KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm năng lượng, ít khai thác tài nguyên thiên nhiên. Giảm thiểu và xử lý tốt chất thải là tiêu chí cạnh tranh nhau giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chính sách ưu đãi cho những dự án đầu tư ngành nghề xử lý ô nhiễm: ưu đãi về giá thuế đất, hỗ trợ vay vốn ưu đãi… Có chế độ khen thưởng xứng đáng, động viên những đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý CTNH cũng như có biện pháp xử phạt, chấn chỉnh những đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xem xét và rà soát Quy chế quản lý CTNH để trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung nhằm phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay để các đơn vị có thể triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả.
+ Thành phố cần giao cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường khảo sát, liệt kê cụ thể các cơ sở có phát sinh nguồn rác thải nguy hại trên địa bàn.
+ Trên cơ sở quan trắc, cần đưa ra những dự báo để từ đó bố trí, sắp xếp các đơn vị (đủ điều kiện) thu gom, vận chuyển và xử lý. Đặc biệt, nên có các cơ chế, chính sách thỏa đáng để khuyến khích các DN thu gom, xử lý loại rác thải mang tính đặc thù này. Đồng thời Xây dựng mô hình quản lý, thu gom, xử lý CTNh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH.
+ Đẩy mạnh công tác thẩm định thủ tục, cấp giấp phép đăng ký chủ nguồn thải, giấy phép liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý CTNH.
+ Triệt để thực hiện công tác kê khai CTNH đối với tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
+ Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai báo, đăng ký quản lý và xử lý chất thải công nghiệp nói chung và CTNH nói riêng tại các doanh nghiệp nhằm từng bước đưa công tác quản lý CTNH vào quy mô, nề nếp.
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra (thường xuyên, định kỳ, đột xuất) tại các cơ sở doanh nghiệp về quản lý CTNH trên địa bàn thành phố.
- Triển khai chương trình hợp tác về bảo vệ môi trường với các đơn vị có liên quan: Sở Tài nguyên Môi trường các địa phương, các tổ chức kinh tế, hiệp hội các nhà đầu tư, trường học, các viện nghiên cứu… Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật, hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực quản lý, xử lý CTNH.
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, tập huấn việc thực hiện Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011, thường xuyên phổ biến cập nhật quy định về môi trường cho các doanh nghiệp đảm bảo tăng cường quản lý chất thải nguy hại, nâng cao nhận thức và thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành các quy định.
- Phối hợp với địa phương trong việc kiểm tra việc thực hiện cấp Giấy phép quản lý CTNH trên địa bàn thành phố.
- Ban hành các biện pháp chế tài và kiên quyết xử phạt nghiêm đối với các đơn vị không tuân thủ theo quy định về quản lý CTNH.