Công tác quản lý chất thải nguyhại hiện hay ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý CTNH tại TP Hải Phòng (Trang 41 - 44)

c. Ảnh hưởng đến môi trường không khí

2.4.1 Công tác quản lý chất thải nguyhại hiện hay ở Việt Nam

Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp của các bộ, ngành và các địa phương hiện nay chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tế. Theo Worldbank (2004), khối lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm. Trong đó rác thải sinh hoạt đô thị và nông thôn khoảng 12,8 triệu tấn (chiếm 85%), rác công nghiệp khoảng 2,7 triệu tấn (chiếm 18%), rác y tế 21.000 tấn (chiếm 0,14%), chất thải nguy hại từ công nghiệp là 130.000 tấn (chiếm 0,87%), và chất thải nguy hại trong nông nghiệp khoảng 45 ngàn tấn. Dự báo năm 2010 lượng chất thải rắn tăng từ 24% đến 30% [6].Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải đang là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước. Hiện nay, phần lớn các tỉnh, thành phố chưa có các bãi chôn lấp chất thải được xây dựng đúng quy cách đảm bảo vệ sinh môi trường, ngoại trừ một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng (có nơi đã hoặc đang tiến hành xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh). Công tác quy hoạch và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở một số tỉnh, thành phố còn gặp nhiều khó khăn như về quỹ đất, (đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng đông dân cư), vốn đầu tư xây dựng, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân ở các vùng dự kiến quy hoạch bãi chôn lấp chất thải... Chưa có mức phí hợp lý cho quản lý chất thải, mức thu phí hiện tại cho quản lý chất thải chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho yêu cầu của công tác quản lý chất thải. Ngân sách nhà nước chi cho việc thu gom, xử lý chất thải còn ở mức rất thấp.Trên toàn quốc chưa có một cơ sở xử lý tập trung đối với các chất thải công nghiệp nguy hại.Các chất thải không được phân loại, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được tập trung chôn lấp đơn giản tại cùng một địa điểm.Một số cơ sở công nghiệp có nhiều chất thải nguy hại đang phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại chờ xử

lý. Phần lớn các chất thải y tế thu gom được từ các bệnh viện, trạm y tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được thiêu đốt tại các lò đốt đạt yêu cầu vệ sinh môi trường mà còn được chôn lấp chung với các chất thải sinh hoạt. Hiện tại, Chính phủ đã thông qua dự án 25 lò đốt chất thải rắn từ nguồn vốn ODA để lắp đặt cho các bệnh viện. Tuy nhiên việc quản lý và xử lý chất thải rắn y tế còn nhiều khó khăn như [3]:

 Thiếu kinh phí đầu tư xây dựng, vận hành và tổ chức quản lý cơ sở xử lý chất thải.

 Thiếu phương tiện, dụng cụ chuyên dụng cho việc thu gom và xử lý chất thải.

 Các bệnh viện thiếu kinh phí dành cho việc mua túi nhựa, thùng chứa rác, xe vận chuyển chất thải chuyên dụng. Hiện nay trong nước mới chỉ có một vài cơ sở sản xuất túi, thùng, xe vận chuyển chất thải chuyên dụng trong bệnh viện. Giá thành sản phẩm còn cao, chưa phù hợp với đáp ứng về ngân sách cho các bệnh viện.

 Một số phương tiện chuyên dụng như: xe vận tải chuyên dụng thu gom chất thải y tế từ các bệnh viện đến nơi xử lý, nhà lạnh lưu giữ chất thải tại bệnh viện trước khi mang đi xử lý rất đắt tiền nên không có đủ vốn đầu tư. Mặc dù hiện nay Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại nhưng còn thiếu khá nhiều các các tiêu chuẩn thải đối với các chất thải nguy hại, thiếu các quy trình công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý một số các chất thải nguy hại. Còn thiếu một hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy về quản lý chất thải nguy hại, thiếu sự đầu tư ngân sách của các cấp chính quyền và các bộ, ngành trong việc quản lý chất thải nguy hại. Chưa có các biện pháp, công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý các chất thải nguy hại do sản xuất công nghiệp và các bệnh viện thải ra.

Việc thu gom CTR công nghiệp và CTNH chủ yếu do các công ty môi trường đô thị cấp tỉnh thực hiện. Lượng CTNH còn lại do các công ty/ doanh nghiệp tư nhân được cấp phép đảm trách việc thu gom, vận chuyển [3].

Tổng lượng CTNH phát thải của Việt Nam trong năm 2003 vào khoảng 160 ngàn tấn và dự báo tăng lên khoảng 500 ngàn tấn vào năm 2010 [11]. Tuy nhiên, theo báo cáo của 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2009, số lượng CTNH phát sinh từ các địa phương này đã vào khoảng 700 ngàn tấn. Riêng số lượng CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi Trường cấp phép trong năm 2009 là hơn 100 tấn, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ tổng lượng phát sinh [7].

Trên địa bàn Tp. Hà Nội cũ, tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh tại các KCN khoảng 750 tấn/ngày, nhưng mới chỉ thu gom được khoảng 637 – 675 tấn/ngày. Trong đó, CTNH khoảng 97 – 112 tấn/ngày chiếm (13 – 15%), thu gom được khoảng 58 – 78,4 tấn/ngày (chiếm khoảng 60 – 70%) [10].

Tại khu vực phía Nam, số lượng doanh nghiệp hoạt động và được cấp phép trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp nguy hại nhiều hơn và tỉ lệ thu gom cao hơn. Trong tổng số 23 công ty được Bộ TN&MT cấp phép tại Tp.HCM có 16 công ty hành nghề vận chuyển CTNH và 20 công ty hành nghề xử lý CTNH. Công ty Môi trường đô thị Tp.HCM (CITENCO) có trách nhiệm thu gom, vận chuyển chất thải tại Tp.HCM và cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải của các doanh nghiệp trong các KCN. Thành phố đã ban hành Quy định về thời gian và tuyến đường vận chuyển CTNH trên địa bàn thành phố, theo đó kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2007, CTNH phát sinh từ các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất bắt buộc phải được vận chuyển trên các tuyến đường vành đai. Chất thải phát sinh từ các cơ sở ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phải được vận chuyển trên các tuyến đường xuyên tâm đến các tuyến đường vành đai [10].

Một số KCN có cơ sở hạ tầng và công ty dịch vụ thuộc Ban quản lý các KCN phụ trách công tác thu gom chất thải. Tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp trung bình đang tăng lên cả ở trong và ngoài KCN, nhưng vẫn còn thấp ở một số thành phố.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý CTNH tại TP Hải Phòng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w