2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
4.5.4. Giải pháp khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 64 (1) Đối với việc chăn nuôi gia súc: các nhà khoa học phối hợp cùng địa phương quy hoạch vùng chăn thả gia súc, tiến hành chăn thả tận dụng, luân phiên với mật độ phù hợp. Nghiên cứu phân vùng sinh thái để làm căn cứ quy hoạch vùng trồng cỏ. Xác định các loại cỏ trồng phù hợp với điều kiện khí hậu. Hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng cỏ, chăm sóc, thu hoạch, chế biến thức ăn thô xanh, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông, hướng tới chăn nuôi gia súc hàng hóa.
Hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân cách chăm sóc, phòng bệnh cho gia súc, đặc biệt là chăm sóc gia súc chửa, đẻ, gia súc non.
(2) Hỗ trợ người dân sử dụng vật liệu thay thế làm chất đốt và hướng dẫn người dân địa phương tận dụng phân của gia súc và trong gia đình để làm chất thải hữu cơ cho hầm ủ khí biogas cung cấp khí gas thay thế gỗ củi đun nấu sinh hoạt hàng ngày. Theo cách này sẽ hạn chế được khai thác củi trong rừng.
(3) Đối với các loại rau rừng và cây thuốc: Cần có nghiên cứu khoa học về đặc điểm sinh thái, sinh vật học của từng loài cụ thể rồi tiến hành gây trồng thử nghiệm, từ đó hướng dẫn kĩ thuật cho nhân dân trong vùng trồng tại vườn đồi quanh nhà để tiện chăm sóc nâng cao năng suất, góp phần bảo tồn tài nguyên.
(4) Xây dựng mô hình chăn nuôi các động vật hoang dã: Hươu, Nhím, Lợn rừng, Rắn, Dúi … nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm áp lực đến tài nguyên rừng. Để thành công cần: Khuyến khích, hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người dân; Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các mô hình đã mang lại hiệu quả cao; Khi áp dụng tại địa phương, ban đầu nên triển khai thí điểm rồi mới nhân rộng tới các hộ dân.