Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức,viên chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức,viên chức

1.1.2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Theo từ điển tiếng Việt thì “chất lượng” hiểu ở nghĩa chung nhất là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc” (trang 103, Từ điển Tiếng Việt).

Chất lượng của cá nhân được hiểu là tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe, trí tuệ, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức… Một cán bộ công chức không tồn tại một cách biệt lập mà phải được đặt trong một chỉnh thể thống nhất của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Vì vậy, quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng của từng cán bộ với chất lượng của cả đội ngũ.

Phân loại chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức bao gồm: + Chất lượng của từng cán bộ, cụ thể là phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ…

+ Chất lượng của cả đội ngũ với tính cách là một chỉnh thể, thể hiện ở cơ cấu đội ngũ được tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý về số lượng, độ tuổi bình quân…

Vì thế khái niệm chất lượng đối cán bộ, công chức, viên chức được hiểu chỉ là tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thích ứng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Từ những đặc điểm trên, có thể nói: Đặc thù chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động - thương binh và xã hội là một hệ thống những phẩm chất, giá trị được thể hiện qua phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ công chức, viên chức và cơ cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần của cả đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động- thương binh và xã hội.

Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được phản ánh thông qua các tiêu chí phản ánh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học,

các kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức…. của người cán bộ công chức, viên chức. Chất lượng còn bao hàm tình trạng sức khỏe của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, có đủ sức khỏe cho phép thực thi nhiệm vụ hiện tại và tương lai. Chất lượng được đánh giá cao hay thấp cần phải được so sánh với tiêu chuẩn thực hiện công việc ở mỗi công việc mà công chức, viên chức đang đảm nhận và mức độ thực tế kết quả thực hiện nhiệm vụ công việc của công chức, viên chức.

Nghiên cứu lịch sử hình thành nhà nước, cho chúng ta thấy mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đểu phải có một bộ máy nhà nước lành mạnh, trong đó năng lực và phẩm chất của đội ngũ những con người cụ thể hình thành nên bộ máy nhà nước ấy đóng vai trò quyết định. Họ chính là những người đại diện cho nhà nước với sứ mệnh tập hợp, tổ chức quần chúng nhân dân thực thi pháp luật, thực hiện chủ trương, chính sách để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện phát triển khác nhau của lịch sử mà được gọi với cái tên khác nhau, nhưng thực chất với ngôn từ hiện đại, họ chính là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của nhà nước.

Như vậy, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn vong và phát triễn mỗi quốc gia. Vấn đề đặt ra là nếu đội ngũ này có số lượng, cơ cấu hợp lý và chất lượng cao, được bố trí, sử dụng hợp lý ngang tầm với yêu cầu thì chẳng những đường lối, chính sách nhà nước được xây dựng đúng, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; mà việc tổ chức thực hiện đường lối chính sách ấy cũng sẽ là khả năng thực hiện. C. Mác đã khẳng định “ Muốn thực hiện được tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và thực hiện các dịch vụ công nhà nước.

Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cần phải xác định rõ những tiêu chính đánh giá chất lượng cán bộ công chức, viên chức cũng như hiểu rõ những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ công chức, viên chức

Các tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu bao gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Phẩm chất chính trị: Là tiêu chí quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của mỗi cán bộ, là kim chỉ nam để định hướng và thúc đẩy cán bộ thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao. Phẩm chất chính trị đó là nhiệt tình cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, tận tụy với công việc, hết lòng phụng sự nhân dân; cương quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện lệch lạc, trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Đạo đức: Đạo đức cán bộ là gốc, là nền tảng, là sức mạnh của cán bộ. Mỗi cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội thực sự phải là người luôn rèn luyện đạo đức cách mạng mọi lúc mọi nơi, trung thực, gương mẫu chấp hành, hướng dẫn vận động, tuyên truyền nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; gắn bó mật thiết với nhân dân; đồng thời tích cực phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực xã hội như: Quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chính sách nhà nước trục lợi cho cá nhân…

- Trình độ: Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành lao động - thương binh và xã hội thể hiện trên 4 khía cạnh sau:

+ Trình độ học vấn: Là tiền đề, nền tảng cho việc nhận thức, tiếp thu và vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội; hạn chế về trình độ học vấn sẽ dẫn

đến hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của ngành trong phạm vi toàn tỉnh; hạn chế về tầm nhìn, khả năng dự báo, cản trở việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

+ Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định, được biểu hiện qua những cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Đây là những kiến thức mà cán bộ ngành lao động- thương binh và xã hội phải có ở một trình độ nhất định để giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Trình độ chính trị: Trình độ lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm lập trường giai cấp công nhân của cán bộ nói chung. Thực tế cho thấy nếu cán bộ có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ có sức thuyết phục nhân dân trong quá trình thực thi các chính sách của ngành, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

Ngược lại, nếu cán bộ nào lập trường chính trị không vững vàng, lý luận chính trị non yếu hoặc hoạt động vì lợi ích cá nhân, thoái hoá biến chất sẽ mất lòng tin ở Nhân dân. Bản thân cán bộ đó hoạt động không đạt hiệu quả mà công việc đòi hỏi, thậm chí còn gây hại cho Nhà nước và Nhân dân . Chính vì thế́ , để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của ngành Lao động- TBXH thì cần phải nâng cao trình độ lý luận cho họ.

+ Trình độ quản lý nhà nước: Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình quản lý điều hành nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất, mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước và Nhân dân trong điều kiện nguồn lực có hạn. Yêu cầu cán bộ công chức của ngành phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể, đó là yêu cầu cơ bản và rất bức thiết.

- Năng lực: Hiểu chung nhất thì năng lực là những phẩm chất tâm lý mà nhờ chúng con người tiếp thu tương đối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng - kỹ xảo và tiến hành một hoạt động nào đó có hiệu quả.

Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ của con người và trình độ văn hóa. Năng lực thể hiện ở chỗ, con người làm việc tốn ít sức lực, ít thời gian, vật chất nhưng đem lại hiệu quả cao. Trong năng lực có năng lực chung và năng lực chuyên môn, giữa chúng có mối quan hệ ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau. Năng lực chung cho phép con người có thể thực hiện đạt kết quả những hoạt động khác nhau như: học tập, lao động, quản lý. Việc phát hiện ra năng lực con người thường căn cứ vào những dấu hiệu cơ bản sau: Sự hứng thú đối với công việc nào đó, sự dễ dàng tiếp thu kỹ năng nghề nghiệp, hiệu quả lao động cao đối với một loại công việc cụ thể nào đó. Có các loại năng lực như:

+ Năng lực tư duy lý luận + Năng lực tổ chức thực tiễn + Năng lực sáng tạo

+ Kỹ năng giao tiếp, ...

Bên cạnh các tiêu chí đánh giá trên, còn một số tiêu chí khác phản ánh chất lượng như: tiêu chí đánh giá theo độ tuổi, giới tính; sự tuân thủ kỷ luật; thực hiện văn hóa nơi công sở...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)