Các yếu tố cơ bản tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu (Trang 88 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Các yếu tố cơ bản tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ

công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu

3.2.5.1. Các nhân tố khách quan

Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu chịu nhiều tác động khách quan từ cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước, cơ bản như sau:

* Sự thay đổi về tổ chức bộ máy quản lý cấp tỉnh

Do chia tách tỉnh Lai Châu cũ thành tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu, một bộ phận cán bộ của tỉnh cũ được giữ lại tại Điện Biên, tỉnh Lai Châu mới

chỉ được trang bị ban đầu 14 cán bộ chủ chốt, để đạt được số lượng cán bộ công chức, viên chức của ngành như hiện nay, hầu hết đều phải tuyển dụng từ sinh viên các trường chuyên nghiệp tốt nghiệp ra, hoặc điều động, chuyển công tác từ nơi khác về. Hơn nữa là tỉnh mới chia tách đang thiếu nhiều người làm việc nên buổi ban đầu công tác tuyển dụng chưa thực sự được bài bản, chủ yếu là xét tuyển, dẫn đến đầu vào chưa cao. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành đòi hỏi phải đào tạo lại rất nhiều, đồng thời từng bước rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách, tạo nguồn mới có được chất lượng như hiện nay.

Hơn nữa, năm 2008, Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em tỉnh giải thể theo chủ trương của Trung ương, sát nhập một bộ phận cán bộ công chức, viên chức, một số nhiệm vụ về ngành Lao động -TBXH cũng là thời điểm tác động ít nhiều đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành.

* Cơ chế, chính sách trong công tác cán bộ

Quá trình hội nhập sâu rộng của đất nước, tác động mạnh mẽ đến việc cải cách hành chính, trong đó có cải cách chất lượng đội ngũ cán bộ. Do yêu cầu đòi hỏi cải cách về tổ chức bộ máy cán bộ nên nhà nước ban hành rất nhiều quy định về công tác cán bộ, song thiếu đồng bộ, có lúc còn chồng chéo khi đưa vào thực hiện còn vướng mắc.

Một số chế độ đãi ngộ chậm được đổi mới như: tiền lương, các khoản phụ cấp lương nên khó khuyến khích đội ngũ cán bộ hết sức làm việc. Trên thực tiễn nhiều cơ chế về đánh giá sử dụng cán bộ còn bất cập, dẫn đến nhiều lỗ hổng trong việc sử dụng, bố trí, tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ nên còn nhiều tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng, chất lượng cán bộ công chức, viên chức nói chung, ngành Lao động -TBXH nói riêng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh

Lai Châu là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thu ngân sách địa bàn chưa cao, chủ yếu còn do Trung ương cấp, điều kiện giao thông chia cách, trình độ dân trí không đồng đều… tác động đến chất lượng cán bộ của ngành rất nhiều. Do điều kiện kinh tế - xã hội nên một số chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện nhưng

hạn chế, không có nhiều kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị tạo điều môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ công chức, viên chức. Nhiệm vụ của ngành thực hiện trên nhiều lĩnh vực song số người làm việc hiện có chưa đáp ứng được nhiệm vụ nhưng cũng không có nhiều điều kiện để hợp đồng thêm lao động… Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế dẫn đến việc bổ sung, nhiều điều kiện lựa chọn thay thế trong công tác cán bộ hạn chế, một số cán bộ cũng thật sự yên tâm công tác tại địa phương dẫn đến còn dao động nhiều, chất lượng chưa cao.

3.2.5.2. Các nhân tố chủ quan

Chưa quy định cụ thể trình độ chuyên môn, chuyên ngành của từng vị trí việc làm, từng chức danh theo chức năng, nhiệm vụ của ngành nên trong việc tuyển dụng công chức, viên chức còn có trường hợp cán bộ được tuyển dụng có chuyên môn đào tạo chưa phù hợp với vị trí việc làm, chất lượng làm việc chưa cao.

Việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chưa kiểm soát chặt chẽ, một số công chức, viên chức được cử đi học chưa có trong kế hoạch, chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế và vị trí việc làm. Việc đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý luận chưa đi sâu vào kỹ năng thực hành, trải nghiệm thực tế đặc biệt là cách thức, phương pháp xử lý tình huống, kỹ năng soạn thảo văn bản nên nhiều cán bộ công chức, viên chức đã qua đào tạo, bồi dưỡng những vẫn gặp khó khăn, lúng túng trong giải quyết công việc cụ thể. Đào tạo chưa thực sự gắn với quy hoạch, vẫn còn một bộ phận cán bộ công chức, viên cưhcs có quan niệm học chạy theo bằng cấp nên xảy ra tình trạng một người học nhiều lớp cùng thời điểm, không đảm bảo chất lượng học tập. Một số chưa có ý thức tự giác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa thực hiện nghiêm túc những chế độ bồi dưỡng bắt buộc đối với cán bộ công chức, viên chức theo quy định.

Việc bố trí, sử dụng công chức, viên chức có những chỗ chưa hợp lý, bộc lọ nhiều thiếu sót, chưa phát huy được năng lực, sở trường của từng người, phân công nhiệm vụ vẫn theo ý chủ quan của người có thẩm quyền, chưa xem xét toàn diện năng lực cán bộ dẫn đến tình trạng có người làm không hết việc, có người không biết việc mà làm. Công tác hướng dẫn, bồi dưỡng những kỹ năng công việc còn hạn chế, nhiều cán bộ công chức, viên chức ít được truyền đạt kinh nghiệm trong công việc nên xử lý lúng túng, chất lượng thấp.

Trong kiểm điểm đánh giá công chức, viên chức còn biểu hiện nể nang, ngại va chạm, đóng góp ý kiến chưa sâu sát dẫn đến việc đánh giá còn khó khăn, người có thẩm quyền đánh giá có lúc còn nhận định chủ quan nên việc đánh giá công chức, viên chức theo các tiêu chí chưa chính xác. Một số tiêu chí trong đánh giá công chức, viên chức khó định lượng, đo lường, còn mang định tính nên khó xác định mức độ để làm thước đo đánh giá công chức, viên chức, nhất là kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ là thước đo chính song để lượng hóa, đo lường chính xác rất khó khăn. Dẫn đến việc đánh giá cán bộ không chính xác, làm ảnh hưởng đến sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

Việc quy hoạch cán bộ đôi lúc còn mang tính thủ tục, chưa thực sự sử dụng tốt quy hoạch cán bộ, chưa quan tâm đúng mức đến nguồn quy hoạch trong tương lai, dẫn đến hiện tượng quy hoạch treo, không sử dụng được nguồn quy hoạch tại chỗ. Khi cần thiết bổ nhiệm những vị trí chủ chốt cấp có thầm quyền không xem xét cụ thể, toàn diện dẫn đến nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa có chuyên môn sâu, điều hành chỉ đạo còn lúng túng.

Chế chính sách đãi ngộ chưa rõ ràng, còn mang tính bình quân, chưa thực sự thu hút được người có năng lực, chưa khuyến khích được cán bộ công chức, viên chức làm việc trách nhiệm, nhiệt tình, phát huy tối đa năng lực, sở trường cán bộ.

Công tác quản lý, kiểm tra chất lượng làm việc của cán bộ công chức, viên chức còn chưa đúng mức. Quản lý không gắn với hiệu quả công việc,

chất lượng lượng của cán bộ công chức, viên chức thường quản lý theo hồ sơ, báo cáo. Một số cán bộ công chức, viên chức đặt ngoài sự quản lý, kiểm tra của tổ chức. Tinh thần xây dựng tập thể, cơ quan hạn chế, kiểm tra, giám sát còn mang tính hình thức, còn nặng tính chủ quan.

Việc nắm bắt tư tưởng cán bộ công chức, viên chức chưa kịp thời, chưa giải quyết dứt điểm hiện tượng cục bộ, bè phái, một số đơn vị chưa thật sự dân chủ … ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công tác của cán bộ công chức, viên chức trong ngành.

Sơ đồ 3.1: Các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, TBXH tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)