2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
4.5.2. Giải pháp giáo dục, tuyên truyền, phổ cập
Trước hết, cần phổ cập, giới thiệu tác dụng của rừng, của thảm thực vật trong việc cung cấp gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ khác, cũng như các chức năng bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm, chống xói mòn, chống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 62 sạt lở, lũ quét, lũ ống...Việc giới thiệu này thực hiện bằng nhiều biện pháp như cho người dân xem phim ảnh và tổ chức cho họ thảo luận...Thông qua việc giới thiệu tác dụng của rừng để nâng cao nhận thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, để mỗi người dân có cách nhìn đúng đắn về các vấn đề:
-Vấn đề khai thác gỗ, củi, phá rừng làm nương rẫy, chăn thả rông gia súc trên địa bàn đang sinh sống hiện nay.
-Tầm quan trọng của các giải pháp giao đất giao rừng, trồng rừng, trồng cây phân tán, phục hồi rừng tự nhiên để giữ đất, giữ nước, giảm thiểu sạt lở, lũ ống, lũ quét và để lấy gỗ củi.
- Sử dụng các vật liệu thay gỗ, củi trong cất dựng nhà ở và đun nấu, giải pháp tiết kiệm nhiên liệu.
- Thay đổi thói quen chăn thả rông gia súc để giảm thiểu tối đa việc chăn thả rông gia súc sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn, gia súc được chăn dắt, tối đến đưa về chuồng trại thì sẽ giảm thiểu được bệnh dịch, chết rét khi đến mùa đông và hơn nữa là không giẫm đạp lên lớp cây non tái sinh có như vậy thời gian phục hồi thảm thực vật tự nhiên mới nhanh chóng.
- Có chính sách nghiêm cấm, xử phạt những trường hợp chăn thả rông vào những khu rừng đang khoanh nuôi, bảo vệ.
- Phổ biến chủ trương, chính sách phát triển lâm nghiệp hiện nay của Đảng, Nhà nước, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Phổ cập kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên; phát động người dân tham gia thường xuyên vào việc trồng cây rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn xã tham gia bảo vệ và phát triển rừng cùng với người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 63 việc thực hiện bảo vệ rừng, gần gũi và gúp đỡ hướng dẫn người dân trồng cây rừng, bảo vệ rừng và gương mẫu trong việc sử dụng tài nguyên rừng không ăn thịt thú rừng.
- Tổ chức cho người dân tham quan, học tập các gương điểm hình, gương mẫu trong bảo vệ rừng và trồng rừng, các mô hình canh tác bền vững và hiệu quả.
Xã có tới 73% hộ nghèo và cận nghèo, có nhiều thôn bản (17 thôn bản) và đường giao thông đi lại khó khăn. Để công tác tuyên truyền, phổ cập đạt hiệu quả cao cần phải áp dụng nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập, lồng ghép phối hợp nhiều chương trình với nhau. Nội dung các chương trình phải phong phú đa dạng, gắn phát triển lâm sản ngoài gỗ với việc phát triển gỗ, củi. Chú ý tạo đội ngũ phổ cập viên là người dân địa phương vì họ là những người được sinh ra và lớn lên trên chính quê hương của họ, họ hiểu được tâm lý và tâm tư, phong tục tập quán của người dân địa phương.
- Địa phương nơi tôi thực hiện đề tài nghiên cứu, trình độ dân trí còn thấp, có một số thôn, bản xa xôi một số người dân còn chưa nói được tiếng phổ thong. Nhà trường nơi tôi công tác đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các em học sinh về bảo vệ rừng, hướng dẫn trồng cây vào những dịp đầu năm mới với hy vọng các em sẽ là những hạt giống tương lai bảo vệ và phát triển vốn rừng trên địa bàn nơi chính gia đính các em sinh sống.