Những tác động tích cực của con người đến tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của con người đến quần xã thực vật ở xã minh sơn, huyện bắc mê, tỉnh hà giang và đề xuất biện pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật có mạch tại khu vực nghiên cứu (Trang 65 - 69)

2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

4.4.2. Những tác động tích cực của con người đến tài nguyên rừng

Bên cạnh các tác động tiêu cực có ảnh hưởng lớn tới sự suy giảm của đất rừng, suy giảm của tài nguyên thực vật rừng thì người dân địa phương có nhiều những hoạt động có tính tích cực nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Chúng tôi tập trung nghiên cứu một số hoạt động mang tính tích cực như: Hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, tôn tạo các di tích tạo ra cảnh quan mới và công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 57 Hoạt động tết trồng rừng đã trở thành phong trào quen thuộc của người dân Việt Nam. Có thể thấy rừng có những vai trò hết sức to lớn đối với đời sống con người, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên. Hiện nay, diện tích và chất lượng rừng tự nhiên ở xã Minh Sơn đã giảm đi rất nhiều nên cần thiết phải có những chính sách, kế hoạch trồng rừng thích hợp để nâng cao độ che phủ của rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

Thực hiện các chương trình dự án trồng rừng 661 và 327, xã Minh Sơn đã tiến hành trồng rừng theo dự án từ năm 1997 đến năm 2010, trên tổng số 17 thôn qua các chương trình dự án 327, 661. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy, hiệu quả trồng rừng ở một số nơi chưa cao, nguyên nhân là do nguồn giống kém chất lượng, trồng rừng và chăm sóc rừng không đúng theo yêu cầu kĩ thuật.

Bảng 4.17. Diê ̣n tích trồng rừng từ các dự án

Tên dự án Năm trồng Diện tích (ha) Đơn vị thực hiện

327 1997 8,5 Lâm trường Bắc Mê

1998 4,0 Lâm trường Bắc Mê

I 12,5

661

1999 20,6 Lâm trường Bắc Mê

2000 8,7 Lâm trường Bắc Mê

2001 0

2002 11,2 Lâm trường Bắc Mê

2003 0 2004 88,7 BQL rừng đặc dụng Du Già 2005 56,7 BQL rừng đặc dụng Du Già 2006 47,2 BQL rừng đặc dụng Du Già 2007 103,8 BQL rừng đặc dụng Du Già 2008 98,5 Ban quản lý rừng phòng hộ 2009 65,6 Ban quản lý dự án 661 2010 73,0 Ban quản lý dự án 661 II 574 Cộng I +II 586,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 58 ha rừng trong đó dự án 327 trồng được 12,5 ha, ban quản lý 661 và Ban quản lý rừng đặc dụng Du Già trồng được 574 ha; chủ yếu trồng rừng thuần loài như: rừng Keo lá tràm, Keo tai tượng, rừng Mỡ, rừng Xoan, rừng Quế … Ngoài ra còn có trồng rừng hỗn loài như: Keo lá tràm và Lát hoa, rừng Mỡ và Quế.

Với diện tích 586,5 ha rừng trồng đã góp phần phủ xanh đất trống trọc, nâng độ che phủ của thảm thực vật, góp phần giảm thiểu xói mòn đất. Hiện nay, một số rừng trồng này đã đến thời gian thu hoạch, rừng thu hoạch góp phần giảm đói nghèo cho người dân địa phương.

4.4.2.2. Hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Khoanh nuôi phục hồi rừng thực chất là giải pháp lâm sinh và vận dụng quy luật diễn thế tự nhiên của thảm thực vật để phục hồi rừng và thông qua những biện pháp bảo vệ ngăn chặn tác động phá hoại đến thảm thực vật rừng, chặt phá của con người. Tuy nhiên, khi điều tra tại KVNC, hoạt động khoanh nuôi phục hồi rừng chỉ đơn thuần là khoanh vùng bảo vệ cho thảm thực vật phục hồi tự nhiên. Phần lớn các hộ gia đình đều không quan tâm đến diện tích đất rừng được giao. Nói cách khác, đa số diện tích đất giao cho các hộ gia đình thực chất là bỏ hoang cho rừng phục hồi tự nhiên, ít có tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.

Bảng 4.18. Các hộ áp dụng các phương thức khoanh nuôi phục hồi rừng

Thôn/bản Số hộ điều

tra

Có tác động các biện pháp lâm sinh

Không có tác động các biện pháp lâm sinh

Sô hộ Tỷ lệ % Sô hộ Tỷ lệ % Suối Thầu 20 5 25,0 15 75,0 Kho Thum 20 3 15,0 17 85,0 Nà Ngòong 20 2 10,0 18 90,0 Khuổi Lòa 20 3 15,0 17 85,0 Lùng Thóa 20 4 20,0 16 80,0 Tông số hộ 100 17 17,0 83 83,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 59 khoanh nuôi rừng có 83% các hộ được phỏng vấn đã không có tác động gì, chỉ có 17% số hộ có tác động trong khoanh nuôi như: Trồng bổ sung, phát dọn vệ sinh rừng...

4.4.2.3. Công tá c quản lý, bảo vệ rừng

Đơn vị quản lý trực tiếp rừng ở xã Minh Sơn hiện nay là Ban quản lý rừng đặc dụng Du Già, Hạt Kiểm Lâm huyện với chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, trực tiếp quản lý diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được giao với tư cách là chủ rừng; là chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển và sử dụng tài nguyên rừng theo quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyê ̣n.

Hiện nay, việc thực hiện quy chế quản lý rừng ta ̣i KVNC chủ yếu dựa vào Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. Căn cứ Quyết định này, hàng năm, Ban quản lý rừng đặc dụng Du Già, Hạt Kiểm Lâm cũng đã tham mưu cho Ủy ban huyện ban hành nhiều công văn hướng dẫn, chỉ đạo các ban ngành đoàn thể và nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Bảng 4.19. Thống kê số vụ vi phạm liên quan đến tài nguyên rừng tại xã Minh Sơn

TT Diễn giải ĐVT Năm

2012 2011 2010 2009 2008 2007

I Tổng số vụ vi phạm Vụ 18 28 32 35 43 52

1 Khai thác trái phép Vụ 3 6 9 8 12 15

2 Vận chuyển lâm sản trái phép Vụ 11 13 9 12 17 19 3 Chế biến lâm sản trái phép Vụ 2 3 3 7 2 5 4 Tập kết lâm sản trái phép Vụ 2 4 5 3 7 8

5 Các hành vi khác Vụ 0 2 6 5 5 5

II Tang vật thu được: Gỗ m3 9,6 10,4 11,6 12,3 10,2 23,5

III Thu nộp ngân sách Triệuđ 24 36 30,8 36,5 39,1 43,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 60 lâm huyện phối hợp cùng Ban quản lý rừng đặc dụng cũng đã tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản và truy quét nạn chặt phá rừng của lâm tặc tại xã Minh Sơn. Số vụ vi phạm qua các năm đã giảm đi, năm 2007 có 52 vụ khai thác gỗ trái phép, năm 2012 còn 18 vụ, theo đó số lượng gỗ, số lượng lâm sản khai thác trái phép cũng giảm đi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của con người đến quần xã thực vật ở xã minh sơn, huyện bắc mê, tỉnh hà giang và đề xuất biện pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật có mạch tại khu vực nghiên cứu (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)