Địa hình của Việt Nam được đặc trưng bởi đồi núi che phủ hầu hết phía Bắc, Tây, và miền Trung của Việt Nam. Diện tích còn lại là đồng bằng từ đất
bồi và lưu vực với một mạng lưới khá dày đặc các sông ngòi. Nước mặt bao gồm sông, hồ chứa, kênh, hồ ao được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam như là một nguồn nước ăn uống, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp. Chúng cũng được sử dụng như là nguồn nhận nước thải công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt là ở khu vực đô thị, nơi chưa có đủ hệ thống xử lý nước thải đô thị [2].
Về chất lượng nước ngầm ở Việt Nam vẫn tốt trừ một số nơi bị nhiễm sắt, mangan cao và ở một số vùng ven biển bị nhiễm mặn. Hiện nay, chỉ có khoảng 15% nước ngầm khai thác được cấp vào hệ thống cấp nước máy do nước mặt có sẵn và rẻ hơn. Tuy nhiên, nhu cầu đang tăng lên ở những nơi thiếu nguồn nước mặt như Đồng Nai và đồng bằng sông Mêkông, và đã có những dấu hiệu nhiễm bẩn cục bộ do chôn chất thải hay nước mặt bị ô nhiễm [2].
Ở Việt Nam trừ các nhà máy nước ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt, đa số các hệ thống thoát nước đô thị không đủ và cấp nước chất lượng kém. Khoảng 30% nhu cầu nước đô thị được cấp bởi nước ngầm, lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, và Hải Phòng [2].
Nhiễm bẩn nước ngầm ở khu đô thị, đặc biệt là Hà Nội ngày càng nghiêm trọng, nơi màtoàn bộ dân cư phải dựa vào nước ngầm đối với nước ăn uống và sinh hoạt.