0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Những tác động tiêu cực của con người đến thảm thực vật và rừng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN QUẦN XÃ THỰC VẬT Ở XÃ MINH SƠN, HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CÓ MẠCH TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU (Trang 47 -65 )

2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

4.4.1. Những tác động tiêu cực của con người đến thảm thực vật và rừng

4.4.1.1. Hoạt động khai thác gỗ

Hoạt động khai thác gỗ là hoạt động phức tạp, khó quản lí nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Theo người dân địa phương, vào khoảng những năm 1980 trở về trước, các loài cây gỗ lớn và quý có đường kính từ 1-2m và quý có rất nhiều. Nhưng hiện nay, các cây gỗ có đường kính thân cây 1- 1,5 m còn rất ít, chỉ còn những cây nhỏ thuộc các loại cây gỗ quý như Trai, Đinh, Lim, Sến, Táu, Nghiến,…chúng chỉ còn trong các khu rừng tự nhiên ở các thôn nằm trong vùng lõi khu bảo tồn và một số ít nằm ở các thôn giáp ranh với xã Du Già thuộc huyện Yên Minh. Sở dĩ số lượng cây gỗ quý của rừng nguyên sinh bị giảm đi là do người dân khai thác gỗ để làm nhà, chuồng trại cho gia cầm, gia súc, đặc biệt là nạn chặt phá rừng trái phép xảy ra thường xuyên của lâm tặc.

Trong KVNC, người dân đa số là người Mông, người Dao, một số ít là người Tày... Tập tính của người ở địa phương là làm nhà gỗ trình tường, dù nhà to hay nhỏ nhà có 3 gian chính và hai trái, có 2 cửa một cửa chính, một cửa phụ người Tày làm nhà sàn. Để có gỗ người dân đã phải vào rừng để khai thác, thường khi lấy gỗ họ chọn những cây gỗ tốt, to và thẳng. Qua điều tra ở 3 thôn chúng tôi thống kê số gỗ cần thiết để dựng một nếp nhà như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 39

Bảng 4.5. Nhu cầu gỗ làm nhà của người dân địa phương KVNC

Thôn Số hộ Số gỗ làm nhà Tổng

Lũng Vầy 30 20 ste 600 ste

Khuổi Kẹn 30 18 ste 540 ste

thôn Kẹp A 25 15 ste 375 ste

Trung bình nhu cầu gỗ cần

cho một nếp nhà 85 17.6 ste 1.796,0 ste

Tổng nhu cầu gỗ để làm

nhà của toàn xã 1111 17,6 ste 19.553,6 ste

Trong khu vực nghiên cứu chúng tôi thấy 100% các hộ gia đình sử dụng gỗ để làm nhà và đóng bàn ghế và đồ dùng trong nhà (trong đề tài này chúng tôi chỉ điều tra số lượng gỗ dùng làm nhà). Tính trung bình khối lượng gỗ sử dụng cho các mục đích làm nhà của một hộ gia đình là 17,6 ste; toàn xã có 1111 hộ số gỗ dùng để làm nhà là 19.553,6 ste. Nếu mỗi năm toàn xã có 60 hộ mới thì số gỗ khai thác để làm nhà sẽ là 1.056,0 ste, như vậy mỗi một người sinh ra sẽ phải có khoảng 4,3 ste gỗ để làm nhà.

Từ những năm 1990 trở về trước, khai thác gỗ chủ yếu để làm nhà, nếu chỉ khai thác để sử dụng tại chỗ của người dân thì số gỗ khai thác đã là nhiều nhưng cũng chưa ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên rừng, mà nguyên nhân chính là sự lợi dụng khai thác gỗ làm nhà để hợp lý hóa việc khai thác và buôn bán gỗ trái phép. Số gỗ trái phép chúng tôi không tính được, nhưng mỗi năm kiểm lâm xã cũng bắt được vài vụ buôn bản vận chuyển trái phép gỗ lậu.

Tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn 60 hộ gia đình ở 2 thôn Vũng Vầy và Khuổn Kẹn, đã từng khai thác gỗ, kết quả tổng hợp ở bảng 4.6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 40

Bảng 4.6. Số người khai thác gỗ chia theo thời gian

Thời gian Mục đích khai thác gỗ Tổng Để sử dụng Để bán Số người khai thác Tỷ lệ % Số người khai thác Tỷ lệ % Số người tham gia khai thác Tỷ lệ % 1990 55 78.57 15 21.43 70 100,0 1995 68 47.89 74 52.11 142 100,0 2000 40 44.44 50 55.56 90 100,0 2005 31 42.47 42 57.53 73 100,0 2010 25 55.56 20 44.44 45 100,0 2015 25 59.52 17 40.48 42 100,0

Năm 1990 số người khai thác gỗ để sử dụng là 55 người, chỉ có 15 người khai thác gỗ để bán. Giai đoạn 1995 đến 2005, trong thời gian 10 năm, số người tham gia khai thác gỗ để buôn bán nhiều hơn số người khai thác để sử dụng. Giai đoạn 2010 đến 2015, số người khai thác để buôn bán giảm hơn so với số người khai thác để sử dụng. Theo chúng tôi, sở dĩ số người khai thác gỗ để bán trong giai đoạn 2010 đến 2015, giảm đi do trữ lượng gỗ đã giảm và các khu rừng đã được quản lý tốt hơn.

Như vậy, khai thác gỗ trong KVNC được dùng vào 2 mục đích đó là: khai thác gỗ để bán và khai thác gỗ để sử dụng như làm nhà, chuồng trại cho gia súc, đồ dùng gia đình…Qua điều tra trong dân, các loại cây gỗ khai thác đều là những loài nằm trong nhóm I, nhóm II như: Trai (Garcinia fragraeoides), Nghiến (Exentrodendron tonkinense), Thông đất (Lycopodium cernua), Đinh (Markhamia stipulata ), Lim (Peltophorum pterocarpum), Sến

(Photinia benthamiana), Giổi (Michelia), Re (Cinnamomum iners), Lát hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 41

4.4.1.2. Hoạt động khai thác củi

Cây được sử dụng làm củi rất đa dạng, bao gồm từ cây gỗ lớn, gỗ nhỡ đến những cây bụi và cả cành cây..., những loài mà người dân thích sử dụng làm củi là nghiến, dẻ, thành ngạnh, chẹo, sau sau, xoan, tre,... Những loài này cháy tốt, tỏa nhiều nhiệt, cho than nhiều, ít khói. Trước những năm 2000, người dân thường chọn các cây gỗ lớn để làm củi. Từ năm 2000, trở lại đây do có chính sách bảo vệ rừng, quản lý của nhà nước với các rừng tự nhiên chặt chẽ hơn, do đó, người dân chuyển hướng từ chỗ sử dụng những cây gỗ lớn sang sử dụng cây gỗ nhỏ, cây bụi và cành nhánh. Nhưng trong thực tế người dân sử dụng bất cứ vật liệu gì từ gỗ để làm chất đốt, không kể là cây gỗ to hay cây gỗ nhỏ.

Hiện nay, trong khu vực nghiên cứu chúng tôi thấy 100% các hộ gia đình sử dụng gỗ củi để làm chất đốt phục vụ cho các mục đích sinh hoạt khác nhau trong đời sống (các hộ gia đình chúng tôi điều tra không có hộ nào dùng các vật liệu khác làm chất đốt phụ thêm). Qua điều tra, gỗ củi được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống của người dân địa phương như: Nấu cơm, nấu nước, nấu cám lợn, nấu rượu, sưởi ấm (miền núi cao mùa đông người dân đốt lửa sưởi ấm suốt ngày), làm bánh.... Tính trung bình khối lượng củi sử dụng cho các mục đích của một gia đình: nấu cơm, nước khoảng 27%, nấu cám lợn khoảng 25%, nấu rượu khoảng 32% , Sưởi ấm 16%. Như vậy, gia đình có nuôi lợn, nấu rượu và sưởi ấm thì khối lượng củi phải tiêu thụ 83%, còn nấu cơm, nước chỉ 27%. Việc sử dụng gỗ củi của người dân ở KVNC hiện nay là để đáp ứng nhu cầu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Qua điều tra, chúng tôi thấy tính trung bình mỗi một ngày mỗi một hộ sử dụng 30 - 35kg gỗ củi, trong một năm nhu cầu sử dụng gỗ củi của một hộ sẽ là 10.800,0 kg đến 12.600,0 kg. Như vậy, trong một năm nhu cầu về gỗ củi trên một đầu người khoảng 5,5 ste.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 42

Bảng 4.7. Nhu cầu về gỗ củi ở KVNC

Thôn Số hộ Tổng nhân khẩu Nhu cầu gỗ củi ste/khẩu/năm Tổng số nhu cầu gỗ củi ste/năm Lũng Vầy 30 150 5.3 795 Khuổn kẹn 30 120 5.5 672 Thôn kẹp A 30 165 5.7 1.040,5 Tổng nhu cầu 90 435 5.5 2.507,0

Nhu cầu của

toàn xã 1111 6.283 5.5 34.556,5

Nhu cầu về gỗ củi trong một năm của toàn xã cần 34.556,5 ste. Đây là một số lượng gỗ củi rất lớn và đang báo động tới thảm thực vật rừng tại xã. Nhu cầu gỗ củi cao như vậy, trung bình một ngày mỗi hộ dân phải bỏ ra nửa công lao động để đi thu hái củi, vì nguồn cung cấp gỗ củi chính hiện nay của các thôn bản chủ yếu là khu rừng tự nhiên trên núi đá hoặc núi đất. Hiện nay, Tỉnh đã có quy hoạch bảo vệ rừng và quản lý chặt chẽ hơn trước kia. Do vậy, việc đi lấy củi cũng khó khăn hơn, người đi lấy củi đa số là phụ nữ và trẻ em, vận chuyển củi đa số là gánh, vác, gùi, đội đầu. Có một số hộ đi xa thì vận chuyển bằng ngựa thồ.

Trong quá trình đi điều tra và phân tích các số liệu chúng tôi thấy, người dân ở đây nhà nào cũng nấu rượu và chăn nuôi lợn, những hộ nào chăn nuôi và nấu rượu nhiều hơn thì nhu cầu sử dụng gỗ củi nhiều hơn. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu gỗ củi với số nhân khẩu trong mỗi gia đình, số người trong gia đình đông thì nhu cầu gỗ củi sẽ lớn. Theo số liệu điều tra mỗi năm toàn xã tăng thêm hơn 100 nhân khẩu, như vậy số lượng gỗ củi hàng năm đã sử dụng là 34.556,5 ste và tăng thêm khoảng hơn 550,0 ste nữa. Đây là một sức ép rất lớn với tài nguyên rừng và cũng là một sức ép rất lớn đối với chất lượng cuộc sống của người dân. Như vậy, kế hoạch hóa gia đình tại địa phương ngoài việc đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 43 bảo cho đời sống gia đình no ấm được học hành, nâng cao trình độ xây dựng cộng đồng văn minh. Đó còn là giải pháp giảm tác động của con người đến tài nguyên rừng nói chung và giảm khối lượng tiêu thụ gỗ củi tại KVNC.

 Nhu cầu gỗ củi trong tương lai

Qua điều tra tìm hiểu cho thấy, những năm tới nhu cầu về gỗ củi của người dân vẫn không giảm. Ở 3 thôn chúng tôi điều tra: Thôn Lũng Vầy, Khuổi Kẹn và thôn Kẹp A thì 100% số hộ vẫn sử dụng gỗ củi làm chất đốt, các vật liệu thay thế củi như than, trấu,..không được sử dụng, các dụng cụ, bếp đun tiết kiện năng lượng chưa được đưa vào sử dụng vì người dân ở rất xa khu vực trung tâm, đường xá đi lại rất khó khăn nên họ chưa được biết đến những loại bếp này. Hiện nay, tỷ lệ tăng dân số của toàn xã là 2,2%, mỗi năm dân số tăng thêm khoảng 127 người và nhu cầu gỗ củi sẽ tăng thêm khoảng 698,5 ste. Với tình hình này cho thấy trong tương lai gần nhu cầu gỗ củi của 3 thôn điều tra nói riêng và của xã nói chung là sẽ không giảm mà còn có chiều hướng tăng lên do sự gia tăng dân số và do lượng khách đến du lịch tại Hà Giang ngày càng tăng. Hiện nay, một số hộ dân là cán bộ viên chức trong xã đã dùng điện, ga, bếp lò than nhưng không đáng kể mà phần đông trên 95% người dân trong xã sử dụng gỗ củi là vật liệu đốt chính.

Như vậy, trong tương lai việc sử dụng gỗ củi làm chất đốt ở KVNC vẫn còn có chiều hướng tăng lên (tuy không nhiều). Cho nên, việc tìm ra các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ củi của người dân KVNC là hết cần thiết. để giảm áp lực dân số và nhu cầu năng lượng phục vụ đời sống của người dân lên tài nguyên rừng là thật sự cần thiết và là chiến lược để bảo vệ tài nguyên rừng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

 Khả năng cung cấp gỗ củi

Qua việc điều tra chúng tôi thấy, trong tương lai khả năng khai thác gỗ củi phục vụ cho nhu cầu của người dân sẽ gặp những khó khăn vì, hiện nay các khu rừng tự nhiên đã được quản lý chặt chẽ, một số thôn nằm trong khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 44 bảo tồn thiên nhiên Du Già, do vậy, việc khai thác thu hoạch gỗ củi rất khó khăn; rừng trồng trong khu vực không nhiều và đã giao khoán cho các hộ gia đình, vườn nhà cây trồng không nhiều, còn trồng phân tán chưa được quy hoạch và chưa có định hướng. Thảm cây bụi mọc trên đất trống hoặc đất bỏ hoang sau canh tác nương rẫy bị khai thác đi khai thác lại nên cũng bị cạn kiệt.

Nhu cầu gỗ củi của người dân trong KVNC rất cao nhưng nguồn cung cấp rất hạn chế. Do đó, người dân buộc phải vào những khu rừng đã được nhà nước quản lý để lấy gỗ củi và tự do khai thác rừng, chính vì vậy đã gây khó khăn trong công tác bảo tồn, bảo vệ rừng.

4.4.1.3. Tác động của gia tăng dân số tới tài nguyên đất, rừng

Theo số liệu thu thập được từ các nguồn như UBND xã Minh Sơn, Phòng Thống kê huyện Bắc Mê, kể từ năm 1990 tốc độ tăng dân số huyện Bắc Mê nói chung xã Minh Sơn nói riêng đã liên tục tăng, tỷ suất sinh của xã là 2,2%, tốc độ tăng dân số qua các năm ở xã Minh Sơn.

Bảng 4.8. Tăng trưởng dân số Xã Minh Sơn (1990 - 2015)

Năm Số dân (nghìn người) Số dân tăng thêm sau 5 năm (người) Tốc độ tăng dân số qua các năm từ 1990- 2015 (%) 1990 2025 - 100 1995 2839 806 140,2 2000 3787 939 186,6 2005 4886 1108 241,3 2010 5621 735 277,6 2015 6235 614 307,9

Như vậy, dân số tăng trung bình năm hơn 100 người/năm, đặc biệt giai đoạn 1995 đến năm 2010 dân số tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ nhận thức của người dân còn kém, sinh đẻ chưa có kế hoạch, trọng nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 45 khinh nữ. Thêm vào đó, giai đoạn này người dân nhập cư tự do chủ yếu là người Mông chuyển từ các nơi khác đến như từ huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ Hà Giang, từ tỉnh Đắc Lăc nhập cư vào Minh sơn dẫn đến dân số tăng nhanh ở giai đoạn này. Khi dân số trong xã tăng nhanh đã tạo sức ép lớn tới tài nguyên đất. Trong gia đình khi tăng nhân khẩu bắt buộc gia đình có nhiều thế hệ đông người sinh hoạt phức tạp phải tách hộ vì vậy bắt buộc phải mở rộng diện tích đất thêm để làm nhà, thêm vào đó mở rộng thêm diện tích canh tác.. đã dẫn tới diện tích đất/người bị thu hẹp qua các năm:

Bảng 4.9. Suy giảm diện tích đất trung bình qua các năm (ha/người)

Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2015

Dân số 2025 2839 3778 4886 5621 6235

Diện tích

(ha/ng) 7,26 5,18 3,89 3,01 2,61 2,35

Bảng 4.10. Sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở Minh Sơn

Năm (nghìn người) Dân số

Diện tích đất nông nghiệp (nghìn ha) Bình quân đầu người (ha /người) 1990 2025 13.662,04 6,74 1995 2839 13.662,04 4,81 2000 3778 13.662,04 3,61 2005 4886 13.662,04 2,79 2010 5621 13.662,04 2,43 2015 6235 13.662,04 2,19

Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng đến diện tích đất nói chung và điện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất canh tác trên đầu người giảm nhanh từ 6,74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 46 ha/người (năm 1990) xuống còn 2,19 ha/người (năm 2015) và dự báo trong các năm tiếp theo diện tích đất canh tác/người vẫn tiếp tục giảm. Kèm theo đó còn có hiện tượng xói mòn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở, v.v. đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi trong xã đã làm cho nhiều ha đất tự nhiên được coi là “có vấn đề suy thoái”.

4.4.1.4. Hoạt động chăn thả đại gia súc

Minh Sơn là xã miền núi, hoạt động chăn thả gia súc đã trở thành tập quán của người dân. Việc chăn thả gia súc để lấy sức kéo và là nguồn thức ăn tự cung tự cấp, nguồn thu nhập của người dân. Chăn thả gia súc tự nhiên (thả rông) ngoài rừng của đồng bào các dân tộc ở vùng cao, nhất là ở Hà Giang là một có thói quen. Thói quen này tập trung nhiều nhất ở đồng bào dân tộc Mông và Dao nơi người dân sinh sống ở các bản làng trên đồi núi cao.

Hiện nay, chính quyền địa phương của xã chưa có những chính sách cụ thể, khoanh vùng chăn thả, khuyến khích người dân chăn nuôi, mà chăn nuôi đại gia súc ở xã là do tự phát. Qua việc điều tra phỏng vấn 90 hộ, của 3 thôn: thôn Lũng Vầy 30 hộ, thôn Khuổn Kẹn 30 hộ, thôn Kẹp A 30 hộ, kết quả điều

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN QUẦN XÃ THỰC VẬT Ở XÃ MINH SƠN, HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CÓ MẠCH TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU (Trang 47 -65 )

×