5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc.
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Phú Thọ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phú Thọ có vị trí giới hạn về địa lý nhƣ: Phía Bắc giáp với tỉnh Yên Bái,và Tuyên Quang; Nam giáp tỉnh Hòa Bình; Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Toàn tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện, 277xã/phƣờng/thị trấn (trong đó có 188 xã thuộc vùng khó khăn, 43 xã đặc biệt khó khăn); Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,949km2, chiếm khoảng 1,5% diện tích cả nƣớc; Dân số toàn tỉnh Phú Thọ năm 2013 có 1.340.813 ngƣời, trong đó dân số thành thị 244.028 ngƣời (chiếm 18,2%), dân số nông thôn 1.096.785 ngƣời chiếm 81,8%), mật độ dân số bình quân 379,5ngƣời/km2 (Chi cục Thủy lợi Phú Thọ, 2014).
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhằm thu hút vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tƣ nhanh chóng đƣa Phú Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc.
Năm 1999 tỉnh Phú Thọ triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và VSMT nông thôn. Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp nƣớc nƣớc cho nhân dân vùng nông thôn tỉnh Phú Thọ, ngày 8/6/1999 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số 1268/QĐ-UB thành lập Ban quản lý các dự án cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn Phú Thọ. Ngày 05/10/2009 Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định số 3076/QĐ-UBND về việc điều chuyển chủ đầu tƣ các công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn và giao ban quản lý các dự án cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn cho sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.
Để phù hợp các yêu cầu trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, ngày 02/3/2010 sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định số 137/QĐ-SNN về việc thành lập Ban quản lý dự án thủy lợi, nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn trực thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở kiện toàn lại ban quản lý các công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn và ban quản lý dự án xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
Ban quản lý dự án Thủy lợi, nƣớc sinh hoạt và VSMT nông thôn Phú Thọ là đơn vị trực thuộc sở Nông nghiệp và PTNT giúp Sở triển khai thực hiện các dự án về thủy lợi, nƣớc sinh hoạt và VSMT nông thôn và một số dự án khác do sở giao. Ban quản lý dự án có tƣ cách pháp nhân, đƣợc sử dụng con dấu của chi cục Thủy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lợi để giao dịch, đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nƣớc để hoạt động theo quy định của pháp luật. Sở Nông nghiệp ủy quyền cho chi cục Thủy lợi trực tiếp quản lý, điều hành Ban quản lý và đƣợc quyền trƣng dụng cán bộ của chi cục Thủy lợi khi cần.
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ của ban không ngừng lớn mạnh về số lƣợng và chất lƣợng, tổng số 29 cán bộ đa số có trình độ đại học với nhiều chuyên ngành khác nhau để đáp ứng yêu cầu công việc. Hiện nay, ban quản lý dự án Thủy lợi, nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn thực hiện các dự án Thủy lợi và cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhƣ:
Về cấp nƣớc nông thôn: Từ 40,2% dân số nông thôn đƣợc dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh năm 1999, tăng lên 87,1% năm 2014 với các tiêu chí đánh giá về số lƣợng 60lít/ngƣời/ngày và chất lƣợng nƣớc hợp vệ sinh.
Chỉ đạo thi công, nghiệm thu bàn giao đƣa vào sử dụng 46 công trình cấp nƣớc và nhà vệ sinh trƣờng học cho các trƣờng mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Về công tác thủy lợi: Khởi công xây dựng và hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng 05 công trình thủy lợi (hồ Dộc Cỏ, xã Tạ Xá; hồ Chợ Giời xã Yên Dƣỡng; Hồ hang Thạch xã Tam Sơn - huỵện Cẩm Khê; Hồ Cây Đa xã Trƣờng Thịnh; hồ Dộc Làng xã Hà Thạch thị xã Phú Thọ) đƣa diện tích tƣới chủ động tăng thêm 283,4ha. (Ban quản lý dự án Thủy lợi, nước sinh hoạt và VSMT NT 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).