đánh giá của Liên hợp quốc (UN) ngày 13/5/2020, kinh tế thế giới sẽ sụt giảm 3,2% trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19. Còn theo dự báo mới nhất của Ngân hàng thế giới ngày 8/6/2020, kinh thế thế giới sẽ suy thoái tới 5,2% trong năm 2020, trong đó các nền kinh tế phát triển sẽ giảm 7% còn các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển suy giảm 2,5%, đánh dấu sự sụt giảm lần đầu tiên của nhóm này trong vòng 60 năm qua. Điều này đồng nghĩa đây sẽ là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Thương mại và Đầu tư

Đại dịch Covid-19 khiến cho các hoạt động thương mại và đầu tư của thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trong 6 tháng đầu năm 2020. Việc các quốc gia phải đóng cửa, các thành phố chịu phong tỏa, các cơ sở sản xuất kinh tế ngừng hoạt động, người lao động phải cách ly ở nhà, các phương tiện giao thông hạn chế di chuyển, các sân bay ngừng hoạt động,... khiến cho gần như mọi hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề.

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) dự báo giá trị thương mại toàn cầu năm 2020 sẽ giảm từ -13% xuống -32% do sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu toàn cầu và sự gián đoạn các chuỗi cung ứng của thế giới. Đầu tư

toàn cầu dự báo cũng sẽ suy giảm do rủi ro của tất cả các thị trường tài chính đều tăng lên, giới đầu tư không thể mạo hiểm đối với dòng tiền cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát. Chỉ trong thời gian ngắn từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3/2020, các thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm 20%-30% đây là mức sụt giảm lớn nhất tính từ năm 1987 đến nay.

Chuyển dịch chuỗi cung toàn cầu

Dịch bệnh Covid-19 khiến cho thế giới nhận ra những rủi ro của việc phụ thuộc vào một mình Trung Quốc như là công xưởng chính của kinh tế thế giới. Sau khi nền kinh tế nước này phải đóng cửa để kiểm soát dịch bệnh, các chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia phải ngừng hoạt động, khiến người lao động tại nhiều quốc gia trong chuỗi giá trị bị mất việc làm.

Chính vì vậy, các chuỗi giá trị toàn cầu đang và sẽ có sự điều chỉnh đáng kể, nhiều hoạt động sản xuất của các chuỗi giá trị sẽ được chuyển bớt ra khỏi Trung Quốc để hạn chế rủi ro. Ngoài việc cân nhắc quay trở về chính quốc, các công ty Mỹ có thể ưu tiên chuyển hoạt động về Mexico và Ấn Độ, các công ty của EU sẽ ưu tiên chuyển về khu vực Trung Đông và Châu Phi, trong khi các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc có thể chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á khác. Ngay cả các công ty Trung Quốc cũng sẽ đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn nhằm đa dạng hóa hoạt động và chuỗi cung ứng của họ.

Phát triển của kinh tế số do tác động của đại dịch

Vai trò của kinh tế số sẽ được nâng lên do tác động của đại dịch, mọi hoạt động của xã hội từ làm việc, học hành, hội họp, kinh doanh - buôn bán, thậm chí giải trí,… trực tuyến sẽ ngày càng phổ biến. Nhiều người lao động và doanh nghiệp sẽ hướng tới hình thức làm việc tại nhà (work from home) nhiều hơn, khiến cho các hoạt động kinh doanh dần dần được chuyển từ hoạt động thực tế lên không gian số hóa. Xu hướng này đặc biệt sẽ thấy rõ trong những lĩnh vực như dịch vụ tài chính, dịch vụ chuyên nghiệp, các hoạt động tư vấn. Đối với người tiêu dùng, hình thức mua sắm tại nhà (shopping from home) sẽ trở nên ngày càng phổ biến, khiến xu hướng này tăng tốc trong thời gian tới. Giới doanh nghiệp sẽ dần quen hơn với các cuộc họp online thông quan các phần mềm như Zoom hay Google Meeting. Điều này khiến cho nhu cầu đi lại ít hơn (đặc biệt là bằng đường hàng không), nhu cầu khách sạn lưu trú cũng giảm xuống, các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp (như các nhà hàng, trung tâm hội thảo) sẽ phải thu hẹp hoạt động. Đối với các chính phủ, xu

hướng áp dụng các công nghệ số nhằm theo dõi hoạt động, sức khỏe của người dân nhằm đối phó với sự lây lan của dịch bệnh trong tương lai sẽ phát triển. Việc ứng dụng chuyển đổi số được cho là có nhiều ưu việt và hiệu quả nhưng cũng tạo ra nhiều vấn đề tranh cãi mới về sự vi phạm quyền riêng tư của công dân, về an ninh mạng và an ninh quốc gia và các doanh nghiệp.

Yêu cầu phải tái cơ cấu các thể chế kinh tế quốc tế

Việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được cho là không làm tốt vai trò cảnh báo và quản lý đại dịch Covid-19 tiếp tục đặt ra vấn đề về tính hiệu quả của các thể chế toàn cầu. Đối với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngoài việc bất lực trong việc ngăn chặn chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, WTO cũng không thể kết thúc vòng đàm phán Đôha do sự bất đồng về lợi ích thương mại giữa các nhóm nước và giữa những nền kinh tế lớn. Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) thì thất bại trong việc ngăn chặn các cuộc khủng hoảng ở nhiều quốc gia. Vai trò của Ngân hàng thế giới (WB) thì ngày càng mờ nhạt... Các thể chế toàn cầu, đặc biệt là các thể chế kinh tế quốc tế chắc chắn sẽ phải được tái cơ cấu hoặc cải tổ một cách mạnh mẽ để có thể hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-thang-6 (Trang 50)