Một số dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tiêu biểu sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh Miền Trung (Trang 29 - 37)

nguồn vốn ODA ở Việt Nam

Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế nối lại quan hệ hợp tác phát triển cách đây gần 20 năm. Cũng chính tại thời điểm đó, Việt Nam được nhận viện trợ phát triển thông qua nguồn vốn ODA. Nguồn vốn ODA được viện trợ cho Việt Nam tập trung vào các dự án ngành ưu tiên như: Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ

sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo); Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện

đại; Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát triển và một số lĩnh vực khác); Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực, v.v.

Với mục tiêu nghiên cứu của để tài là đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA, trước hết tôi muốn giới thiệu về một số dự án ODA thủy lợi tiêu biểu tại Việt Nam.

1, D án khôi phc thy li và chng lũ (ADB1)

Dự án khôi phục thủy lợi và chống lũ được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt dự án tiền khả thi và ký Hiệp định vay ADB ngày 30/10/1993 - khoản vay 1259 (SF) với tổng vốn đầu tư của dự án là 97 triệu USD, trong đó vốn vay là 76 triệu USD.

Dự án gồm 3 tiểu dự án là Tiểu dự án khôi phục và nâng cấp đê Hà Nội – Hà Tây, Tiểu dư án khôi phục hệ thống thủy nông Sông Chu (Thanh Hóa) và Tiểu dự án khôi phục hệ thống thủy nông Bắc Nghệ An (Nghệ An).

Tiểu dự án khôi phục và nâng cấp đê Hà Nội – Hà Tây là công trình quan trọng liên quan đến an ninh, an toàn quốc gia, đặc biệt cho thủ đô Hà Nội, nhằm mục đích khôi phục và nâng cấp 45 km đê hữu Hồng thuộc địa bàn Hà Nội và vùng lân cận với Hà Tây, bảo vệ trực tiếp Thủ đô Hà Nội và đất canh tác trù phú của đồng bằng sông Hồng kẹp giữa sông Hồng và sông Đáy với diện tích 155.320 ha, dân số khoảng 5 triệu người. Yêu cầu chống lũ cho Hà Nội với tần suất 0,1%.

Tiểu dự án khôi phục hệ thống thủy nông Sông Chu (Thanh Hóa) có mục tiêu nhằm khôi phục và nâng cấp toàn bộ hệ thống sông Chu, bao gồm

đập dâng Bái Thượng, hệ thống kênh trên 100 km phục vụ tưới cho 50.000 ha thuộc các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống, Đông Sơn, Quảng Xương, TP Thanh Hóa.

Tiểu dự án khôi phục hệ thống thủy nông Bắc Nghệ An (Nghệ An) cũng là một hệ thống lớn cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và dân sinh của 4 huyện Bắc Nghệ An: Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu.

Dự án ADB1 đã hoàn thành vượt mục tiêu ban đầu đề ra trong dự án kỹ

thuật, thể hiện ở việc nâng cấp hơn 60km ởđê Hà Nội, Hà Tây. Đồng thời đã giành phần vốn cải tạo đê nội thành góp phần làm đẹp Thủ đô. Các tiểu dự án Sông Chu và Bắc Nghệ An cũng đã tiết kiện vốn, đầu tư thêm nhiều hạng mục so với dự kiến ban đầu. Toàn dự án đã sử dụng 4 triệu USD vốn kết dư đểđầu tư khắc phục lũ cho hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.

Đây là dự án được Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ đầu tiên ở Việt nam, với tổng vốn vay là 77 triệu USD, được thực hiện tại TP.Hà Nội và các

tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Dự án được thực hiện từ

năm 1994 và kết thúc hoàn thành vào ngày 30/6/2001, đã thực hiện thành công theo đúng mục tiêu của dự án, đó là đảm bảo tưới ổn định cho khoảng 100.000ha đất canh tác, chống úng cho 6.000 hộ dân và đảm bảo an toàn cho 5 triệu dân.

2, D án khôi phc thy li min Trung và TP.HCM (WB1)

Dự án khôi phục thủy lợi miền Trung và TP.HCM (WB1) được đầu tư

theo khoản vay WB – ký hiệu Cr. 2711-VN, là dự án đầu tiên trong lĩnh vực thuỷ lợi với WB, kể từ khi các tổ chức quốc tế tái trở lại đầu tư cho Việt Nam. Tổng vốn đầu tư của dự án là 128,7 triệu USD, trong đó vốn vay là 100 triệu USD.

Mục tiêu của dự án là giảm nghèo đói ở khu vực nông thôn miền Trung và hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Nội dung Dự án là phục hồi, hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống thuỷ nông hiện có từ Thanh Hoá đến thành phố

Hồ Chí Minh. Dự án nhằm khôi phục 7 hệ thống thuỷ nông với diện tích khoảng 130.000 ha, bao gồm Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá), Nam Nghệ An (Nghệ

An), Linh Cảm (Hà Tĩnh), An Trạch (Quảng Nam - Đà Nẵng), Thạch Nham (Quảng Ngãi), Đồng Cam phú Yên) và Hóc Môn - Bắc Bình Chánh (T.p. Hồ

Chí Minh). Các công việc chính là khôi phục các công trình đầu mối như đập, trạm bơm, các công trình điều tiết, chuyển nước và hệ thống kênh từ đầu mối

đến mặt ruộng. Dự án còn hỗ trợ phát triển thể chế thông qua trợ giúp kỹ thuật cho các công trình thuỷ nông, đào tạo và các hoạt động khuyến nông. Từ 7 tiểu dự án ban đầu đã mở rộng thành 17 tiểu dự án, từ 8 tỉnh ban đầu đã mở

Dự án đã kết thúc vào ngày 30/6/2003 và được Ngân hàng thế giới

đánh giá tốt. Dự án hoàn thành đã góp phần tưới ổn định cho khoảng 70.000 ha đất canh tác, cấp nước sinh hoạt cho 370.000 người và tiêu úng cho 34.000 ha.

3, D án thy li đồng bng sông Hng (ADB2)

Dự án thủy lợi đồng bằng sông Hồng sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển châu Á, với tổng số 60 triệu USD, được thực hiện tại 30 tiểu dự án thuộc 17 hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng. Dự án đã hoàn thành vào ngày 31/12/2001 và đảm bảo mục tiêu của dự án, là tăng thêm diện tích tưới khoảng 44.000 ha và tạo nguồn cho 60.000 ha đất canh tác; tăng thêm diện tích tiêu 60.000 ha, đồng thời tưới ổn định diện tích của các hệ thống hiện có.

Do tiết kiệm được trong khâu đấu thầu, với giải pháp kỹ thuật phù hợp và đặc biệt là khâu quản lý chặt chẽ, không để thất thoát, nên hai dự án ADB1 và ADB2 đã kết dư khoảng 16 triệu USD. Số tiền này đã được Chính phủ cho phép và ADB chấp thuận dùng vốn kết dư này để đầu tư khắc phục hậu quả

bão lụt của các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4, D án thy li đồng bng sông Cu Long (WB2)

Dự án thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện tại 11 tỉnh

đồng bằng sông Cửu Long, bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới là 102 triệu USD. Sau khi dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2007, đã phát huy hiệu quả tốt trong việc phục vụ tưới tiêu, xổ phèn, ngăn mặn, lấy phù sa, cải tạo đất cho 39.000ha đất nông nghiệp của tỉnh Cần Thơ và Kiên Giang.

Ngoài ra, dự án còn còn góp phần kiểm soát mặn, lấy nước giữ ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn cho 377.000 ha đất canh tác và 490.000 ha đất tự nhiên của 4 tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Dự án thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là một trong những dự án thành công nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5, D án thy li lưu vc sông Hng giai đon 2 (ADB3)

Dự án thủy lợi lưu vực sông Hồng giai đoạn 2 là dự án sử dụng vốn vay ADB - Khoản vay 1855 – trị giá 70 triệu USD, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hà Lan TA3892 – trị giá 10,6 triệu USD, và vốn vay AFD, Khoản vay CVN 1061 01C – trị giá 35 triệu EURO. Khoản vay ADB được phê duyệt ngày 03/11/2001, bắt đầu có hiệu lực ngày 15/5/2002 và dự kiến hết hạn rút vốn từ tài khoản vay ngày 30/6/2008. Khoản vay AFD được phê duyệt ngày 15/11/2001, bắt đầu có hiệu lực ngày 31/7/2002, và dự kiến hết hạn rút vốn từ

tài khoản vay ngày 31/7/2008.

Dự án gồm 02 hợp phần: Phần A (vốn viện trợ không hoàn lại) giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn nước tổng hợp (IWRM) gắn với xây dựng thể chế, và Phần B (vốn vay ADB và AFD) nâng cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cần thiết. Để đạt được hiệu ích cao nhất từ

các dịch vụ nước, dự án thủy lợi lưu vực sông Hồng đã hỗ trợ các nhu cầu ưu tiên có liên quan do nông dân nghèo xác định thông qua các hoạt động hỗ trợ

phát triển nông thôn bổ sung (RDS). Theo thiết kế ban đầu, Phần A do Cục Quản lý nước (DWR) thực hiện trong khi đó Phần B do Ban Quản lý TW Dự

6, D án H tr Thy li Vit Nam (WB3)

Dự án hỗ trợ thủy lợi Việt Nam được triển khai thực hiện trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố, với tổng vốn vay của Ngân hàng thế giới là 158 triệu USD, bao gồm 4 hợp phần: (i) Hiện đại hoá tưới; (ii) An toàn đập; (iii) Phát triển lưu vực sông Thu Bồn; và (iv) Tăng cường năng lực quản lý dự án. Ngoài ra, WB còn cung cấp một khoản tài trợ không hoàn lại 1,65 triệu USD từ Quỹ

phát triển xã hội của Nhật Bản để hỗ trợ các hoạt động tăng cường quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng.

7, D án Qun lý ri ro thiên tai (WB4)

Dự án quản lý rủi ro thiên tai được thực hiện tại 17 tỉnh, bao gồm 4 hợp phần: (i) Đầu tư để phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai; (ii) Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng; (iii) Hỗ trợ tái thiết sau thiên tai; và (iv) Tăng cường thể

chế và xây dựng năng lực. Dự án sử dụng vốn vay 86 triệu USD của Ngân hàng thế giới và các nguồn vốn khác là 23 triệu USD.

8, D án tưới Phan Rí - Phan Thiết

Dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết sử dụng vốn vay của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, được thực hiện tại tỉnh Bình Thuận, với tổng vốn vay là 4,87 tỷ Yên (tương đương 46 triệu USD). Dự án có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 16.000 ha đất canh tác, cấp nước cho dân sinh và cải thiện môi trường sinh thái trong vùng.

9, D án Thy li min Trung (ADB4)

Dự án thủy lợi miền Trung được Chính phủ Việt Nam trình và ADB phê duyệt trông khuôn khổ Hỗ trợ kỹ thuật 4001-VIE, được thực hiện tại 6 tỉnh miền Trung, gồm có: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định.

Mục tiêu của dự án là giảm nghèo cho các tỉnh dự án. Mục tiêu của dự

án là tăng sản lượng nông nghiệp tại các vùng dự án đã chọng thông qua (i) cải tiến quản lý tưới thông qua cải cách các tổ chức cung cấp dịch vụ và tăng cường năng lực cho các khách hàng sử dụng nước; (ii) khôi phục va hoàn thiện cơ sở hạ tầng tưới tiêu, và tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai; và (iii) đảm bảo quản lý và bảo vệ môi trường bền vững.

Dự án gồm 2 hợp phần: Hợp phần A – Cải tiến hệ thống quản lý thủy nông và Hợp phần B – Nâng cấp cơ sở hạ tầng tưới, trong đó Hợp phần A sẽ

giúp thiết lập các tổ chức cung cấp dịch vụ bền vững về tài chính, tăng cường sự tham gia của người sử dụng nước, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nội đồng thông qua quá trình có sự tham gia của người dân, hỗ trợ triển khai và duy trì hệ thống quản lý thực hiện dự án (PPMS), và các chương trình hỗ trợ xã hội (SSP), kế hoạch hành động giới (GAP) và chương trình nâng cao nhận thức HIV/AIDS.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã cho thấy các cơ sở lý luận về dự án nói chung và dự án

đầu tư xây dựng công trình nói riêng; các khái niệm về quản lý dự án cũng như vai trò của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA; do đó, Chương 1 cũng nêu ra các khái niệm về ODA, nguồn vốn ODA, dự án ODA, v.v. Trong khuôn khổ quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ODA, các văn bản luật quy định, thể chế, quy trình thủ tục trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA cũng được trình bày trong chương này.

Ngoài ra, chương 1 còn trình bày một số dự án đầu tư xây dựng công trình tiêu biểu sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành Thủy lợi Việt Nam, trong đó Dự án thủy lợi miền Trung dược chọn làm dự án nghiên cứu của đề

Chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI

CÁC TỈNH MIỀN TRUNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh Miền Trung (Trang 29 - 37)