Điều kiện kinh tế xã hội nhân văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của con người đến quần xã thực vật ở xã minh sơn, huyện bắc mê, tỉnh hà giang và đề xuất biện pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật có mạch tại khu vực nghiên cứu (Trang 33 - 35)

2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội nhân văn

- Tính đến năm 2016, xã có 1 trạm y tế cấp xã với 05 y, bác sỹ; bình quân gần 1.300 người dân có 1 y, bác sỹ và 6 giường bệnh; mỗi bản có 01 y tá bản. Dụng cụ khám chữa bệnh ở các trạm y tế trang bị còn đơn giản, chỉ khám, sơ cứu và chữa những loại bệnh thông thường. Cán bộ y tế ở đây đã có nhiều cố gắng đến từng thôn bản và hộ gia đình để tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình và phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tiêm phòng dịch, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh...

- Công tác giáo dục - đào tạo, năm học 2015-2016 trong khu vực có 01 trường mầm non có tổng số cán bộ giáo viên 43, 16 điểm trường với nhóm trẻ 573 cháu, mẫu giáo 524 cháu; 01 trường tiểu học có tổng số cán bộ giáo viên 81, 57 lớp học, 810 học sinh và 01 trường trung học cơ sở có 10 lớp học, 291 học sinh với 31 cán bộ giáo viên. Số học sinh trong độ tuổi tiểu học được đến trường đạt 99,9%, số học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông đi học khoảng 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 25 Vì xã miền núi đời sống người dân còn nhiều khó khăn và sống chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp. Do vậy, trong những năm qua các Ban quản lý rừng đặc dụng đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong bảo vệ rừng, ký cam kết và hợp đồng bảo vệ rừng cùng chia sẻ lợi ích, cải thiện đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng góp phần giữ gìn trật tự trị an xã hội trong khu vực.

- Xã đã có đường ô tô tới trung tâm xã, đường đã được trải nhựa có chiều dài 9 km tính từ quốc lộ 34 vào, nhiều đoạn bị hư hỏng do mưa lũ, chở quặng. Đường giao thông nội thôn thường nhỏ, hẹp, dốc, lầy lội đi lại khó khăn.

- Thủy lợi: Diện tích canh tác nông nghiệp nằm chủ yếu ở các thung lũng, quanh các thôn, xóm nên người dân các thôn thường tự đắp các đập nhỏ, khơi mương dẫn nước tự chảy để tưới nước cho đồng ruộng. Với 11 đập và 33km kênh mương tưới, chỉ đáp ứng trên 30% diện tích đất nông nghiệp được tưới nước. Nguồn nước tưới còn lại phụ thuộc vào thiên nhiên, nên hầu hết ruộng nước trong khu vực chỉ làm được một vụ.

- Dân cư sống rải rác, giao thông đi lại khó khăn toàn xã có khoảng 60% dân số được sử dụng điện lưới quốc gia, 15% bằng nguồn điện tự phát (điện nước, máy nổ), còn lại 25% số hộ chưa có điện.

- Nước sinh hoạt: Hầu hết các hộ dân trong xã đều sử dụng nguồn nước từ thiên nhiên theo hệ thống ống dẫn tự chảy từ các khe suối nhỏ trong vùng do vậy nguồn nước chưa hợp vệ sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Do vậy, rừng và môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sinh hoạt của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 26

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của con người đến quần xã thực vật ở xã minh sơn, huyện bắc mê, tỉnh hà giang và đề xuất biện pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật có mạch tại khu vực nghiên cứu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)