Công tác quản lý nhà nước về CTNH trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý CTNH tại TP Hải Phòng (Trang 72 - 75)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.5Công tác quản lý nhà nước về CTNH trên địa bàn thành phố Hải Phòng

nguy hại, chất thải khó phân hủy. Trong đó, có khoảng 415 tấn được tái chế và bán, số còn lại được xử lý, nhưng chỉ có khoảng 10% được xử lý đúng quy trình. Còn lại phần lớn chất thải nguy hại, khó phân hủy này đang được thu gom, chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, tiềm ẩn mối nguy cơ cao về ô nhiễm đất và nước.

4.3.5 Công tác quản lý nhà nước về CTNH trên địa bàn thành phố Hải Phòng Phòng

Hiện nay, việc tổ chức quản lý CTNH trên địa bàn thành phố Hải Phòng được thực hiện như sau:

Nguồn phát sinh

Thu gom, lưu giữ tại nguồn

Vận chuyển Lưu trữ Xử lý Cơ sở tự thực hiện Đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH Giám sát của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường

Hình 4.4. Hệ thống quản lý CTNH tại thành phố Hải Phòng

CTNH phát sinh từ các cơ sở sản xuất, các KCN hằng ngày các doanh nghiệp thu gom và lưu trữ tại các bãi tập kết rác thải, sau đó lượng chất thải này sẽ được Công ty Môi trường Đô thị, các Công ty Dịch vụ Công ích đảm nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý tiêu hủy. Chất thải CTNH được chia làm 2 phần: CTNH có thể tái chế và CTNH không tái chế.CTNH có thể tái chế một phần có thể trao đổi trực tiếp với các nhà máy có nhu cầu trong chính KCN đó, phần còn lại sẽ thông qua các đơn vị thu mua phế liệu cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu hoặc các đơn vị tái chế nằm ngoài KCN. CTNH không thể tái chế được thu gom tập trung về trạm trung chuyển của KCN. Tại đây chất thải một lần nữa được phân loại, lưu giữ trong thời gian lưu trữ không quá 30 ngày cho đến khi được vận chuyển về các khu xử lý. CTNH được phân loại tại nhà máy, sau đó được đưa về trạm trung chuyển của KCN. Các thùng chứa, bao bì đựng CTNH, nơi lưu trữ và các nguyên tắc khác về việc lưu trữ CTNH sẽ được tuân thủ nghiêm túc theo các quy định an toàn đối với CTNH, và quyết định 155 của chính phủ. Từ trạm trung chuyển, CTNH sẽ được đưa về các công ty có chức năng để xử lý.

Kết hợp với việc các doanh nghiệp tự quản lý, thì việc các cấp các ngành có trách nhiệm theo dõi giám sát các hoạt động quản lý CTNH từ các doanh nghiệp này giúp các cơ sở hoàn thiện hơn về việc quản lý CTNH cho hợp lý, tuân theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây là một số nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan có chức năng trên địa bàn thành phố Hải Phòng:

• Sở Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm chung đối với tình hình quản lý CTNH trên địa bàn thành phố Hải Phòng như sau:

- Phối hợp với sở ban ngành và địa phương hỗ trợ các khu công nghiệp, các nhà máy ngoài khu công nghiệp ứng cứu và khắc phục sự cố môi trường.

- Hướng dẫn, hỗ trợ ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo, thanh tram kiểm tra định kì, đột xuất các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Thẩm định về mặt môi trường các dự án xin đầu tư theo phân cấp và theo hướng dẫn, các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên Môi trường.

- Cấp và thu hồi các văn bản có liên quan đến yêu cầu thẩm định đạt tiêu chuẩn môi trường cho các công trình xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn, của các cơ sở hoạt động trên địa bàn thành phố.

- Hướng dẫn kiểm tra các quy định về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách môi trường thuộc các khu chế xuất, khu công nghiệp và phòng quản lý môi trường ở các địa phương.

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra theo phân cấp.

- Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị trong phạm vi quyền hạn được giao.

- Những năm gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng được chú trọng, tuy nhiên do nguồn nhân lực hạn chế nên công tác thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng hết các nhu cầu thực tế đặc biệt là công tác hậu thanh tra, giám sát.

• Chi cục bảo vệ môi trường có nhiệm vụ:

- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị trong phạm vi quyền hạn được giao.

- Kiểm tra định kì, đột xuất các hoạt động bảo vệ môi trường. - Phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường.

- Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về ô nhiễm môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao.

- Giám sát việc quản lý CTNH theo quyết định 155 của thủ tướng Chính phủ trong phạm vi khu công nghiệp.

•Đối với Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng:

- Thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

- Phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc đề án bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường”.

- Theo dõi, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào nhà máy xử lý nước thải tập trung theo đúng hợp đồng đã ký kết.

- Việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý CTNH tại TP Hải Phòng (Trang 72 - 75)