Đánh giá công tác quản lý CTNH tại Thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý CTNH tại TP Hải Phòng (Trang 75 - 77)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.6 Đánh giá công tác quản lý CTNH tại Thành phố Hải Phòng

a/ Mặt tích cực

- Hiện nay, thành phố đã có các biện pháp tăng cường công tác quản lý CTNH như lồng ghép vấn đề quản lý CTNH trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, các tổ chức. Khuyến kích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia thu gom và xử lý CTNH trên địa bàn thành phố.

- Điều đó chứng tỏ rằng ý thức quản lý CTNH của các doanh nghiệp ngày càng nâng cao, đồng thời công tác quản lý của thành phố ngày càng chặt chẽ hơn.

b/ Mặt tồn tại

Việc quản lý chất thải nguy hại gặp khó khăn do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại chưa đồng bộ, dễ hiểu; cơ quan bảo vệ môi trường chưa đủ nhân lực, trang thiết bị và kinh phí để thống kê đầy đủ các nguồn CTNH trên địa bàn; một số cơ sở chưa tự giác chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại; sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành và địa phương chưa hiệu quả; công tác kiểm tra, thanh tra chưa được thường xuyên và việc xử lý vi phạm còn ít, chưa kịp thời vì thế chưa đủ sức răn đe.

- Hệ thống quản lý CTNH của thành phố còn bó hẹp: các đơn vị chức năng chưa tham gia đầy đủ, chỉ có sự tham gia chủ yếu của sở TN&MT và các cơ sở phát sinh CTNH.

- Tỷ lệ đăng ký, quản lý CTNH của các chủ nguồn thải CTNH đạt 32% (160/500 doanh nghiệp), nên việc đánh giá về tình hình phát sinh CTNH còn chưa đạt độ chính xác cao. Mất nhiều thời gian cho việc đăng ký, khảo sát tất cả các nguồn thải phát sinh. Thiếu kinh phí để xác định tính nguy hại của chất thải.

- Các cơ quan nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu buộc doanh nghiệp phải kê khai các nguồn phát sinh chất thải (chủ yếu dựa vào nhận thức của doanh nghiệp), việc kiểm tra, giám sát vẫn còn gặp nhiều hạn chế.

- Hầu hết các doanh nghiệp chưa hình thành được đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng. Các doanh nghiệp lớn, thường là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cán bộ phụ trách về môi trường.

- Phần lớn các doanh nghiệp chỉ tiến hành thu gom, phân loại CTNH tại nguồn mà chưa tiến hành xử lý. Các doanh nghiệp có lượng CTNH ít nên chưa kí hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH.

- Về vấn đề thu gom CTNH, các KCN chưa có quản lý chung mà các doanh nghiệp tự tìm đối tác kí hợp đồng. Đó là nguyên nhân CTNH chưa được quản lý tập trung, và làm cho công tác thu gom thực hiện một cách manh mún, không triệt để.

- Một số dự án xây dựng khu chôn lấp CTNH đã được lập và đang thực hiện , nhưng còn bị hạn chế về diện tích và quy mô dẫn đến việc xây dựng có tính chất tạm thời và cục bộ.

- Ý thức của cộng động trong việc quản lý CTR chưa cao.

- Mặt khác, việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại, khó phân hủy trên địa bàn Hải Phòng hiện do các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ. Trong khi đó, chỉ có 4 đơn vị được cấp phép làm việc này (3 đơn vị do Bộ TN&MT cấp, 1 đơn vị do UBND thành phố Hải Phòng cấp). Việc có ít đơn vị hoạt động ở lĩnh vực này đang khi 4 DN được cấp phép thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, nhưng lại có đến 3 DN hoạt động chủ yếu ở tỉnh ngoài. Thậm chí, chỉ có 2/4 DN có dịch vụ vận chuyển, thu gom chất thải nguy hại thuộc loại chất thải rắn, khó phân hủy, còn 2 DN khác chủ yếu thu gom và xử lý dầu FO, dầu thải.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý CTNH tại TP Hải Phòng (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w