Lượng chất thải nguyhại phát sinh tại thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý CTNH tại TP Hải Phòng (Trang 62 - 65)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2 Lượng chất thải nguyhại phát sinh tại thành phố Hải Phòng

Hiện tại, Sở TN&MT thành phố Hải Phòng chỉ thống kê được tổng lượng CTNH phát sinh đối với các doanh nghiệp đã đăng ký sổ chủ nguồn thải và có báo cáo CTNH định kỳ, chưa có số liệu thống kê đầy đủ tổng lượng CTNH phát sinh từ tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố qua các năm. Theo dữ liệu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được Sở TN&MT Hải Phòng cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH từ năm 2010 – 2012, thì lượng CTNH phát sinh tại thành phố như sau:

Bảng 4.4. Lượng phát sinh CTNH tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng qua các năm 2010, 2011, 2012

Năm CTNH (tấn/năm)

2010 5.177,77

2011 9.982,98

2012 13.126,00

(nguồn sở TNMT Hải Phòng - 2013)

Ta thấy lượng CTNH phát sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng tăng từ 5.177,77 tấn/năm (năm 2010) đến 13.126 tấn/năm (năm 2012). Lượng CTNH phát sinh vào năm 2012 tăng gấp 1,3 lần so với năm 2011, và tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010. Theo dự báo của sở TN&MT Hải Phòng đến năm 2013 lượng CTNH phát sinh sẽ lên tới 16.000 tấn.

Từ bảng 4.4 ta có biểu đồ so sánh lượng CTNH phát sinh tại thành phố Hải Phòng qua các năm 2010, 2011, 2012 như sau:

Hình 4.3. Biểu đồ lượng CTNH phát sinh tại địa bàn thành phố Hải Phòng

Lượng CTNH tăng lên qua các năm là do có sự gia tăng các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát sinh CTNH được cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH.

Số liệu từ hồ sơ đăng ký CTNH của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2012, khối lượng CTNH phát sinh tại một số cơ sở điển hình được trình bày trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Khối lượng CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp điển hình đã đăng ký hồ sơ chủ nguồn thải CTNH

STT Tên doanh nghiệp Khối lượng CTNH

(kg/năm)

1 Toyota Gosei HP 348.984

2 Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí PVOIL HP

34.830

3 Yanagawa Seiko 114.456

4 IKO THOMPSON VN 89.400

5 Công nghiệp Nishina VN 48.000

6 Toyota Boshoku HP 370.000

7 Công ty TNHH GE VN 44.992

Công ty TNHH MTV – XN Tổng kho xăng dầu Đình Vũ

9 Chế tạo máy Hongyuan HP VN 32.610 10 Công ty hóa chất Soft SCC 27.660

(Nguồn: sở TN&MT Hải Phòng – 2012)

Với hiện trạng CTNH của thành phố như vậy, nhưng số công ty có chức năng vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH chỉ có 4 công ty. Dưới đây là lượng CTNH được xử lý tại 4 doanh nghiệp đã thu gom và xử lý như sau:

Bảng 4.6. Lượng CTNH được xử lý tại các doanh nghiệp có chức năng trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Công ty Năm 2011

(tấn/năm)

Năm 2012 (tấn/năm)

Công ty TNHH Tân Thuận Phong

7.033,1 13.048,0

Công ty cổ phần Thương mại Hải

Đăng 1.660,0 1.665,4 Công ty cổ phần Hòa Anh 1.130,4 1.182,6 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Toàn Thắng 159,5 317,0 Tổng 9.982,9 16.213,1

(Nguồn: Sở TN&MT Hải Phòng - 2012)

Từ bảng 4.4, bảng 4.5 và bảng 4.6 ở trên ta thấy năng lực thu gom rác thải của 4 đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTNH của thành phố đã được cải thiện đáng kể trong hai năm từ 2011 – 2012, nếu như năm 2011 con số thu gom của

4 đơn vị này chỉ là 9.982,9 (tấn/năm), thì đến năm 2012 con số này đã tăng gần gấp đôi với 16.213,1(tấn/năm).

Tổng lượng CTNH phát sinh trên đại bàn thành phố năm 2012 (13.126 tấn) nhỏ hơn tổng lượng CTNH xử lý tại các doanh nghiệp có chức năng (16.213,1 tấn). Nguyên nhân là do CTNH không chỉ phát sinh từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố mà các doanh nghiệp này còn tiếp nhận nguồn CTNH từ các cơ sở sản xuất ở các tỉnh vùng khác. Các doanh nghiệp xử lý CTNH có công suất đáp ứng được nhu cầu về xử lý CTNH trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý CTNH tại TP Hải Phòng (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w