KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý CTNH tại TP Hải Phòng (Trang 81 - 83)

5.1 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận sau:

- Các KCN thành phố Hải Phòng tập trung rất nhiều các ngành nghề sản xuất đa dạng. Các ngành cơ khí, dệt may, hóa chất, đóng tàu chiếm tỉ lệ cao đóng góp cho quá trình phát trển của thành phố và cả nước. Dù là một điểm sáng về phát triển kinh tế, nhưng các KCN Hải Phòng vẫn còn bộ lộ nhiều hạn chế về công tác quản lý môi trường, đặc biệt là công tác quản lý CTNH, làm ảnh hưởng quá trình phát triển, nhất là yêu cầu phát triển bền vững đang đặt ra ngày càng quyết liệt hơn. Cần phải có những chiến lược, biện pháp giải quyết ngay và phòng ngừa trước khi quá muộn.

- Lượng CTNH phát sinh tại đây là lớn, trung bình tăng đều qua các năm. Lượng CTNH phát sinh vào năm 2012 tăng gấp 1,3 lần so với năm 2011, và tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010.

- Về công tác quản lý CTNH tại các doanh nghiệp chưa được thực hiện triệt để:

+ Thực tế cho thấy trong thời gian qua, lượng CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp chưa được thống kê, thu gom, xử lý và kiểm soát chặt chẽ, chưa đạt độ chính xác cao.

+ Hiện tại trên địa bàn thành phố có 4 cơ sở được cấp phép hành nghề quản lý CTNH; có 160/500 doanh nghiệp (chiếm 32%) đã đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

+ Các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về quản lý CTNH nhưng công tác quản lý CTNH tại các doanh nghiệp đều chưa được thực hiện đúng bài bản, có nhiều vấn đề trong văn bản chưa phù hợp với điều kiện thực tế.

5.2 Kiến nghị

Để thực hiện tốt công tác quản lý CTNH trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Phổ biến các thông tin về CTNH, đăng ký Sổ chủ nguồn thải CTNH lên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Cần có cán bộ chuyên trách về môi trường tại các doanh nghiệp, cán bộ chuyên môn về CTNH để nâng cao năng lực quản lý CTNH cho các doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

- Các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc Quy chế quản lý CTNH như: đăng ký quản lý CTNH, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý tiêu hủy CTNH, quản lý CTNH ngay từ nguồn phát sinh cho đến khi chúng được xử lý tiêu hủy hoàn toàn.

- Từng bước cải thiện và nâng cấp các hệ thống tái chế, xử lý CTNH đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.

- Các chủ nguồn thải thực hiện theo đúng trách nhiệm của mình, lập báo cáo quản lý CTNH định kì 06 tháng/lần gửi về Sở TN&MT thành phố Hải Phòng.

- Ban hành các chế tài hợp lý, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu để các doanh nghiệp dễ dàng đăng ký quản lý CTNH.

- Khuyến kích, khen thưởng kịp thời các cơ sở thực hiện quản lý CTNH theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý CTNH tại TP Hải Phòng (Trang 81 - 83)