c. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
2.1.4.2 Tác động của CTNH đến sức khỏe con ngườ
CTNH xâm nhập vào cơ thể qua: tiếp xúc qua da, do ăn uống, hít thở… Khi ở liều lượng nhất định cơ thể sẽ bị kích thích có các phản ứng bằng ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hay cơ quan khác của con người như gan, thận [4].
- Độc mãn tính: do độc chất có thể tích lũy trong cơ thể sống nếu thường xuyên tiếp xúc nên ở một nồng độ nhất định (dướng ngưỡng), chưa gây chết hay những ảnh hưởng bất thường (như đối với nhiễm độc cấp) mà lâu dài sẽ gây những bệnh tật nguy hiểm, gây đột biến gen, ung thư, gây ảnh hưởng lên tính di truyền hay ảnh hưởng lên thai nhi. Những chất độc mà có khả năng tích lũy dần trong cơ thể, có thể gây tác hại về lâu dài như trên là chất có độc tính mãn tính [4].
- Độc cấp tính: là tác động gây chết một nhóm sinh vật sau một thời gian tiếp xúc ngắn (24h – 96h) với một tác động chất độc. thường xảy ra khi nồng độ tác động độc hại cao nên số cá thể bị nhiễm độc không lớn [4].
Một số rủi ro, thảm họa môi trường do phát triển công nghiệp nói chung và CTNH nói riêng gây ra trên thế giới:
Ô nhiễm bùn than Tennessee
Vào ngày 22/12/2008, kho chứa bùn than rộng 80 mẫu của nhà máy Fossil Plant bị vỡ gây ô nhiễm một vùng rộng tới trên 300 mẫu, phá hủy ngay 15 gia đình, gây ô nhiễm thạch tín, thủy ngân và chì. Sau 1 năm, sản phẩm phụ của nhà máy đã tung ra môi trường khoảng 18 tấn thạch tín, gần 20 tấn chì, 0,5 triệu cân barium, 40.000 kg crom và 600.000kg măng gan. Các chất chất kim loại này đã gây lên một loại các loại bệnh như ung thư, gan và các biến chứng về bệnh thần kinh và nhiều rủi ro khác về sức khỏe [18].
Ô nhiễm amiang ở Libby, Montana
Vụ ô nhiễm amiang tại nhà máy WR Grace ở Libby, Montanna, Mỹ được xem là thảm họa môi trường kinh hoàng. Bụi ô nhiễm amiang đã phát tán vào
không khí, làm cho 200 người bị thiệt mạng và trê 1.000 người khác bị mắc bệnh, phổ biến là các loại bệnh nan y như ung thư, tim mạch, khuyết tật bẩm sinh [18].
Nhiễm độc chì Picher
Vụ nhiễm độc chì Picher ở Oklahoma cả một vùng rộng lớn tới 25.000 mẫu đã bị nhiễm độc chì nghiêm trọng, nguồn nước ở các vùng lân cận biến thành màu vàng, ngấm vào đất vào nguồn nước sinh hoạt, làm cho nhiều người bị mắc bệnh nghiêm trọng, nhất là trẻ em, người già [18].
Thảm họa Minamata, Nhật Bản, 1956
Năm 1956 và năm 1968, người ta phát hiện ra những người mắc bệnh ở Minamata với biểu hiện chân tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ, nói lắp bắp, rú lên vì đau đớn và trải qua những cơn co thắt,… 106 công nhân của Minamata đã chết trong thời gian 1 thập kỷ, và nhiều nạn nhân khác trở nên mù, điếc hoặc mất trí…
Nguyên nhân của các căn bệnh này là do công ty Chisso gây ra, các nhà máy hóa chất trong công ty này đã thải ra quá nhiều lượng thủy ngân hữu cơ độc hại làm có cá bị nhiễm độc. Khi ăn cá thủy ngân hữu cơ đã xâm nhập vào cơ thể con người, chúng tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương gây nên các căn bệnh trên [19].
2.2. CÔNG CỤ PHÁP LUẬT VÀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI