Những kết quả đạt đượ c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh Miền Trung (Trang 59 - 62)

Thời gian thực hiện của Dự án thủy lợi miền Trung 4 năm (2008-2011). Sau cả một quá trình dài thực hiện với nhiều thách thức và khó khăn ban đầu, dự án đã hoàn thành theo kế hoạch dự kiến với nhiều kết quảđáng quan tâm.

1, Về mục tiêu của Dự án

Mục tiêu của Dự án hoàn toàn phù hợp với ưu tiên của Chính phủ và Ngân hàng ADB tại thời điểm phê duyệt và cũng vẫn phù hợp

cho tới thời điểm hoàn thành Dự án. Tại thời điểm phê duyệt, Chính phủ đã dành ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng vốn đã xuống cấp, đặc biệt là cơ sở hạ tầng thủy lợi như một phương tiện để

kích thích tăng trưởng, phát triển và xóa đói giảm nghèo.

2, Về vốn của Dự án

Chi phí của Dự án tại giai đoạn hoàn thành không chênh lệch nhiều so với con số dự toán tại thời điểm phê duyệt. Điều này không lạ

vì Dự án đã được thiết kế như một khoản vay theo phần trong đó đầu tư được tính toán theo tỷ lệ của nguồn vốn hiện có chứ không theo yêu cầu cấp vốn được xác định thông qua quy mô đầu tư. Hơn nữa, Dự án cũng được hưởng lợi từ việc giảm giá của đồng đô la Mỹ so với đồng SDR cũng như so với đồng Euros. Ngoài ra, đối với đồng nội tệ, đồng Việt Nam (VND) cũng giảm giá so với đồng USD và đồng SDR. Điều này cũng đóng góp cho việc mở rộng phạm vi đầu tư trong giai đoạn thực hiện dự án so với kết quả khảo sát ban đầu.

Vốn đầu tư cho các tiểu dự án đã bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát nội địa tăng quá nhanh đặc biệt là trong các năm 2009 và 2010, kể từ

khi các hoạt động của dự án mới bắt đầu cho đến khi hoàn thành. Chi phí trung bình cho các tiểu dự án đều tăng khoảng 15% đối với đồng nội tệ với giới hạn tăng dưới từ khoảng 37% và giới hạn tăng trên là 41%. Chi phí gia tăng được điều chỉnh từ các nguồn vốn hiện có của Dự án. Trong điều kiện kinh tế không có biến động thì việc gia tăng chi phí này có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ nội hoàn kinh tế nhưng trên thực tế điều này không ảnh hưởng đến tỷ lệ nội hoàn kinh tế dự kiến do việc

so với mức giá áp dụng trong giai đoạn phê duyệt dự án (đây là căn cứ

chính cho việc xác định lợi nhuận định lượng của dự án).

3, Về công tác giải ngân

Do việc thực hiện dự án bị chậm trễ ngay từ giai đoạn bắt đầu nên tiến độ giải ngân của Dự án cũng bị chậm theo. Tuy nhiên, trong hai năm cuối của giai đoạn thực hiện dự án, tình hình đã được cải thiện

đáng kể. Tính đến thời điểm đánh giá là giai đoạn cuối của dự án, tất cả

các tiểu dự án đều đã hoàn thành kế hoạch giải ngân được trên 80%.

4, Tiến độ Dự án

Tiến độ thực hiện dự án bị chậm trễ đáng kể do dự án được khởi

động chậm. Tại giai đoạn đánh giá, tiến độ hoàn thành dự kiến là 31/12/2011. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành thực tế của dự án phải dời

đến 30/6/2012 nhưng vẫn trong thời hạn hiệu lực của Hiệp định vay vốn. Đây sẽ là điều đầu tiên Ban CPO cần nỗ lực để hoàn thành kịp tiến

độ nhằm tránh việc gia hạn hiệu lực của Hiệp định vay vốn.

5, Đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu và nhà cung cấp

Tất cả các công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn đã được thực hiện nghiêm túc theo các hướng dẫn tương ứng của ADB. Khi được lựa chọn, các đơn vị tư vấn quốc tế đã thực hiện công việc theo đúng yêu cầu của CPO. Tư vấn đã có các sản phẩm hữu ích gồm báo cáo, sổ tay và hướng dẫn cho việc thực hiện dự án cũng như báo cáo hoàn thành dự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh Miền Trung (Trang 59 - 62)