Các giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh Miền Trung (Trang 81)

dựng công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA

3.3.1. Điu chnh công tác gii phóng mt bng

Như chúng ta đều biết, công trình thủy lợi là công trình xây dựng bao gồm hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, công tác giải phóng mặt bằng là một trong những mối quan tâm hàng đầu có các cơ quan ngành kể từ khi xây dựng hình thành dự án cũng như thực thi dự án.

Công tác giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA phải thực hiện tuân thủ theo cả chính sách của nhà tài trợ và bên vay cũng như chính sách của địa phương nơi có dự án. Mà những chính sách này đôi khi cũng có sự chồng chéo khiến cho các đơn vị

liên quan gặp phải không ít lúng túng khi thi hành.

Nhiều dự án bị chậm trễ do công tác giải phóng mặt bằng chậm mà đối với các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi có sử dụng nguồn vốn ODA thì việc chậm trễ thực hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian ân hạn cũng như chính sách của nhà tài trợ. Hướng tới khắc phục và giải quyết vấn đề này, một đề

xuất được ra cho những người hoạch định dự án là có thể thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trước khi có dự án để có thể tiết kiệm thời gian thực hiện dự án, giảm bớt rủi ro cho dự án cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện và quản lý dự án đầu tư.

Việc thực hiện giải phóng mặt bằng nên giao cho chính quyền địa phương, nơi hưởng lợi từ dự án thực hiện. Đối với dự án ODA, nếu cam kết

được khả năng triển khai trước giải phóng mặt bằng trước khi có dự án thậm chí còn giúp tránh được chính sách của nhà tài trợ.

3.3.2. Phát huy vai trò ca người dân vùng d án hưởng li

Thực tiễn cho thấy các dự án ODA thường được ưu tiên cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chính sách vĩ mô, không sử dụng trực tiếp cho lĩnh vực kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Ở Việt Nam, các dự án ODA tập trung vào những lĩnh vực: xoá đói giảm nghèo, trước hết tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; phát triển y tế, dân số; phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, v.v. trong đó mục tiêu nổi bật nhất là xóa đói giảm nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn thông qua các dự

án đầu tư xây dựng công trình, mà ởđây là công trình thủy lợi.

Dự án đầu tư cho người dân, do vậy người dân phải được tham gia ngay từ những giai đoạn đầu dự án để làm sao có thể đảm bảo quyền lợi cho ‘dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân khai thác và dân hưởng lợi’. Để một dự

án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA phát huy hiệu quả cao nhất, người dân và các tổ chức xã hội hưởng lợi cần được tham gia bàn bạc, lựa chọn đề xuất tiểu dự án, thiết kế tiểu dự án, tổ chức giám sát cộng đồng khi thực hiện và tham gia tổ chức quản lý khai thác, duy tu bảo dưỡng khi công trình hoàn thành. Có như vậy thì nguồn vốn ODA mới thực sự có ý nghĩa và hiệu quả. Tuy nhiên, quyền hạn tham gia đóng góp của người hưởng lợi cần được thiết kế rõ ràng. Người hưởng lợi có thể tham gia bằng phương thức nào và tham gia được đến đâu là tùy thuộc vào khả năng của họ.

3.3.3. Nâng cao trách nhim qun lý cht lượng công trình

1, Nâng cao trách nhiệm của chủđầu tư dự án

Hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được thể hiện đặc biệt ở chất lượng công trình thi công, trong đó trách nhiệm của chủ đầu tư đóng vai trò tiên phong. Với nhiệm vụ quản lý dự

án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình thủy lợi, nhất là với những dự án sử dụng nguồn vốn ODA, chủ đầu tư cần có và tăng cường trách nhiệm:

- Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình và các công việc tư vấn xây dựng khác;

- Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ

thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;

- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy

định tại Điều 72 của Luật Xây dựng;

- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư có quyền tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu theo quy

định của dự án, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn;

Phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục sự cố

công trình theo quy định và lập báo cáo hoàn thành đưa công trình xây dựng vào sử dụng; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và gửi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.

2, Nâng cao trách nhiệm của nhà thầu thi công

Hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được thể hiện đặc biệt ở chất lượng công trình thi công, trong đó trách nhiệm của nhà thầu thi công là hết sức quan trọng. Trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình thủy lợi, nhà thầu thi công bắt buộc phải lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đồng thời, nhà thầu thi công cần phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.

Trách nhiệm của nhà thầu thi công không phải là trách nhiệm chung chung mà là trách nhiệm cụ thể trong từng công việc. Nhà thầu thi công cần tăng cường nâng cao trách nhiệm của mình cho những công việc như:

- Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;

- Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị

và mốc giới công trình;

- Lập biện pháp thi công, tiến độ thi công, thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của thiết kế;

- Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng;

- Thông báo kịp thời cho Chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường;

- Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình;

- Lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.

Việc ban hành Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, kèm theo đó là các Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, tạo điều kiện cho các chủ thể nêu rõ trách nhiệm của mình về quản lý chất lượng trong hợp đồng xây dựng nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, giảm thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư, góp phần phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững.

Kết luận chương 3

Chương 3 đã trình bày một cách tổng thể kết quả thực hiện quản lý dự

án thủy lợi miền Trung, dự án được chọn làm ví dụ nghiên cứu cho đề tài nhờ

sự thành công của dự án.

Sự thành công của dự án thủy lợi miền Trung đã tạo động lực cho những chủ thể tham gia dự án rút kinh nghiệm, phân tích đểđưa ra những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh miền Trung.

Cùng với các giải pháp chính nâng cao hiệu quả quản lý dự án là các giải pháp hỗ trợ rất tích cực giúp nâng cao hiệu quả thực hiện cũng đã được trình bày trong chương này.

KT LUN VÀ KIN NGH

1. Kết luận

Trong bối cảnh đất nước đổi mới và mở cửa về kinh tế như hiện nay, Việt Nam đang thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có nguồn vốn ODA đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển cơ

sở hạ tầng thủy lợi và cải thiện sinh kế nông thôn. Đây cũng là bối cảnh cho sự ra đời của nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ODA. Theo đó, hiệu quả của công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA ngày càng trở nên thiết thực. Lựa chọn hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA làm đối tượng nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra một số vấn đề cơ bản như sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về dự án và dự

án đầu tư xây dựng, quản lý dự án và vai trò của nó trong hoạt động đầu tư

xây dựng công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA. Bên cạnh đó, trên cơ

sở tìm hiểu về các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA, một số dự án ODA thủy lợi tiêu biểu đã được trình bày trong luận văn để chứng minh cho sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý đối với các dự này.

Thứ hai, luận văn đã phân tích và trình bày một số vấn đề cơ bản về

thực trạng đầu tư cũng như thực trạng quản lý dự án xây dựng công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA ở miền Trung Việt Nam. Đồng thời, luận văn còn chỉ ra được những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để

từ đó khẳng định sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý đối với các dự

Thứ ba, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý dự

án của các cơ quan tham gia, luận văn đã đưa ra được các giải pháp đề xuất đẻ

nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA. Các giải pháp được đề xuất bao gồm giải pháp dài hạn, giải pháp ngắn hạn và giải pháp tăng cường. Đối tượng áp dụng của các giải pháp này trước tiên tập trung vào các Ban QLDA, sau đó là các chủ thể khác liên quan như Tư vấn, Nhà thầu, người dân, v.v. Cùng với các giải pháp chủ yếu, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện hơn tính hiệu quả trong việc triển khai thực hiện các giải pháp đã đưa ra.

Luận văn được trình bày với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu nhằm cải thiện, tăng cường và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý dự án nói chung và dự án đầu tư công trình thủy lợi nói riêng có sử dụng nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu có giới hạn, năng lực và trình độ

còn hạn chế, luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhất và do thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được những ý kiến tham gia góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, bên cạnh những đề xuất đã

được trình bày ở chương 3 của luận văn, tác giả còn muốn trình bày một số

kiến nghị cụ thể như sau:

Thứ nhất, để có sự chuẩn bị tốt cho hoạt động dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA, kiến nghị được đưa ra là: nhà tài trợ trong tương lai cần đảm bảo rằng những cơ quan tiếp nhận tài trợ hiểu rõ

các yêu cầu về đáp ứng khoản tài trợ cũng như các yêu cầu về báo cáo và quản lý thực hiện; công tác đào tạo nên được tiến hành ngay từ giai đoạn đầu dự án để các Ban QLDA có thể đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu và mục tiêu của dự án.

Thứ hai, để tránh tiến độ thực hiện dự án bị gián đoạn, tác giả có kiến nghị: Chính phủ Việt Nam cũng như Nhà tài trợ cần hạn chế tối đã sự chậm trễ ở giai đoạn khởi động dự án; Ban QLDA trung ương và tư vấn hỗ trợ thực hiện dự án cần xác định sớm các nhu cầu của các Ban QLDA địa phương và triển khai một kế hoạch khả thi để giải quyết những nhu cầu này.

Ngoài ra, các Ban QLDA địa phương cần nhận thức đầy đủ các yêu cầu và điều kiện của nhà tài trợ. Do đó, cần thiết phải duy trì thông tin liên lạc thường xuyên giữa Ban QLDA trung ương và các Ban QLDA địa phương để đảm bảo hướng dẫn về các yêu cầu của nhà tài trợ.

TÀI LIU THAM KHO

1. Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi (2008), Báo cáo khởi đầu

(Khoản vay ADB: 2223-VIE – Dự án thủy lợi miền Trung);

2. Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi (2011), Báo cáo hoàn thành dự án (Khoản vay ADB: 2223-VIE – Dự án thủy lợi miền Trung);

3. Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi (2008-2011), Báo cáo tiến độ thực hiện dự án (Khoản vay ADB: 2223-VIE – Dự án thủy lợi miền Trung); 4. Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi (2008-2011), Biên bản ghi nhớ

(Khoản vay ADB: 2223-VIE – Dự án thủy lợi miền Trung);

5. Hiệp định vay – Khoản vay số 2223-VIE(SF) (Dự án thủy lợi miền Trung) giữa Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng phát triển châu Á;

6. Ngân hàng Phát triển châu Á (2005), Báo cáo và Kiến nghị lên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hà Nội;

7. Nguyễn Bá Uân, Bài giảng quản lý dự án, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội

8. Nguyễn Bá Uân và Ngô Thị Thanh Vân (2006), Giáo trình Kinh tế Thủy lợi, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;

9. Văn bản quy định, thể chế, quy trình thủ tục trong công tác quản lý dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh Miền Trung (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)