8. Đóng góp của đề tài
1.3.2.1. Nhu cầu tự ý thức, tự khẳng định của thiếu niên
Sự phát triển của tự ý thức là một trong những phẩm chất nhân cách nổi bật ở tuổi thiếu niên. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm lý, đến học tập cũng như các mối quan hệ giao tiếp với mọi người.
Khác với học sinh nhỏ, thiếu niên có nhu cầu hiểu biết những đặc điểm của bản thân, suy nghĩ và tự đánh giá về mình. Tuy nhiên, sự đánh giá này đôi lúc chưa thật sự đúng đắn, thiếu niên thường đánh giá cao năng lực bản thân so với thực tế.
Trong tập thể, thiếu niên khao khát được cống hiến và thừa nhận. Sự tự ý thức nhờ đó cũng phát triển theo. Cuộc sống tập thể luôn đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi thiếu niên phải tuân thủ. Vì thế, muốn được tập thể công nhận, bạn bè yêu mến, thiếu niên phải không ngừng phấn đấu, hoàn thiện mình.
Một đặc điểm rất quan trọng trong nhân cách của tuổi thiếu niên là ước muốn trở thành người lớn, được trân trọng như người lớn. Đòi hỏi của các em là người lớn phải thừa nhận “ tính người lớn của mình”. Nếu nguyện vọng này không được đáp ứng, các em sẽ phản kháng quyết liệt. Do ước muốn trở thành người lớn nên các em có khuynh hướng học ở người lớn cả tính tốt lẫn tính xấu (thí dụ: thiếu niên hút thuốc để chứng tỏ mình là người lớn). Song song đó, các em cũng rất nhạy cảm với những lời nhận xét, đánh giá của xã hội và người lớn.
Tóm lại, lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động nhất. Đây cũng là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của các em. Nếu người lớn có thể hướng dẫn và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với thiếu niên thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các em ở các giai đoạn lứa tuổi sau.