8. Đóng góp của đề tài
1.3.1.3. Sự thay đổi điều kiện sống
Do sự phát triển cơ thể gần như người lớn nên tuổi thiếu niên có những biến đổi về điều kiện sống:
Trong gia đình, các em có những vai trò nhất định. Các em làm khá nhiều công việc giúp đỡ gia đình. Ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một số em phải tham gia lao động thực sự để góp thêm thu nhập. Cha mẹ cũng bắt đầu quan tâm đến một số ý kiến của các em, các em có quyền quyết định một số việc riêng của bản thân. Những thay đổi này đã động viên, khuyến khích học sinh trung học cơ sở phấn đấu, độc lập trong cuộc sống.
Trong nhà trường, hoạt động học tập và nhữnghoạt động khác có nhiều sự thay đổi, có tác động quan trọng đến việc hình thành những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếu niên.
Bắt đầu vào học trường trung học cơ sở, các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, mỗi môn học là một hệ thống tri thức với những khái niệm trừu tượng, khái quát, có nội dung sâu sắc, phong phú, đòi hỏi các em thay đổi cách học. Do lượng tri thức được lĩnh hội tăng lên nên tầm hiểu biết của các em cũng được mở rộng.
Phương pháp dạy học trong nhà trường trung học cơ sở cũng có nhiều thay đổi. Các em được học nhiều môn, nhiều thầy cô giảng dạy. Mỗi môn học có phương pháp phù hợp với bộ môn đó, mỗi thầy cô giáo có cách giảng dạy riêng. Sự khác nhau này đã ảnh hưởng đến việc lĩnh hội, đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các em.
Ngoài xã hội, các em được đánh giá cao hơn, các em có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động: tuyên truyền, tình nguyện,... Hoạt động xã hội là hoạt động có tính tập thể, khi tham gia vào đó, các em có nhiều mối quan hệ giao tiếp; sự hiểu biết, vốn sống của các em được nâng lên. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của các em.
1.3.2. Đặc điểm phát triển nhân cách thiếu niên