Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức của ngành lao động, thương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu (Trang 59 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.4.Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức của ngành lao động, thương

binh và xã hội tỉnh Lai Châu

3.1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Ngành lao động - thương binh và xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội).

Trình UBND tỉnh, UBND huyện: Quyết định, Chỉ thị, Kế hoạch, Quy hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, chương trình, đề án, dự án, cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở;

Trình UBND tỉnh, UBND huyện Quyết định, Chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;

Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về lao động, người có công và xã hội; thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành bao gồm các lĩnh vực sau: Việc làm; Dạy nghề; lao động, tiền lương, tiền công; an toàn lao động, vệ sinh lao động, chính sách đối với người có công; BHXH; Bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội; Bình đẳng giới;

3.1.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy * Đối với cấp tỉnh:

Thực hiện Quyết định số 17/2016/ QĐ - UBND, ngày 04/7/2016 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu, cơ cấu tổ chức bộ máy gồm:

+ Lãnh đạo Sở gồm: Giám đốc và các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị.

+ Về cơ cấu tổ chức gồm:

a) Các tổ chức hành chính gồm:

- Văn phòng; - Thanh tra Sở;

- Phòng Kế hoạch - Tài chính;

- Phòng Bảo trợ xã hội- Người có công; - Phòng Chính sách Lao động - Việc làm; - Phòng Dạy nghề;

- Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em; - Phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội;

b) Các đơn vị sự nghiệp gồm:

- Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú tỉnh; - Trung tâm cai nghiện tỉnh Lai Châu;

- Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh;

- Trung tâm Đón tiếp thân nhân liệt sỹ và điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh;

- Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh

* Đối với cấp huyện:

Thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/ TTLT - BLĐTBXH - BNV ngày 02/10/2015 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ “ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ cấu tổ chức bộ máy gồm:

Phòng Lao động -TBXH huyện Tam Đường, Phòng Lao động -TBXH huyện Tân Uyên, Phòng Lao động -TBXH huyện Than Uyên, Phòng Lao động -TBXH huyện Phong Thổ, Phòng Lao động -TBXH huyện Sìn Hồ, Phòng Lao động -TBXH huyện Nậm Nhùn, Phòng Lao động -TBXH huyện Mường Tè, Phòng Lao động -TBXH thành phố Lai Châu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu (Trang 59 - 61)