Khó khăn tâm lý trong giao tiếp

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp 8, 9 trường trung học cơ sở hiệp hòa, huyện đức hòa, tỉnh long an (Trang 34 - 37)

8. Đóng góp của đề tài

1.2.3. Khó khăn tâm lý trong giao tiếp

Tương tự như vấn đề định nghĩa “khó khăn tâm lý”, cho đến nay chưa có sự thống nhất khi định nghĩa về “khó khăn tâm lý trong giao tiếp”. Trên cơ sở những quan điểm về khó khăn tâm lý, có thể rút ra một số đặc điểm cần lưu ý khi nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong giao tiếp như sau:

+ Khó khăn tâm lý trong giao tiếp là một hiện tượng tâm lý cá nhân phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp những khó khăn tâm lý.

+ Tính đa dạng của khó khăn tâm lý trong giao tiếp phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa kiểu nhân cách với đặc điểm tình huống, điều kiện nảy sinh tình huống.

+ Khó khăn tâm lý trong giao tiếp mang tính chủ thể rõ nét. Trước một tình huống cụ thể việc cá nhân gặp ít hay nhiều khó khăn phụ thuộc vào nhận thức, xúc cảm – tình cảm, kinh nghiệm, tâm thế,…của cá nhân đó.

+ Khó khăn tâm lý trong giao tiếp là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả giao tiếp.

+ Khó khăn tâm lý trong giao tiếp cũng như những hiện tượng tâm lý khác, đều có nguồn gốc từ thế giới khách quan, con người có thể nhận thức, kiểm soát và điều khiển được nó nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến hoạt động của con người.

Như vậy, khó khăn tâm lý trong giao tiếp là những đặc điểm tâm lý cá nhân thể hiện sự không phù hợp giữa cảm xúc, hành vi ứng xử của cá nhân với nội dung, đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp, làm cản trở quá trình giao tiếp đạt hiệu quả.

Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong giao tiếp:

Khó khăn tâm lý được thể hiện ở ba mặt: nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của cá nhân:

+ Khó khăn về nhận thức

Nhận thức là yếu tố đầu tiên, quan trọng trong đời sống tâm lý con người. Trên cơ sở nhận thức, con người thể hiện thái độ, tình cảm và hành vi tương ứng. Trong cuộc sống và trong giao tiếp ứng xử, không phải lúc nào con người cũng có nhận thức đúng đắn. Khó khăn về nhận thức trong GTƯX thể hiện ở những điểm sau:

- Hiểu biết không đầy đủ về đối tượng giao tiếp.

- Nhận thức bản thân chưa đúng: đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao dẫn đến tự ti hoặc tự cao.

- Đánh giá tình huống giao tiếp không chính xác: quan trọng hóa vấn đề dẫn đến căng thẳng, lo lắng hoặc xem nhẹ nó dẫn đến thờ ơ, chủ quan.

+ Khó khăn về xúc cảm:

- Không làm chủ được cảm xúc của mình.

- Nhút nhát, rụt rè, sợ sệt khi giao tiếp với người khác.

- Khả năng biểu cảm không tốt, chưa phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp.

+ Khó khăn về hành vi ứng xử

Hành vi được hiểu như sự phối hợp các vận động của cơ thể: giác quan, lời nói, cử chỉ, điệu bộ,… Hành vi là sự biểu hiện của nhận thức, xúc cảm – tình cảm. Biểu hiện của khó khăn về hành vi ứng xử là:

- Lúng túng trong lời nói, cử chỉ, điệu bộ - Hành động không ăn khớp với lời nói

- Có những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội: đánh nhau, phá phách, trốn học,…

Phân loại khó khăn tâm lý trong giao tiếp:

Dựa trên các tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia khó khăn tâm lý thành nhiều loại khác nhau:

+ Căn cứ vào các biểu hiện của khó khăn tâm lý, ta có:

- Khó khăn tâm lý thuộc về khía cạnh nhận thức - Khó khăn tâm lý thuộc về khía cạnh thái độ

- Khó khăn tâm lý thuộc về khía cạnh hành vi ứng xử

+ Căn cứ vào giai đoạn giao tiếp, ta có:

- Khó khăn tâm lý trong tiếp xúc tâm lý - Khó khăn tâm lý trong tác động tâm lý

+ Căn cứ vào tần số xuất hiện các khó khăn tâm lý, ta có:

- Khó khăn tâm lý điển hình, phổ biến - Khó khăn tâm lý không điển hình, cá biệt - Khó khăn tâm lý mãn tính

- Khó khăn tâm lý có tính tạm thời, tình huống

+ Căn cứ vào kiểu loại nhân cách, ta có:

- Khó khăn tâm lý của người có kiểu nhân cách hướng nội - Khó khăn tâm lý của người có kiểu nhân cách hướng ngoại - Khó khăn tâm lý của người có kiểu nhân cách trung gian

+ Căn cứ vào giới tính của chủ thể giao tiếp ta có:

- Khó khăn tâm lý trong giao tiếp của nữ - Khó khăn tâm lý trong giao tiếp của nam

+ Căn cứ vào các kỹ năng giao tiếp, ta có:

- Khó khăn tâm lý do thiếu kỹ năng diễn đạt

- Khó khăn tâm lý do thiếu kỹ năng tiếp xúc làm quen - Khó khăn tâm lý do thiếu kỹ năng kiềm chế cảm xúc - Khó khăn tâm lý do thiếu kỹ năng chủ động giao tiếp

Như vậy, có rất nhiều cách phân chia các khó khăn tâm lý dựa trên các tiêu chí khác nhau. Nhưng dù phân loại theo cách nào thì ở một mức độ nhất định, các khó khăn tâm lý đều có ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp.

Trong đề tài này, tác giả phân loại khó khăn tâm lý trong giao tiếp căn cứ vào các biểu hiện của khó khăn tâm lý.

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp 8, 9 trường trung học cơ sở hiệp hòa, huyện đức hòa, tỉnh long an (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)