0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hiện trạng thảm thực vật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN QUẦN XÃ THỰC VẬT Ở XÃ MINH SƠN, HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CÓ MẠCH TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU (Trang 35 -38 )

2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

4.1. Hiện trạng thảm thực vật

Thảm thực vật nguyên sinh tại khu vực nghiên cứu là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, cho đến nay còn diện tích rừng nguyên sinh không còn nhiều, một số diện tích rừng nguyên sinh đã bị phá huỷ nghiêm trọng, thay thế vào đó là các kiểu thảm thứ sinh nhân tác.

Chúng tôi đã nghiên cứu phân loại thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu để xác định hiện trạng các kiểu thảm thực vật. Kết quả nghiên cứu như sau:

* Rừng trồng

Rừng trồng là những khoảnh rừng được trồng theo chương trình 661 và 327, diện tích 586,5 ha bao gồm:

- Rừng trồng thuần loài: chỉ có một loài cây hoặc Thông (Pinus nigra), hoặc Keo tai tượng (Acacia mangium), keo lá tràm (Acacia auriculiformis) hoặc Xoan (Melia azedarach Linn).

- Rừng trồng hỗn giao: Bạch đàn (Eucalyptus sp) + Keo tai tượng (Acacia mangium).

* Thảm thực vật tự nhiên

Áp dụng bảng phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) [48] để phân loại các kiểu thảm tại KVNC. Bảng này, cho phép phân loại thảm thực vật tự nhiên hiện tại, không phụ thuộc chúng là thảm nguyên sinh hay thảm thứ sinh tương đối ổn định, hay tạm thời. Theo UNESCO (1973), phân loại thảm thực vật dựa vào yếu tố ngoại mạo là chủ yếu. Theo đó, chúng tôi phân loại thảm thực vật tại KVNC như sau:

* Lớp quần hệ (Formation class)

A. Phân lớp quần hệ (Formation subclass). A.1. Nhóm quần hệ (Formation group).

A.1.1. Quần hệ (Formation).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 27 Trong các bậc trên thì từ bậc quần hệ trở lên đều có tiêu chuẩn phân loại cụ thể, riêng ở bậc dưới quần hệ, chúng tôi áp dụng các chỉ tiêu về độ ưu thế của các loài cây (tỷ lệ tổ thành loài) theo Thái Văn Trừng. Kết quả như sau:

I. Lớp quần hệ rừng kín

I.A.1a. Rừng nhiệt đới thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, kiểu này phân bố ở độ cao trên 700m, là rừng nguyên sinh đã bị tác động và rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác chọn. Kiểu rừng này có các họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ hệ thực vật á nhiệt đới (yếu tố di cư) từ Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu, Ấn độ - Miến điện di xuống, định cư ở khu vực; tuy nhiên, thành phần loài không nhiều, chủ yếu với các đại diện chính như các loài Gạo trong họ Gạo (Bombacaceae); họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Chè (Theaceae), họ Ngọc lan (Magnoniaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Thích (Aceraceae) ...đây là kiểu rừng không rụng lá vào mùa đông nhưng vỏ cây thường sù sì, có nhiều địa y.

I.A.1b. Rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp (ở độ cao dưới 700 m). Gồm 2 loại hình thực vật sau:

I.A.1b (1). Rừng cây gỗ lá rộng

Kiểu này ở độ cao dưới 700 m, là rừng nguyên sinh đã bị tác động và rừng thứ sinh sau khai thác chọn.

I.A.1b. Rừng tre nứa (Bambusoideae) nhiệt đới địa hình thấp và núi thấp.

I.A.1b (2). Rừng hỗn giao với cây lá rộng

Đại diện là rừng Nứa (Neohouzeaua dullooa) hỗn giao cây lá rộng, phân bố trên độ cao 350 - 450m. Do khai thác quá mức nên nứa đã bị suy thoái, hiện nay cây nứa có đường kính trung bình 4 - 5cm, ở kiểu rừng này cây gỗ có ít mật độ thưa thớt 150 - 300 cây/1ha, một số họ cây gỗ thường gặp như: Họ Dâu tằm (Moraceae); họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae; họ Cà phê (Rubiaceae; họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 28 Đậu (Fabaceae) ; họ Vang (Caesalpiniaceae). họ Xoan (Meliaceae). Thảm tươi có Ráy dại, Củ nưa, Dây tràng pháo, Ráy leo,... độ dày rậm.

II. Lớp quần hệ rừng thưa

II.A.1a. Rừng thưa thường xanh ở địa hình thấp và núi thấp II.A.1b. Rừng thưa rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp

Các quần xã thuộc quần hệ này rụng lá về mùa khô, thời gian rụng lá thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.

III. Thảm cây bụi

III.A.1a. Thảm cây bụi nhiệt đới chủ yếu thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới.

III.A.1a. Có cây gỗ hai lá mầm mọc rải rác, các quần xã này hình thành do khai thác quá mức, chặt phá rừng làm nương rẫy.

IV. Thảm cỏ

IV.A.1. Thảm cỏ dạng lúa trung bình nhiệt đới có hay không có cây gỗ IV.A.1.1a. Thảm cỏ dạng lúa trung bình chịu hạn, có ưu hợp Lau (Saccharum spontaneum) + Chít (Thysanolaena maxima) + Cỏ tranh (Imperata cylindrica).

IV.B.1. Thảm cỏ thấp không dạng lúa có hay không có cây gỗ

IV.B.1a. Thảm cỏ thấp không dạng lúa chịu hạn: Đây là kiểu thảm rất phổ biến trong khu vực nghiên cứu, phân bố trên các sườn núi độ cao từ 200 - 400 m trở xuống. Cây gỗ và cây bụi có Me rừng (Phyllanthus emblica), Thàu táu (Aporosa dioica), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Găng (Randia spinosa), ...

Như vậy, trong khu vực nghiên cứu có 4 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ thảm cây bụi và lớp quần hệ thảm cỏ, mỗi lớp quần hệ có các kiểu thảm thực vật tương ứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 29

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN QUẦN XÃ THỰC VẬT Ở XÃ MINH SƠN, HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CÓ MẠCH TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU (Trang 35 -38 )

×