Đời sống và tâm thế con ngƣời dân tộc Tày

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay (Trang 54 - 78)

2.2.1. Quê hương

Thuyết khả năng (posibilizm) coi môi trường tự nhiên là nền tảng thụ động, nó đóng vai trò giới hạn - được thừa nhận như một nhân tố căn bản trong việc giải thích về một hiện tượng văn hóa. Bên cạnh đó là thuyết nhân học sinh thái giải thích ảnh hưởng qua lại giữa môi trường tự nhiên và văn hóa, chủ yếu là nghiên cứu sự thích nghi của xã hội với môi trường xung quanh. Phương pháp tiếp cận này có điểm gặp gỡ với quan niệm về “kiểu kinh tế - văn hóa” như cách của S.P. Tolstov, M.G. Levin, N.N. Cheboksarov, B.V. Andrianov (Nga); hiện tượng “căn tính tộc người” theo J. Devos, M. Mead, J. Gorder, J. Devereus... (Mỹ). Về tương tác cá nhân - không gian (person - place), R.B. Taylor quan niệm về tác động lãnh thổ, sự gắn bó với một nơi, có thể được định nghĩa như những liên hệ tình cảm giữa cá nhân và môi trường trực tiếp của nó, có vai trò trực tiếp trong sự hình thành tính cách con người, trong thái độ của nó đối với thế giới xung quanh. Nhà tâm lý học người Nga L.S. Vygotsky cho rằng “sự bám rễ của một đứa trẻ bình thường vào nền văn minh là sự gắn kết làm một với các quá trình phát triển hữu cơ của nó”, “sự phát triển văn hóa mang tính chất hết sức độc đáo, vì kẻ mang nó là một cơ thể trẻ em đang lớn lên và đang thay đổi” [9, tr.165].

Mỗi thời đại có những âm vang và bước đi riêng, mỗi vùng đất cũng có những đặc trưng riêng, những độc đáo, khác lạ, mới mẻ. Phong cảnh thiên nhiên nên thơ, núi non kỳ vĩ, suối nguồn mát trong, cuộc sống sinh hoạt của con người nơi núi rừng, những ứng xử với gia đình, bè bạn… tất cả đều được đi vào trong thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số một cách tự nhiên, thân thuộc. Bởi lẽ, “xúc cảm thơ bắt nguồn từ sự đồng cảm sự sống giữa con người và thiên nhiên, ngoại giới, thể hiện trong sự hỗn hợp giữa tình và cảnh, tình và sự” [79, tr.14]. Thơ của các nhà thơ dân tộc Tày bắt kịp với những đổi thay trong cuộc sống người miền núi, do có sự gắn bó sâu nặng, thiết tha, sự yêu thương, trân trọng. Từ miền quê của mình mà họ nhìn xa hơn tới mọi miền Tổ quốc bằng tình cảm chân thành và những suy nghĩ sâu lắng.

Thiên nhiên là mảng đề tài chi phối đến sự thành công của rất nhiều nhà thơ. A. Puskin với hình ảnh của mùa đông nước Nga, những rừng bạch dương đẹp như trong cổ tích; S. Yesenin mang nỗi buồn không dứt với những bài thơ đậm chất Nga về mùa thu, về nỗi buồn…; Tố Hữu với hình ảnh của cảnh sắc quê hương trong chiến tranh cũng như trong hòa bình; Nam Trân với Huế, đẹp và thơ… Những nhà thơ dân tộc thiểu số sống giữa thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, nơi mà đi xa sẽ nhớ từng ngọn núi, con suối, mỗi thi nhân sẽ tìm cho mình một điểm tựa để nhớ, để yêu, để về sau những chuyến đi, những thăng trầm khắp những phố phường xa lạ. Khác với những nhà thơ người Kinh viết về miền núi, các nhà thơ dân tộc thiểu số đến với cái chung từ cái riêng, đến với hiện đại từ bản sắc dân tộc mình. Đây là con đường một chiều duy nhất để những nhà thơ như Nông Quốc Chấn, Y Phương, Mai Liễu, Triệu Lam Châu... đến với bạn đọc khắp mọi miền Tổ quốc. Cõi thơ riêng của mỗi nhà thơ đều dành những tình cảm thiết tha cho đất nước, cho bản làng. Đó là hình ảnh của thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà thơ mộng. Hình ảnh đất nước trong những năm tháng chiến tranh, bom đạn khốc liệt hiện lên đầy đau thương nhưng cũng rất oai hùng. Đó là Tổ quốc Việt Nam của “máu và hoa”, của những chiến công, của những con người anh dũng, kiên trung. Thiên nhiên cũng như oằn mình than khóc: Núi Tản Viên khóc đỏ sông Hồng/ Rừng Việt Bắc oằn

mình nhức nhối (Dương Thuấn). Hình ảnh thiên nhiên trong thơ của các nhà thơ dân

tộc Tày nói riêng và thơ dân tộc thiểu số nói chung hầu hết đều khai thác nét đẹp của những núi rừng, những dòng sông, dòng thác đổ nghiêng trời hay đèo cao, núi sâu... Nhưng từ những điểm chung đó, mỗi tác giả lại tìm ra một cách truyền tải mới lạ để thể hiện cách cảm của riêng mình. Thiên nhiên tươi đẹp, mang âm hưởng núi rừng, đến mùa thu cũng có những sắc thái khác lạ:

Mùa thu cho quả lê bớt chát Em hát cho ai ngọt điệu khèn? Đêm dƣới lũng vầng trăng lên muộn Tiếng chày giã cốm nhịp dồn nhanh.

Những miêu tả thiên nhiên giàu xúc cảm thường gắn với hoạt động của con người, nó tạo nên một dấu ấn riêng: Đồi thênh thang gió/ Núi treo nghiêng mặt ngƣời/ Sƣơng mềm lay bờ cỏ/ Suối thả chiều rong chơi.../ Về Cao Bằng tôi nhặt/

Đầy một gùi nắng rơi! (Về Cao Bằng - Đinh Thị Mai Lan).

Thiên nhiên trong thơ các nhà thơ dân tộc Tày không thể thiếu núi non kỳ vĩ. Có thể chỉ là sự miêu tả thoáng qua một ngọn núi quê hương nhưng chất chứa rất nhiều ý nghĩa trong thơ Nông Quốc Chấn: Khi nghe gió thổi qua Phja Bjooc/ Em

biết mùa thu đã hết rồi. Nông Quốc Chấn tự nhận mình là người mê núi Hoa, bởi

thế trong sáng tác của ông dù không thường xuyên khai thác đề tài thiên nhiên nhưng những trang thơ trong thời kỳ kháng chiến cũng như khi hòa bình đều thấp thoáng những hình ảnh tươi đẹp của quê hương Bắc Kạn. Nhiều nhà thơ nói về núi non quê mình để ẩn dụ cho tình yêu dang dở (Bây giờ ngựa về tàu khác/ Một mình

anh ôm câu hát/ Đi tìm bóng núi ngày xƣa - Dương Thuấn), diễn tả những nỗi đau

của con người (Bà mế già ngóng mờ xa bóng núi chờ con/ Dù chiến tranh đã kết

thúc bao năm - Dương Khâu Luông)...

Trong thơ Y Phương, con sông Bằng Giang nước xanh biêng biếc, với những ngọn núi cao sừng sững, với những vui buồn của con người vùng cao từ mảnh đất quê hương là một hình ảnh đẹp: Bao nhiêu trời ghé xuống/ Bao nhiêu rừng lội qua/

Bao nhiêu đá chắt ra/ Mới biếc xanh Bằng Giang. Thơ Mai Liễu dành nhiều trang

viết về suối (Suối, Suối làng, Suối vắng, Suối Tiên, Nậm Thi, Suối làng trong trẻo…), về sông (Tản mạn sông Lô, Chậm nguồn sông Miện, Bến cũ, Còn đó dòng sông, Đối thoại với dòng sông)... Suối trong thơ Mai Liễu tượng trưng cho sự thanh khiết của cuộc sống con người miền núi. Những đổi thay và thăng trầm của con người cũng gắn liền với suối, nó là nguồn sống, là chiếc nôi nâng đỡ tinh thần con người: Suối làng tôi đã bắt đầu tƣ̀ nơi ấy / Là ngọn nguồn trong trẻo đờ i tôi (Suối làng). Chính bởi cảm giác “đồng bằng rộng tựa bên nào cũng trống” nên Dương Thuấn thường tìm đến với dòng sông để thể hiện tâm tình. Hai tập thơ Đêm bên sông yên lặng Hát với sông Năng mang đến nhiều cảm xúc về một miền sơn cước đẹp như tranh - miền đất mà Nông Minh Châu đã có những khắc họa sinh động: Thuyền mộc chòng chành đƣa khách lạ/ Ba Bể cảnh đây nghiêng mối tình/ Lá

xanh bay chéo nhƣ bƣớm tắm/ Nƣớc xô vách đá bốn phƣơng rung. Còn tập thơ

Tiếng lá rừng gọi đôi của Ma Trường Nguyên đưa người đọc đi qua một loạt địa danh: Hậu Giang, An Giang, Nha Trang, Phan Rang, Sài Gòn, Tây Ninh, Cam Ranh, Tuy Hòa, Qui Nhơn, Huế... rồi Matxcơva, Cung điện Kremli, trường Đại học Lômônôxôp, Công viên Gorky... Những tên riêng ấy không chỉ là sự xác thực mà qua đó thể hiện tâm trạng con người trước hiện thực cuộc sống... Nếu thiếu những địa danh ấy, thơ vơi bớt đi sự sinh động, khỏe khoắn và chân thực của cuộc sống.

Không chỉ tự hào về những cảnh sắc quê hương, địa danh lịch sử với núi non hùng vĩ, tươi đẹp… mà thơ dân tộc Tày còn bộc lộ niềm yêu mến, tự hào bởi đó là miền đất với những con ngƣời và phong tục tập quán đặc sắc. Người miền núi nói chung và người Tày nói riêng luôn hướng niềm tin của mình tới thần bản mệnh, trời đất, tổ tiên, thần sông, thần núi… Những nét đẹp của phong tục, tập quán của cuộc sống ngày thường cũng như những sinh hoạt ngày lễ tết đã đi vào trong thơ với những hình ảnh chân thực, phong phú, sinh động, cụ thể; gửi gắm qua đó niềm tự hào về đời sống tinh thần giàu có, ấm áp nghĩa tình của những con người xứ núi. Chính nội dung này đã góp phần quan trọng trong việc làm nên giá trị độc đáo, đặc sắc riêng cho những tác phẩm thơ của họ.

Thuyết tương tác tượng trưng của J.G. Mead nhìn nhận con người là thực thể văn hóa từ lúc nó tự coi mình như đối tượng, biến cái “Tôi” của nó thành đối tượng suy nghĩ. Con người thật sự có thể trở thành đối tượng của chính nó bằng cách tái hiện và chiếm lĩnh mối quan hệ với bản thân của những người khác. E. Fromm trong các tác phẩm của mình nhiều lần sử dụng hình ảnh một cá nhân vị ném vào thế giới, bị mất hút trong đám đông cô độc, khát khao một sự định hướng giá trị để hiểu bản thân mình. Ngay từ khi sinh ra, những nhà thơ đã được sống trong không khí văn hóa của đồng bào mình, lớn lên và đi tới muôn phương nhưng những nét văn hóa ấy đã thấm sâu vào con người, làm thành những nét đặc biệt khác lạ trong tâm hồn, cách cảm, cách nghĩ của họ. Thơ Dương Khâu Luông thường nhắc đến những niềm vui khi con người sẻ chia, gắn bó (Cái bờ ruộng, Của Pang...) nhưng cái khiến con người gắn bó sâu sắc và coi như một cõi thiêng liêng nơi tâm hồn chính bởi tình cảm bền chắc: Đêm nay con ngủ ở nhà mình/ Căn nhà sàn chính tay

cha dựng/ Đắp chăn bông thổ cẩm/ Quay bên nào cũng ấm/ Thở bên nào cũng thơm

(Tiếng quay sa của mẹ).

Thơ của các nhà thơ dân tộc Tày đã phản ánh và lưu giữ những nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của dân tộc mình: những hình ảnh của ngày lễ tết, hội hè (có những tục lệ, câu hát, nhạc cụ, trang phục…); những cách ứng xử trong đời sống thường ngày và trong lao động sản xuất; cách ví von, quan niệm về con người… Mỗi nhà thơ như một người kể chuyện, đem những điều “trông thấy” và những điều mình yêu mến kể cho mọi người nghe, cho tất cả đều biết được cuộc sống của dân tộc mình, con người quê mình là thế. Người đọc chẳng những được biết, mà còn như trực tiếp được tham dự vào những sự kiện, hoạt động ấy: hội hè, đàn hát, cõng trâu, xuôi bè, lên nương rẫy, đi làm dâu, thăm mẹ vợ, lượn cọi... rất nhiều những phong tục mang nét văn hóa dân tộc giàu bản sắc: Đã làm con rể trẻ hay già/ Dù ở gần hay ở xa/ Đến tháng giêng nhớ thăm mẹ vợ/ Ngƣời đã sinh thành nuôi lớn vợ ta

(Dương Thuấn). Nông Minh Châu nói về tục kết tồng (kết nghĩa anh em của người Tày) giữa hai miền đất nước: Cầu Hiền Lƣơng tạm thời chia khúc/ Nƣớc Cửa Tùng bên đục bên trong/ Nhƣng Tây Nguyên - Việt Bắc kết tồng/ Voi lớn cùng ngựa hồng

sóng bƣớc/ Đàn tơ-rƣng hòa nhịp tính then/ Nhà rông cùng nhà sàn một bản (Kết

tồng ngày nay).

Hội Lồng tồng là một trong những nét đặc sắc của đời sống tinh thần người Tày. Ở đó bảo lưu được nhiều nét độc đáo trong quan niệm về con người, cuộc sống của đồng bào Tày. Đến nay nó vẫn là một sinh hoạt không thể thiếu đối với người Tày trong những ngày đầu xuân. Nông Thị Ngọc Hòa khắc họa bằng nét vẽ huyền ảo:

Áo chàm thơm lại đi hội Lồng tồng Ngả nghiêng uống cạn ánh trăng Rừng ƣớt sƣơng mềm lai láng

Say buổi săn hƣơu cái đèn ló trên đầu nhƣ sao sáng Nụ cƣời toả nắng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sao đầu sàn nhấp nháy thắp từng đôi.

Câu hát lượn quê hương là hành trang tinh thần cho con người trong những ngày xa được Ma Phương Tân viết một cách ấn tượng: Câu lƣợn hát đêm chia tay/ Em bảo cắn đôi mỗi ngƣời một nửa/ Nửa để lại em mang lên nƣơng lên rẫy/ Nửa anh gói vào hành trang đi xa/ Câu lƣợn ấy em bảo đừng chia ba/ Nếu chia ba ở nhà em buồn lắm/ Em nói rồi đôi mắt buồn xa thẳm/ Câu lƣợn bồi hồi thổn thức trái tim

anh (Câu hát chia tay - Ma Phương Tân). Nó gợi nhớ đến hình ảnh lá trầu chia đôi

trong thơ Dương Thuấn, còn với Y Phương, khi ngợi ca tiếng lượn quê hương, nhà thơ bộc lộ sự nhận thức cần thiết, thiêng liêng về dân tộc mình: Mỗi khi hát đầm đìa

nƣớc mắt/ Thƣơng cho dân tộc mình lao đao bốn mặt... Tiếng hát là bài ca của tổ

tiên, của núi rừng xứ sở, là điệu hát tâm hồn quê hương ngàn đời kết tinh: Câu hát này thiêng liêng lắm chứ/ Hát bây giờ còn để hát mai sau…

Với S. Freud, văn hóa ghi nhận cái siêu tôi đứng đối lập với bể chứa cái vô thức, còn Carl Jung quan niệm cái vô thức và cái hữu thức bổ sung cho nhau, cả hai đều là ngọn nguồn của văn hóa. Với C. Jung, ông cho rằng vô thức tập thể là ký ức thị tộc của loài người, là kết quả đời sống thị tộc: vô thức tập thể có trong mọi người, được truyền đạt theo di truyền và là cơ sở của tâm trạng cá nhân và bản sắc văn hóa của nó. C. Jung nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của phân tích vấn đề tư duy và văn hóa (trong công trình Tâm lý học và tôn giáo, Tâm lý học và phƣơng Đông). Trong Văn hóa nguyên thủy, E.B. Tylor coi tư duy là yếu tố quan trọng nhất của văn hóa, nhờ đó mà con người nhận thức được thế giới xung quanh. Trong thơ những tác giả thuộc thế hệ thứ hai, ba của thơ dân tộc Tày như Y Phương, Mai Liễu, Ma Trường Nguyên, Lương Định, Triệu Lam Châu, Dương Thuấn... người đọc thấy được những ý thức rất rõ về từng chặng đường mà họ đã đi qua, đã sống, đã yêu thương và trang trải những món nợ với quê hương mình. Những triết lý trong thơ của họ dường như cũng song hành cùng với quá trình ấy, đó là: sự ra đi, sự trải nghiệm và sự trở về. Đầu tiên là hành trình của những cuộc đi, ngày xưa là đi vì đất nước đang còn chiến tranh bom đạn, ngày hòa bình cũng vẫn đi, đi là sống, là kiếm tìm những hiểu biết, đi để khám phá… nhưng dù ở hoàn cảnh nào, tâm thế nào, sự ra đi cũng báo trước một sự trở về. Y Phương với Thất tàng lồm, Mai Liễu với Đầu

lá rừng gọi đôi... rồi thời điểm hiện tại, Lửa ấm bản Hon (2012) của Dương Khâu Luông với Tiếng quay sa của mẹ, Con đƣờng nối bản, Ngƣời miền núi, Tiếng chim... cũng vẫn nằm trong một mạch cảm xúc. Đó là sự đối lập giữa hai cuộc sống, phố phường thị thành sầm uất và bản làng quê hương bình dị. Qua đó nhấn mạnh nên cái bơ vơ, lạc lõng và sự đơn côi trong tâm hồn con người khi chứng kiến cái vô tình của cuộc sống thành thị. Tạo dựng nên thế đối lập là cái cớ bộc lộ cảm xúc rất khéo của nhà thơ và từ đó, những ý nghĩa, liên tưởng mới được mở ra:

Bây giờ xa rừng ra ở phố Sáng sáng thức dậy ta lại nhớ

Nơi ấy miền rừng đang xanh tiếng chim.

Xu hướng nghiên cứu tính cách dân tộc, ý nghĩa của tính tộc người trong các nền văn hóa mang đến nhiều ý nghĩa cho việc soi chiếu để tìm ra những độc đáo, riêng biệt thể hiện trong các sáng tác nghệ thuật. Những năm 40-50 của thế kỷ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay (Trang 54 - 78)