Tổng thể thực hiện quản lý đầu tư xây dựng các công trình thủy lợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh Miền Trung (Trang 67 - 69)

dự án thủy lợi miền Trung

Dự án thủy lợi miền Trung được chọn làm dự án nghiên cứu cho đề tài này vì nó là dự án được đánh giá là thành công nhất trong tất cả các dự án thủy lợi đã thực hiện do Ban CPO quản lý, là dự án đầu tiên hoàn thành đúng thời hạn và được coi là mô hình thực hiện dự án sau này. Hơn nữa, với mục tiêu, mục đích và nhiệm vụ như đã trình bày ở Chương 2, Dự án thủy lợi miền Trung được coi là phù hợp với nhu cầu thực tế của đất nước cũng như phù hợp với chính sách của ADB và Chính phủ Việt Nam. Thậm chí, theo quan

điểm tập trung vào nâng cao sản lượng nông nghiệp, giảm nghèo và cải thiện quản lý tài nguyên nước, dự án thủy lợi miền Trung có thể được coi là phù hợp nhất.

Dự án thủy lợi miền Trung có khả năng tạo ra một số tác động xã hội tích cực đáng kể, như: nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quy hoạch tiểu dự án quy mô nhỏ; nâng cao thu nhập nông thôn do tăng sản xuất nông nghiệp; bảo vệ dân số khỏi các thiệt hại lũ lụt; cung cấp nguồn nước sạch cho các khu vực dẫn cư dễ bị hạn hán; cải thiện giao thông vận tải địa phương; cải thiện điều kiện môi trường là kết quả của lưu lượng dòng chảy cao hơn trong sông đã được nạo vét; và giảm chi phí vận chuyển nước.

Mặc dù dự án được khởi động chậm, song dự án đã hoàn thành mục tiêu thiết kế của nó trong thời gian thực hiện như dự kiến. Điều này phần nào phản ánh năng lực của Ban CPO được tăng cường đáng kể trong công tác quản lý và thực hiện dự án vì khi bắt đầu dự án, CPO đã trải qua một số khó khăn với việc thực hiện dự án. Tư vấn hỗ trợ quốc tế không được huy động cho đến gần một năm sau khi bắt đầu dự án; điều này đã có ảnh hướng đáng kể đến các hoạt động thực hiện dự án. Ở giai đoạn đầu, sự tương tác liên lạc giữa Ban CPO và các PPMU còn rất hạn chế. Thêm vào đó, các PPMU hầu như không hiểu được yêu cầu của ADB về sự tuân thủ như thế nào. Tuy nhiên, CPO và Tư vấn đã đào tạo và hướng dẫn mà nhờ đó mọi yêu cầu của ADB

đều được đáp ứng. Trong quản lý thực hiện dự án, thông tin liên lạc là rất quan trọng. Đối với dự án Thủy lợi miền Trung, thông tin liên lạc giữa ADB, CPO, PPMU và tư vấn được cải thiện khi Giám đốc dự án của CPO xúc tiến các cuộc họp giao ban hàng tuần giữa Ban CPO và tư vấn nhằm xác định rõ ràng trách nhiệm hành động cụ thể cho từng bên cũng như từng thành viên tham gia quản lý dự án.

Sau hơn 4 năm thực hiện và quản lý dự án thủy lợi miền Trung, Ban CPO và các PPMU đã rất nỗ lực và cố gắng trong mọi hoạt động của dự án. Ghi nhận nhưng thiếu sót, học hỏi và trao đổi đã giúp cải thiện đáng kể tri thức và năng lực cho các cán bộ Ban CPO và PPMU. Dự án thủy lợi miền Trung thành công cũng tạo động lực cho những người tham gia quản lý dự án rút ra những bài học kinh nghiệm để phát huy cho quản lý các dự án sau này. Thông qua dự án, một số giải pháp cũng được đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh miền Trung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh Miền Trung (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)