2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
3.1.5. Khí hậu, thủy văn
*Khí hậu
Theo tài liệu của trạm khí tượng Bắc Mê và trạm khí tượng thành phố Hà Giang, xã Minh Sơn nằm trong tiểu vùng khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Nhìn chung, khí hậu khá thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây rừng. Tuy nhiên, trong vùng cũng xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan: Sương muối vào các tháng mùa đông; lũ, sạt lở đất vào mùa mưa.
- Nhiệt độ trung bình năm 21,9oC, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 7, tháng 8 lên đến trên 320C, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, tháng 1 và 2, nhiệt độ trung bình 15oC, nhiệt độ thấp nhất của vùng là 3oC vào tháng 1.
- Độ ẩm trung bình năm 84%, thấp nhất 34% tập trung vào các tháng 12 và tháng 1; độ ẩm trung bình cao nhất 87% tập trung vào tháng 7 và 8.
- Lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình 1.666 mm/năm, mùa khô dưới 100mm/tháng thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau và mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa >100mm/tháng, tháng cao nhất trên 300mm, hầu hết lượng mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8 và do địa hình dốc nên mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét.
* Thuỷ văn
Xã nằm trong lưu vực đầu nguồn sông Gâm với các chi lưu toả rộng ra khắp các vùng. Phía Đông có suối Lũng Vầy, suối Thầu và suối Kẹp B chảy trên địa bàn chảy ra sông Mã, có thể nói, hệ thống sông suối trong khu vực đã tạo ra tiềm năng lớn cho các công trình thủy điện. Bởi vậy, thảm thực vật rừng trong xã đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện Tuyên Quang và các công trình thủy điện trong khu vực và đặc biệt cung cấp nước sử dụng trong sản xuất nông nghiệp cho địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 23