Trạng thái rừng nguyên sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của con người đến quần xã thực vật ở xã minh sơn, huyện bắc mê, tỉnh hà giang và đề xuất biện pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật có mạch tại khu vực nghiên cứu (Trang 41 - 43)

2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

4.2.5.Trạng thái rừng nguyên sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 33

- Tầng 1: Tầng vượt tán. Cao trên 35m, gồm một số loài như Đinh (Markhamia stipulata (Wall.) Seem.ex.Schum), Trám trắng (Canarium album

Raeusch.), Trám đen (Canarium tramdendum Dai. & Yakof.), Trai lý (Garcinia fragraeoides A. Chev.), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume.), Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang.), Táu (Vatica ordorata (Griff.) Syminght.), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Sồi (Lithocarpus sp.) Nghiến, Chò nâu, Chò chỉ,…

- Tầng 2: Tầng tán. Cao trung bình 20m - 25m, bao gồm các cây gỗ khá lớn, tán rộng và đan gần như kín tạo nên màn rừng, độ che phủ tới trên 80%. Đại diện cho tầng này là các loài như Sâng - Pometia pinnata (Sapindaceae), Kháo (Cinnamomum glaucescen), Giổi (Manglietia Sp), Lát hoa (Chukrasia tabularis

A. Juss), Hu đen (Commersonia bartramia L.Merr), Chẹo,Giổi thơm…..

- Tầng 3: Tầng dưới tán. Tầng này gồm các cây có chiều cao xấp xỉ 10m, tầng này đa phần là các cây non của các loài ở tầng trên và một số ít các loài khác như Lòng mang (Pterospermum heterophyllum),… phân bố cây thưa thớt do tầng này bị thiếu ánh sáng.

- Tầng 4: Tầng cây bụi. Các cây có chiều cao 1,0 – 3,0m, phân bố chủ yếu ở những chỗ lộ sáng, gồm các loài Cao cẳng, Khúc khắc, Sến mộc, Vối rừng, Mạy tèo, Dâu rừng, Kháo nhớt. Thực vật ngoại tầng có các loài dây leo và các loài thực vật bì sinh, thành phần loài không phong phú nhưng có số lượng cá thể tương đối dầy, đặc trưng cho một kiểu thảm nguyên sinh.

- Tầng 5: Tầng thảm tươi. Gồm các cây thảm cỏ có độ cao dưới 1m, như Ráy (Alocasia macrorrhiza), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora Thunb), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas),…

Như vậy, trong 5 trạng thái thảm thực vật ở KVNC thì trạng thái thảm cỏ và thảm cây bụi có cấu trúc 2 tầng, trạng thái rừng non thứ sinh và rừng thứ sinh trưởng thành cấu trúc 4 tầng, hai trạng thái thảm thực vật này là kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 34 của quá trình diễn thế đi lên từ thảm cây bụi - rừng non thứ sinh - rừng thứ sinh trưởng thành. Rừng nguyên sinh có cấu trúc 5 tầng, đây là những rừng già chưa bị khai thác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của con người đến quần xã thực vật ở xã minh sơn, huyện bắc mê, tỉnh hà giang và đề xuất biện pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật có mạch tại khu vực nghiên cứu (Trang 41 - 43)