Dân số, dân tộc và lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của con người đến quần xã thực vật ở xã minh sơn, huyện bắc mê, tỉnh hà giang và đề xuất biện pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật có mạch tại khu vực nghiên cứu (Trang 32 - 33)

2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

3.2.1.Dân số, dân tộc và lao động

- Minh Sơn, là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (xã vùng 135) toàn xã có 17 thôn với 1.111 hộ gia đình và 6.283 nhân khẩu. Trong đó có 582 hộ nghèo với 3.340 nhân khẩu (52,39%); 228 hộ cận nghèo với 1.333 nhân khẩu (20,52%); 301 hộ không nghèo với 1.610 nhân khẩu (27,09%). Như vậy, hộ nghèo và cận nghèo của xã chiếm tỷ lệ cao 73%.

- Trong xã có 07 dân tộc sinh sống gồm: dân tộc Mông 477 hộ với 3.161 khẩu (chiếm 50,3%); dân tộc Dao 313 hộ với 1.768 khẩu (chiếm 28,1%); dân tộc Tày 258 hộ với 1.255 khẩu (chiếm 20 %); dân tộc Kinh 21 hộ với 91 khẩu (chiếm 1,4%); dân tộc Nùng 1 hộ với 4 khẩu; Cao Lan 1 hộ với 3 khẩu; La Chí 1 hộ với 3 khẩu.

Lực lượng lao động trong độ tuổi từ 18 - 60 tuổi là 3.129 người, chiếm khoảng 50% tổng số số dân tính đến tháng 3 năm 2016; lực lượng lao động có xu hướng tăng nhưng chủ yếu lao động chưa qua đào tạo, trình độ còn hạn chế, thiếu việc làm. Lao động nông lâm nghiệp chiếm 99,7%, còn lại 0,3% làm ngành nghề khác. Mức thu nhập trước năm 2012 bình quân hàng năm chỉ đạt sấp xỉ 5 triệu đồng/người/năm. Năm 2015, mức thu nhập trung bình khoảng 1.050.000 đồng/ người/ năm.

Người dân trong vùng định cư từ nhiều đời nay, họ đã khai phá các thung lũng và sườn núi để làm ruộng bậc thang, trồng ngô, lúa là cây lương thực chủ yếu nhưng diện tích đất nông nghiệp lại rất ít. Diện tích đất canh tác bình quân là 1.436 m2/nhân khẩu, chủ yếu là canh tác một vụ. Thu nhập chính là nông nghiệp, năng xuất cây trồng thấp chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Đó là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao.

Hiện nay, xã đã và đang thực hiện Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng cho các huyện vùng cao núi đá, các hộ gia đình trong xã được hỗ trợ gạo để bảo vệ rừng, trồng rừng thay thế nương rẫy, các dự án này đã góp nâng cao độ che

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 24 phủ của rừng và cải thiện đời sống của người dân. Bên cạnh đó hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông nông thôn, thủy lợi, trường học... được đầu tư xây dựng theo chương trình 135, tạo điều kiện giao thương hàng hóa thúc đẩy phát triển sản xuất. Trong những năm gần đây, công tác khuyến nông, khuyến lâm được đẩy mạnh, dần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để tăng năng suất. Một số hộ gia đình đã chuyển đổi sản xuất theo hướng thâm canh từ một vụ lúa thành 2 vụ lúa/năm, năng suất lúa đạt khoảng 48-55 tạ/ha/năm; năng suất Ngô đạt 25- 34 tạ/ha/vụ; Đậu tương 10-15 tạ/ha; Sắn 12-15 tạ/ha; rau các loại 50-100 tạ/ha… về cơ bản cung cấp tạm đủ lương thực, thực phẩm tại chỗ. Thu nhập bình quân 5-15 triệu đồng/người/năm. Với mức thu nhập của người dân địa phương, đặc biệt là các hộ khó khăn sống trong rừng và gần rừng cuộc sống của họ dựa vào nguồn tài nguyên từ rừng rất lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của con người đến quần xã thực vật ở xã minh sơn, huyện bắc mê, tỉnh hà giang và đề xuất biện pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật có mạch tại khu vực nghiên cứu (Trang 32 - 33)