Điều kiện dân sinh kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh Miền Trung (Trang 41)

Kinh tế miền Trung với sự tập trung là 5 tỉnh kinh tế trọng điểm, có nhiều lợi thế về vị trí chiến lược bao gồm nguồn nhân lực, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây và những dự án hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay các tiềm năng sẵn có đó vẫn chưa phát huy được lợi thế kinh tế vùng miền nói chung khi các tỉnh, thành đều có những ưu thế nhưng chưa

được quy hoạch tổng thể, đang còn tồn tại sự phát triển lao động sản xuất manh mún, tự phát. Các cảng biển nước sâu Chân Mây, Đà Nẵng, Kỳ Hà và Dung Quất không được hoạt động hết công suất tối đa. Các khu công nghiệp - chế xuất đang trong tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp trong và ngoài nước trú trọng và quan tâm đầu tư.

Các khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung gồm 5 tỉnh (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng) với tổng diện tích khoảng 27.884km2, dân số năm 2006 vào khoảng 6,2 triệu người và dự báo

đến 2025 là 8,15 triệu người. Các khu vực kinh tế này không chỉ có vai trò là

động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên mà còn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh quốc phòng. Là mặt tiền của tiểu vùng sông Mekong, từ đây có thể giao thương với các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và xa hơn là các nước Nam Á và vùng Tây Nam Trung Quốc qua các trục hành lang Đông - Tây, đường 9,

đường 14, đường 24, đường 19.

Năm 1994, Chính phủ phê duyệt dự án cảng biển nước sâu và Khu công nghiệp Dung Quất đã ra đời vùng kinh tế trọng điểm kéo dài từ Liên Chiểu (Quảng Nam - Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi), hình thành trục

phát triển công nghiệp và du lịch dọc theo vùng duyên hải từ Đà Nẵng đến Dung Quất cùng với chuỗi đô thị đang phát triển trải dài 558km theo bờ biển, gồm Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế lớn như Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Sau đó 2 năm (năm 1996) dự án cảng biển nước sâu và Khu công nghiệp thương mại - du lịch và dịch vụ Chân Mây ra đời dẫn đến sự phát triển vùng kinh tế trọng

điểm ra đến Thừa Thiên - Huế. Tiếp đến năm 2004, việc phê duyệt dự án cảng biển nước sâu và Khu kinh tế Nhơn Hội dẫn đến sự mở rộng vùng kinh tế

trọng điểm về phía Nam đến Bình Định.

2.2. Thực trạng đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi của Dự án thủy lợi miền Trung

2.2.1. Thc trng đầu tư tng th d án thy li min Trung

Dự án thủy lợi miền Trung được đầu tư trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ Việt Nam 2002-2004, trong đó 1/3 khoản vay được phân bổ cho các khu vực nghèo ở miền Trung Việt Nam tập trung vào sinh kế và xóa đói giảm nghèo; chuẩn bị và thực hiện dự án nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng

đồng vùng dự án.

Tổng kinh phí của Dự án thủy lợi miền Trung, bao gồm cả dự phòng và các loại thuế phí là 99 triệu USD, trong đó ADB cấp một khoản vay có giá trị

tương đương 74,3 triệu USD từ nguồn Quỹ đặc biệt để tài trợ 75% chi phí dự

án; Chính phủ Việt Nam sẽ góp khoảng 24,7 triệu USD, tương đương 25% tổng chi phí dự án. Khoản vay có kỳ hạn 32 năm, bao gồm 8 năm ân hạn, với mức lãi suất 1%/năm trong thời gian ân hạn và 1,3%/năm trong thời gian sau

Dự án thủy lợi miền Trung được nghiên cứu đầu tư căn cứ vào bối cảnh hoạt động xóa đói giảm nghèo có tính chất liên tục, sâu rộng và lâu dài ở khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, và phụ thuộc vào việc tăng lợi nhuận từ

sản xuất nông nghiệp. Các tỉnh Bình Định, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế ở miền Trung Việt Nam có tỷ lệ dân nghèo nông thôn cao và thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, gây nhiều thiệt hại về sinh mạng, nhà cửa và mùa màng. Sáu tiểu dự án, gồm La Tinh (tỉnh Bình Định), Thượng Mỹ Trung (tỉnh Quảng Bình), Trà Câu (tỉnh Quảng Ngãi), Nam Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị), Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa), và Tây Nam Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) với tiềm năng tăng cường sản xuất nông nghiệp đã được chọn theo các tiêu chí thông nhất, đó là: (i) có tính khả thi về mặt tài chính và kinh tế; (ii) đóng góp nhiều vào công cuộc xóa đói giảm nghèo; (iii) bền vững về môi trường; (iv) phù hợp với các quy tắc quản lý tài nguyên nước tổng hợp; và (v) đáp ứng các sáng kiến về

giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Hình 2-1 là bản đồ các tỉnh được quy hoạch cho Dự án thủy lợi miền Trung. Theo quy hoạch đầu tư, các tiểu dự án thuộc Dự án thủy lợi miền Trung được lựa chọn và phê duyệt để thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể theo bối cảnh của từng tiểu dự án được chọn.

2.2.2. Thc trng đầu tư ca các Tiu d án thuc D án thy li min Trung

1, Tiểu dự án Thạch Thành (tỉnh Thanh Hoá)

Tiểu dự án Thạch Thành có nhiệm vụ cải tiến dịch vụ cấp nước tưới cho cây lúa và cây mía, cụ thể là (i) sửa chữa khôi phục 3 trạm bơm cũ và xây 10 trạm bơm mới lấy nước từ sông Bưởi để phục vụ cho 2.280ha; (ii) sửa chữa khôi phục 8 hồ chứa nhỏ và xây môt hồ chứa mới phục vụ cho 1.291ha; (iii) xây dựng khoảng 90km kênh đất để thay thế các kênh bê tông đã quá cũ; (iv) sửa chữa khôi phục đập Bái Muông.

Phạm vi thực hiện của Tiểu dự án Thạch Thành không tập trung mà trải dài suốt chiều dài huyện, gồm có các xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thạch Định, Thạch Long, Thành Mỹ, Thành Vinh, Thành Trực, Thành Minh, Thành Công, Thành Tân, Thành Vân, Thành Tâm, Thành Long, Thành Tiến thuộc huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hóa.

Qui mô đầu tư của Tiểu dự án Thạch Thành bao gồm 23 đầu mối công trình, trong đó: Nâng cấp sửa chữa một số đầu mối công trình thủy lợi hiện có gồm 03 trạm bơm, 01 đập dâng, 08 hồ chứa; Làm mới 01 hồ chứa: hồ Hàm Rồng xã Thành Tân; Xây mới 10 trạm bơm lấy nước từ sông Bưởi tưới cho các bãi 2 bên bờ sông; Kiên cố hoá và làm mới kênh mương cho toàn bộ hệ thống 23 công trình đầu mối nêu trên với tổng chiều dài 103km.

Tổng mức đầu tư cho Tiểu dự án là 194.150 triệu đồng, trong đó vốn vay ABD là 145.520 triệu đồng và vốn đối ứng trong nước là 448.630 triệu đồng.

2, Tiểu dự án Thượng Mỹ Trung (tỉnh Quảng Bình)

Những nhiệm vụ chính mà Tiểu dự án Thượng Mỹ Trung phải thực hiện gồm có (i) thi công 82km bờ bao; (ii) sửa chữa khôi phục 66 cửa cống cũ và làm mới 23 cửa cống; (iii) sửa chữa khôi phục 25 trạm bơm cũ và xây 15 trạm bơm mới; (iv) làm các cầu và cầu máng. Tiểu dự án sẽ cải thiện điều kiện tưới tiêu và phòng chống lũ quanh phá Hắc Hải giúp canh tác được 2 vụ lúa mỗi năm trên diện tích 870ha đất ở độ

cao trên mực nước biển và 3.318 ha nằm dưới mức nước biển. Ngoài canh tác lúa, trong vùng còn có nuôi trồng thuỷ sản.

Về phạm vi, vùng dự án được giới hạn từ đập cống Mỹ Trung ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phía Bắc đến đường Cam Liên ở phía Nam; Phía Tây giáp hói Sỏi, hói

Đò, hói 186, hói An Sơn và sông Kiến Giang; Phía Đông giáp với

đường quốc lộ IA. Vùng dự án trải dài trên địa giới hành chính của 14 xã thuộc 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ, trong đó có các 5 xã Võ Ninh, Gia Ninh, Tân Ninh, An Ninh, và Vạn Ninh thuộc huyện Quảng Ninh và 9 xã Hồng Thuỷ, Thanh Thuỷ, Cam Thuỷ, Liên Thuỷ, Phong Thuỷ, Lộc Thuỷ, An Thuỷ, Sơn Thuỷ, và Hoa Thuỷ thuộc huyện Lệ

Thủy.

Qui mô đầu tư của Tiểu dự án Thượng Mỹ Trung là xây dựng 82 km đê; phục hồi 66 cửa cống hiện có và xây 23 cửa cống mới; phục hồi 25 trạm bơm hiện có và xây mới thêm 15 trạm; các cầu và kênh dẫn có liên quan.

Tổng mức đầu tư cho Tiểu dự án là 263.958 triệu đồng, trong đó vốn vay ADB là 203.408 triệu đồng và vốn đối ứng trong nước là 60.550 triệu đồng.

3, Tiểu dự án Nam Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị)

Tiểu dự án Thạch Hãn được thiết kế từ những năm 1970 để tưới cho 17.000 ha, nhưng chưa bao giờ được hoàn chỉnh do thiếu nước. Do

đó, các hạng mục công việc của tiểu dự án gồm có (i) nâng cấp đầu mối Thạch Hãn và hệ thống kênh (gồm có lát 13km kênh chính và 45km cấp 1 và kênh cấp dưới); (ii) xây dựng đập Bến Đá để phục vụ cho 350 ha.

Về phạm vi, Tiểu dự án được thực hiện tại các huyện Triệu Phong và Hải Lăng, cụ thể là 28 xã của 2 huyện này.

Qui mô đầu tư ban đầu của Tiểu dự án là nâng cấp các công trình

đầu mối và hệ thống kênh Thạch Hãn trong đó kiên cố hóa 13km kênh chính, 45km kênh cấp 1 và các kênh cấp dưới; xây dựng đập Bến Đá để

phục vụ 350 ha.

Tổng mức đầu tư cho Tiểu dự án là 344.444 triệu đồng, trong đó vốn vay ABD là 278.665 triệu đồng và vốn đối ứng trong nước là 65.779 triệu đồng.

4, Tiểu dự án Tây Nam Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế)

Tiểu dự án Tây Nam Hương Trà với hệ thống thủy lợi đã xuống cấp nghiêm trọng và khả năng tiêu nước rất kém ở nhiều nơi, hơn nữa lại còn bị ảnh hưởng bởi nước lợ từ sông Hương là nguồn nước chính của hệ thống xâm nhập vào. Các hạng mục công việc của tiểu dự án gồm có (i) mở rộng hồ chứa Khe Ngang phục vụ cho 50ha; (ii) xây 8,6 km kênh chính mới; (iii) nâng cao trình đỉnh đập tràn của hồ Thọ Sơn phục vụ cho 260 ha; (iv) nâng cấp các kênh xã 3, 5 và 7; và (v) xây mộ

trạm bơm và các cống/cống luồn tại Nam Thanh để cải thiện điều kiện tiêu nước cho 300ha.

Phạm vi của dự án bao gồm các xã Hương Hổ, Hương An, Hương Chữ, Hương Xuân, Hương Văn, Hương Toàn, Hương Vinh thuộc huyện Hương Trà - Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Qui mô đâu tư của Tiểu dự án là xây dựng mới hồ chứa nước Khe ngang và hệ thống kênh tưới tự chảy; nâng cấp hồ chứa nước Thọ

Sơn; nạo vét và nâng cấp hói Năm Xã; nạo vét và nâng cấp hói Bảy Xã; và xây dựng mới hệ thống tiêu Ba Xã, gồm trạm bơm tiêu và hệ thống bờ bao.

Tổng mức đầu tư cho Tiểu dựa án là 187.210 triệu đồng, trong

đó vốn vay ABD là 131.611 triệu đồng và vốn đối ứng trong nước là 55.389 triệu đồng.

5, Tiểu dự án Trà Câu (tỉnh Quảng Ngãi)

Tiểu dự án Trà Câu gồm có các hệ thống tưới Liệt Sơn – Chóp Vung, Núi Ngang và Diên Trường. Các hệ thống này chưa bao giờ được hoàn chỉnh và đã bị xuống cấp kể từ sau khi xây dựng xong vào những năm 1980. Các hạng mục công việc ở tiểu dự án này gồm có (i) xây hồ Chóp Vung phục vụ cho 700 ha; (ii) nâng cao đỉnh đập chính và

đập tràn của hồ Diên Trường và sửa chữa mở rộng hệ thống kênh, bao gồm xây đường vào đập chính; (iii) hoàn thiện các kênh cấp 1 và kênh cấp dưới trong hệ thống Núi Ngang.

Về phạm vi, tiểu dự án trải dài trên địa bàn các xã: Phổ Vinh, Phổ Hòa, thị xã Đức Phổ, Phổ Cường, Phổ Thuận, Phổ Khánh, Phổ

Phong ở huyện Đức Phổ và Đức Lâm, Đức Phong, thị xã Mộ Đức của huyện Mộ Đức.

Đối với Tiểu dự án này, qui mô đầu tư được phân bổ cho 3 tiểu hợp phần như sau:

- Tiểu hợp phần hồ Chóp Vung được đầu tư vào (i) làm mới cụm công trình đầu mối gồm một đập đất, một cống lấy nước và một tràn xả

lũ; (ii) làm mới hệ thống kênh gồm đoạn kênh chính và các công trình trên kênh tiếp nước vào kênh chính hồ Liệt Sơn; (iii) mở rộng, nâng cấp cải tạo các kênh nhánh N2, N4, N6 trên hệ thống Liệt Sơn-Chóp Vung để đảm bảo nhiệm vụ đã đề ra; (iv) kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng; (v) làm mới một nhà quản lý cho cụm công trình đầu mối cùng hệ thống đường thi công kết hợp quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiểu hợp phần hồ Diên Trường được đầu tư vào việc: (i) sửa chữa, nâng cấp công trình đầu mối; (ii) sửa chữa nâng cấp tràn xả lũ và lắp cửa; (iii) cải tạo kênh dẫn nước ở cửa vào, nâng cao trình sàn và làm mới tháp van của cống lấy nước; (iv) nâng cấp, làm mới hệ thống kênh và công trình trên kênh tuyến kênh chính, kênh N2, kênh N4 và kênh N2-2; (v) nâng cấp, làm mới các công trình phụ trợ (đường, nhà,

đường điện quản lý).

- Tiểu hợp phần hệ thống kênh tưới Núi Ngang được đâu tư cho: (i) xây mới 7 tuyến kênh cấp 1 và 161 công trình trên kênh; (ii) xây mới 14 tuyến kênh cấp 2 và 234 công trình trên kênh; (iii) xây mới 1 tuyến kênh cấp 3 và 3 công trình trên kênh; (iv) xây dựng 2 nhà quản lý. Tổng mức đầu tư cho Tiểu dự án là 267.300 triệu đồng, trong đó vốn vay ABD là 186.874 triệu đồng và vốn đối ứng trong nước là 80.426 triệu đồng.

6, Tiểu dự án La Tinh (tỉnh Bình Định)

Đối với Tiểu dự án La Tinh, do đã bị xuống cấp, chủ yếu là do lũ

lụt, nên hiện tại các hệ thống chỉ tưới được 1.800 ha trong tổng diện tích cần phục vụ là 3.950 ha. Các hạng mục công việc của tiểu dự án gồm có (i) xây lại đập Cây Ké để phục vụ cho 1.000 ha; (ii) lát 80 km kênh tưới và sửa chữa khôi phục các công trình trên kênh; (iii) sửa chữa khôi phục 21,5 km bờ bao chống lũ giữa cầu Phủ Lý và đập Cây Kè và giữa sông Căn với La Tinh; (iii) sửa chữa khôi phục 3 đập tràn chặn/dẫn dòng lũ.

Phạm vi của tiểu dự án gồm 4 xã Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ

Chánh thuộc huyện Phù Mỹ và 4 xã Cát Sơn, Cát Hanh, Cát Tài và Cát Minh thuộc huyện Phù Cát.

Qui mô đầu tư của Tiểu dự án gồm có: nâng cấp đập và kênh mương của hồ Hội Sơn để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đập; xây lại đập Cây Ké để phục vụ 1.000 ha; kiên cố hóa 80 km kênh tưới và phục hồi các công trình trên kênh; phục hồi, nâng cấp 21,5 km đê chống lũ giữa cầu Phủ Lý và đập Cây Ké, giữa La Tinh và Sông Cần và các công trình dưới đê; và phục hồi 3 đập tràn phân lũ.

Tổng mức đầu tư cho Tiểu dự án là 307.118 triệu đồng, trong đó vốn vay ABD là 230.339 triệu đồng và vốn đối ứng trong nước là 76.779 triệu đồng.

Thông qua các tiểu dự án này, Dự án thủy lợi miền Trung sẽ (i) tăng cường cải tiến quản lý hệ thống tưới thông qua các hoạt động cải cách các tổ chức cung cấp dịch vụ đồng thời xây dựng năng lực cho các khách hàng sử dụng nước là những đối tác trong hoạt động vận hành và bảo dưỡng hệ thống; (ii) nâng cấp cơ sở hạ tầng tưới tiêu và tăng cường

các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai. Các hạng mục công việc gồm có sửa chữa khôi phục và xây mới các công trình chứa nước, tưới tiêu, và các biện pháp phòng hộ.

2.3. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi của dự

án thủy lợi miền Trung

2.3.1. Cơ cu t chc thc hin

Theo thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ban quản lý chương trình, dự án ODA, Dự án thủy lợi miện Trung đã và

đang được tổ chức thực hiện quản lý đúng cơ cấu, đầy đủ và đảm bảo thủ tục. Cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án thủy lợi miền Trung được mô tả

trong Hình 2-2 dưới đây:

Hình 2-2 thể hiện các thành phần cơ quan tham gia vào quản lý thực hiện dự án thủy lợi miền Trung. Nhiệm vụ của các tổ chức cơ quan được cụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh Miền Trung (Trang 41)