2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
2.4.2. Phương pháp điều tra và thu mẫu
a) Phương pháp tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC)
Tuyến điều tra và OTC xác định theo phương pháp của Hoàng Chung (2008) [10]. Căn cứ vào bản đồ khu vực, xác định các TĐT có hướng vuông góc với đường đồng mức chính, chiều rộng quan sát là 2m về mỗi phía đối với thảm cây bụi hay rừng và 1m về mỗi phía đối với thảm cỏ. Khoảng cách các tuyến dao động từ 50-100m tùy thuộc vào địa hình của từng quần xã. Dọc theo TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên latinh (hoặc tên địa phương), dạng sống, những loài chưa biết tên lấy mẫu về để định loại. Ngoài ra còn bố trí các OTC và ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu. Ô tiêu chuẩn: Diện tích các OTC là 400m2 (20m x 20m) đối với trạng thái rừng, 16m2 (4m x 4m) đối với trạng thái cây bụi và 1m2 đối với trạng thái cây cỏ. ODB được bố trí ở các góc và dọc theo 2 đường chéo của OTC, sao cho tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất 1/3 diện tích OTC. Trong OTC và ODB tiến hành thu thập mẫu, cách thu mẫu cũng giống như tuyến điều tra.
Xác định số gỗ củi người dân đã sử dụng bằng phương pháp cân gỗ củi người dân sử dụng trong ngày vào nấu ăn, nước uống, nấu cám lợn,… cân gỗ củi sử dụng vào nấu rượu…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 17
b) Phương pháp điều tra phỏng vấn người dân
Sử dụng phiếu điều tra đối với các hộ gia đình ở 8 thôn, mỗi thôn 30 hộ phiếu điều tra đối với học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú lớp Trung học cơ sở Minh Sơn, mỗi khối chọn một lớp.
Phương pháp trao đổi phỏng vấn người dân tại địa phương, đại diện cho các hộ dân người dân tộc có hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp. Tiến hành thảo luận, lấy ý kiến, phân tích khó khăn thuận lợi, đề xuất giải pháp quản lý phát triển bền vững thảm thực vật rừng.
c) Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Xác định tên khoa học các loài thực vật theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), những loài chưa xác định được tên thì lấy cành, lá, hoa.. về phân tích trong phòng thí nghiệm của Khoa Sinh Trường ĐHSP [15].
- Xác định dạng sống, giá trị sử dụng của các loài thực vật dựa theo tài liệu “Tên cây rừng Việt Nam” và “1900 loài cây có ích ở Việt Nam”.
- Đếm số loài, độ tuổi, sự phân tầng.
Phân loại thảm thực vật: Dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973) để phân loại các thảm thực vật [45].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 18
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI