Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng quản lý dự án đầu tƣ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý Dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Phú Thọ (Trang 45)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng quản lý dự án đầu tƣ

Để đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tƣ xây dựng ngƣời ta có thể xét đến tính khả thi, tính hiệu lực của các văn bản ban hành; trình độ thực hiện quản lý nhà nƣớc của cán bộ quản lý, chất lƣợng của bản mô tả dự án đầu tƣ; khả năng phục vụ, tính phù hợp của công trình với nhu cầu của cá nhân, đơn vị, và xã hội. Tuy nhiên, đây là những kết quả khó đồi hỏi lập thành công thức và đòi hỏi phải có thời gian để kiểm chứng và nhận xét trên cơ sở thực tế khách quan. Vì vậy, để đánh giá trực tiếp, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý về đầu tƣ xây dựng liên quan chủ yếu đến vốn và sử dụng vốn nhƣ: Kết quả thực hiện vốn đầu tƣ xây dựng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng.

Kết quả thực hiện vốn đầu tƣ xây dựng thể hiện qua chỉ tiêu khối lƣợng vốn đầu tƣ thực hiện; Giá trị tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.

Khối lƣợng vốn đầu tƣ bao gồm tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công trình đầu tƣ, đó là các chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tƣ, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị để tiến hành các công tác đầu tƣ xây dựng và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán, đƣợc ghi trong dự án đầu tƣ đƣợc duyệt.

Hoạt động đầu tƣ trong nền kinh tế đều mang lại hiệu quả cao. Dƣới góc độ nền kinh tế, đó chính là phần kết quả bằng tiền thu đƣợc do đầu tƣ mang lại, nhƣng kết quả của đầu tƣ tính bằng giá trịchỉ đƣợc coi là có hiệu quả kinh tế khi giá trị thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu sau khi đã qui đổi giá trị của vốn về cùng một thời điểm theo nguyên tắc kinh tế.

Khi lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình cần phải xác định các chỉ tiêu về tài chính và chỉ tiêu về kinh tế - xã hội cơ bản dƣới đây để phân tích đánh giá chất lƣợng, hiệu quả đầu tƣ của dự án (Công ty đào tạo quản lý và hợp tác quốc tế, 2009).

* Chỉ tiêu về tài chính:

- Thời gian hoàn vốn đầu tƣ (T):

Việc tính toán thời gian hoàn vốn đầu tƣ là một chỉ tiêu cần thiết và bắt buộc đối với tất cả các dự án đầu tƣ xây dựng. Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để cho tổng giá trị hiện tại thu hồi bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tƣ.

- Chi tiêu hệ số thu, chi (NPV):

Là hiệu số giữa hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí của dự án trong toàn bộ thời gian khai thác của dự án. Khi hai phƣơng án có vốn đầu tƣ khác nhau thì phƣơng án nào có trị số NPV lớn hơn thì phƣơng án đó tốt hơn.

- Chỉ tiêu suất sinh lời nội tại (IRR):

Chỉ tiêu IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đã đƣợc đầu tƣ. Do vậy trị số IRR tìm đƣợc của các dự án thể hiện mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán, từ đó nhà đầu tƣ sẽ tìm những nguồn vốn vay phù hợp, sao cho lãi suất đi vây vốn nhỏ hơn trị IRR của dự án.

- Chỉ tiêu tỷ số thu, chi (BCR):

Là tỷ số giữa hiện giá của dòng thu nhập và hiện giá của dòng chi phí của dự án. Chỉ tiêu này rất hữu ích khi ta cần xem xét hay đánh giá dự án mà nguồn vốn hạn chế.

- Điểm hòa vốn của dự án:

Là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải một khoản chi phí bỏ ra. Điểm hòa vốn của dự án chính là giao điểm của đƣờng biểu diễn doanh thu và đƣờng biểu diễn chi phí, tại đó dự án chƣa có lời mà cũng không bỏ lỗ.

Tổng vốn đầu tƣ T =

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Chỉ tiêu về kinh tế xã hội:

Không phải tất cả các dự án có hiệu quả về tại chính đều đƣợc chấp nhận đầu tƣ, mà cần phải xem xét cả hiệu quả về mặt xã hội của dự án. Do vậy, cùng với việc phân tích các chỉ tiêu về tài chính cũng cần phải phân tích cả các chỉ tiêu về kinh tế xã hội của dự án trên quan điểm lợi ích của ngành, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc của nền kinh tế quốc dân, các chỉ tiêu này có thể bao bồm:

- Chỉ tiêu giá trị tăng thêm mà dự án đóng góp vào sự tăng trƣởng của tổng sản phẩm trong nƣớc.

- Sự tác động của dự án đến khả năng cạnh tranh quốc tế đối với sản phẩm của dự án.

- Chỉ tiêu tác động đến lao động và việc làm của địa phƣơng và khu vực. - Mức đóng góp vào ngân sách và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác.

- Sự tác động của dự án đến môi trƣờng sinh thái. * Các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong luận văn

- Chỉ tiêu về tổng mức đầu tƣ; tổng số gói thầu; tổng số gói thầu đã thực hiện; tổng số gói chƣa thực hiện.

- Chỉ tiêu kế hoạch vốn; Tổng giá trúng thầu; Tổng giá trị nghiệm thu; Tổng giá trị thanh toán; Tổng giá trị các dự án đã quyết toán.

x

(Tổng giá gói thầu đã thực hiện - Tổng giá trúng thầu)

= x 100% Tổng giá gói thầu đã thực hiện

Tỷ lệ tiết kiệm đấu thầu (%) Tỷ lệ giải ngân (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị giải ngân

= x 100% Kế hoạch giải ngân

Tỷ lệ giảm trừ quyết toán (%)

(Giá trị đề nghị quyết toán - giá trị quyết toán)

= x 100% Giá trị đề nghị quyết toán

Tỷ lệ gói thầu chậm (%)

Số gói thầu chậm tiến độ

= x 100% Tổng số gói thầu đã thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THỦY LỢI, NƢỚC SINH HOẠT VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN PHÚ THỌ 3.1. Tổng quan về Ban Quản lý Dự án Thủy lợi, Nƣớc sinh hoạt và Vệ sinh môi trƣờng nông thôn Phú Thọ

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc.

Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Phú Thọ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phú Thọ có vị trí giới hạn về địa lý nhƣ: Phía Bắc giáp với tỉnh Yên Bái,và Tuyên Quang; Nam giáp tỉnh Hòa Bình; Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.

Toàn tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện, 277xã/phƣờng/thị trấn (trong đó có 188 xã thuộc vùng khó khăn, 43 xã đặc biệt khó khăn); Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,949km2, chiếm khoảng 1,5% diện tích cả nƣớc; Dân số toàn tỉnh Phú Thọ năm 2013 có 1.340.813 ngƣời, trong đó dân số thành thị 244.028 ngƣời (chiếm 18,2%), dân số nông thôn 1.096.785 ngƣời chiếm 81,8%), mật độ dân số bình quân 379,5ngƣời/km2 (Chi cục Thủy lợi Phú Thọ, 2014).

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhằm thu hút vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tƣ nhanh chóng đƣa Phú Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc.

Năm 1999 tỉnh Phú Thọ triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và VSMT nông thôn. Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp nƣớc nƣớc cho nhân dân vùng nông thôn tỉnh Phú Thọ, ngày 8/6/1999 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số 1268/QĐ-UB thành lập Ban quản lý các dự án cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn Phú Thọ. Ngày 05/10/2009 Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định số 3076/QĐ-UBND về việc điều chuyển chủ đầu tƣ các công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn và giao ban quản lý các dự án cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn cho sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.

Để phù hợp các yêu cầu trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, ngày 02/3/2010 sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định số 137/QĐ-SNN về việc thành lập Ban quản lý dự án thủy lợi, nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn trực thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở kiện toàn lại ban quản lý các công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn và ban quản lý dự án xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

Ban quản lý dự án Thủy lợi, nƣớc sinh hoạt và VSMT nông thôn Phú Thọ là đơn vị trực thuộc sở Nông nghiệp và PTNT giúp Sở triển khai thực hiện các dự án về thủy lợi, nƣớc sinh hoạt và VSMT nông thôn và một số dự án khác do sở giao. Ban quản lý dự án có tƣ cách pháp nhân, đƣợc sử dụng con dấu của chi cục Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lợi để giao dịch, đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nƣớc để hoạt động theo quy định của pháp luật. Sở Nông nghiệp ủy quyền cho chi cục Thủy lợi trực tiếp quản lý, điều hành Ban quản lý và đƣợc quyền trƣng dụng cán bộ của chi cục Thủy lợi khi cần.

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ của ban không ngừng lớn mạnh về số lƣợng và chất lƣợng, tổng số 29 cán bộ đa số có trình độ đại học với nhiều chuyên ngành khác nhau để đáp ứng yêu cầu công việc. Hiện nay, ban quản lý dự án Thủy lợi, nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn thực hiện các dự án Thủy lợi và cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhƣ:

Về cấp nƣớc nông thôn: Từ 40,2% dân số nông thôn đƣợc dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh năm 1999, tăng lên 87,1% năm 2014 với các tiêu chí đánh giá về số lƣợng 60lít/ngƣời/ngày và chất lƣợng nƣớc hợp vệ sinh.

Chỉ đạo thi công, nghiệm thu bàn giao đƣa vào sử dụng 46 công trình cấp nƣớc và nhà vệ sinh trƣờng học cho các trƣờng mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Về công tác thủy lợi: Khởi công xây dựng và hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng 05 công trình thủy lợi (hồ Dộc Cỏ, xã Tạ Xá; hồ Chợ Giời xã Yên Dƣỡng; Hồ hang Thạch xã Tam Sơn - huỵện Cẩm Khê; Hồ Cây Đa xã Trƣờng Thịnh; hồ Dộc Làng xã Hà Thạch thị xã Phú Thọ) đƣa diện tích tƣới chủ động tăng thêm 283,4ha. (Ban quản lý dự án Thủy lợi, nước sinh hoạt và VSMT NT 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).

3.1.2. Đặc điểm hoạt động

Ban quản lý dự án Thủy lợi, nƣớc sinh hoạt và VSMT nông thôn Phú Thọ là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT giúp Sở triển khai thực hiện các dự án về thủy lợi, nƣớc sinh hoạt và VSMT nông thôn và một số dự án khác do sở giao. Chủ đầu tƣ cũng đã quy định rõ nhiệm vụ của Ban quản lý dự án, cụ thể nhƣ sau (Quyết định số 1126/QĐ-SNN ngày 13/10/2010 của sở Nông nghiệp và PTNT):

+ Tổ chức thẩm định và phê duyệt đề cƣơng, dự toán khảo sát thiết kế, lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức đấu thầu, xét thầu và trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Ký kết hợp đồng các nhà thầu;

+ Thanh toán cho các nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu;

+ Nghiệm thu công trình để đƣa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng; + Thực hiện các nhiệm vụ về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công trình khai thác phục vụ cho xây dựng công trình;

+ Hợp đồng với các đơn vị tƣ vấn đƣợc tuyển chọn để khảo sát lập dự án đầu tƣ; xây dựng - khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán công trình và trình cấp có thẩm quyền quyết định theo trình tự xây dựng cơ bản;

+ Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu; tham mƣu giúp chủ quản đầu tƣ chọn thầu theo quy định của Nhà nƣớc;

+ Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo sự ủy quyền của Chủ đầu tƣ;

+ Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình;

+ Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình theo hợp đồng đã ký kết; + Quản lý chất lƣợng, khối lƣợng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn vệ sinh môi trƣờng xây dựng;

+ Nghiệm thu, bàn giao công trình;

+ Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tƣ hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án đƣa vào khai thác sử dụng;

+ Lập kế hoạch vốn đầu tƣ và kế hoạch tài chính cho công trình xây dựng và của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Tổ chức lực lƣợng làm nhiệm vụ tƣ vấn, giám sát xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý cán bộ, viên chức - lao động, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác, thực hiện chế độ tiền lƣơng, chính sách đã ngộ, thi đua khen thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức - lao động của Ban theo quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy cán bộ của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác của bên mời thầu theo quy định tại Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính Phủ (nay Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 26/6/2014).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các dự án Thủy lợi, nƣớc sinh hoạt và VSMT nông thôn nằm phân tán trên địa bàn 13 huyện, thành, thị trong tỉnh, phần lớn ở các xã vùng sâu, vùng xa, lực lƣợng cán bộ phần lớn là cán bộ trẻ, kinh nghiệm chƣa nhiều nên việc kiểm tra chỉ đạo thi công gặp khó khăn.

Công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do tuyến đền bù dài và đông dân cƣ, một số hộ dân còn có kiến nghị về đơn giá và chính sách đền bù, tái định cƣ, chậm giao mặt bằng xây dựng.

Do tính chất đặc thù, các công trình Thủy lợi chỉ xây dựng đƣợc trong mùa khô, thời gian thuận lợi để thi công ngắn.

Khắc phục khó khăn, tranh thủ thuận lợi, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong những năm qua ban quản lý dự án cũng đã huy động đƣợc các nguồn lực đầu tƣ từ các nguồn vốn khác nhau (vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, vốn vay) đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi đảm bảo tƣới tiêu phục vụ sản xuất và an toàn bền vững công trình; xây dựng các công trình cấp nƣớc và vệ sinh nông thôn đạt tỉ lệ 87,1 % ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh.

3.1.3. Định hướng phát triển

Tập trung lập các dự án và thu hút đầu tƣ bằng các nguồn vốn để xây dựng các công trình thủy lợi, nƣớc sinh hoạt cho nông thôn hoàn chỉnh để phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

Đối với hạ tầng thủy lợi: cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có và xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đối với các công trình cấp nƣớc và VSMT nông thôn: Tập trung đầu tƣ xây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý Dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Phú Thọ (Trang 45)