5. Kết cấu của luận văn
4.4.2. Đối với tỉnh Lai Châu
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy định về phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế cán bộ, công chức của tỉnh theo hướng tăng thẩm quyền quản lý, tự chủ cho các cơ quan cấp dưới và đơn vị sự nghiệp.
- Đẩy mạnh việc thí điểm tập sự lãnh đạo, thực hiện thí điểm, tổng kết, triển khai thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với các cấp, các ngành.
- Tiếp tục nghiên cứu ban hành chính sách đối với cán bộ được cử đi đào tạo để khuyến khích cán bộ nâng cao trình độ; ban hành chính sách thu hút, sử dụng cán bộ có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) và những người có chuyên môn giỏi về công tác trong các cơ quan nhà nước.
- Đẩy mạnh việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp với chức năng; bảo đảm cơ cấu về nữ, dân tộc ít người trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến khích những người làm việc tốt, hiệu quả.
- Quan tâm công tác tạo nguồn và nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ, theo hướng: chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; quan tâm xây dựng cán bộ lãnh đạo quản lý các ngành đối với những người có thời gian, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành.
KẾT LUẬN
Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là nền tảng trong công tác quản lý, điều hành xã hội. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là một nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, xuyên suốt của công tác quản lý, điều hành. Công cuộc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn, đã nâng cao được chất lượng. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh Lai Châu còn bộc lộ nhiều yếu kém, nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Việc tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, mang tính sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa, nếu không cải cách nền hành chính, cải cách công vụ, cải cách đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hiện nay thì sẽ giảm lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước.
Cán bộ công chức, viên chức ngành lao động -TBXH tỉnh Lai Châu là một bộ phân cấu thành chung trong đội ngũ công chức, viên chức của tỉnh Lai Châu, với nhiệm vụ cơ bản là thực hiện tốt chức năng quản lý, điều hành về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Vai trò của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động -TBXH tỉnh Lai Châu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn. Việc đầu tư, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho đất nước, nhất là trong bối cảnh khi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, đang từng bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực tế xã hội đòi hỏi người cán bộ công chức, viên chức ngày càng chuẩn mực hơn, tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm ngày càng cao hơn. Công chức thực sự trở thành công bộc của dân theo đúng ý nghĩa và bản chất của nó.
Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước các cấp, đề tài này nghiên cứu đã làm rõ cơ
sở khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ, công chức, viên chức; chất lượng của cán bộ công chức, viên chức, đề tài đã phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động -TBXH tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015 trong mối quan hệ so sánh với chức năng, nhiệm vụ của mỗi người cán bộ được giao. Đề tài đã làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong ngành, phân tích được rõ những lý do, những hạn chế của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, những vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đất nước hội nhập. Trên cơ sở đó đề xuất được những mục tiêu, quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động - thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020 bao gồm các giải pháp chủ yếu như: Đổi mới công tác quy hoạch cán bộ công chức, viên chức; đổi mới công tác tuyển dụng; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức; bố trí, sử dụng đúng cán bộ công chức, viên chức; đổi mới công tác bổ nhiệm, luân chuyển công chức lãnh đạo; thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá cán bộ; thực hiện tốt chế độ khen thưởng kỷ luật.
Đây là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn cao học và năng lực của học viên nên chưa nghiên cứu một cách toàn diện, cách tiếp cận, nghiên cứu cũng còn những điểm chưa sâu sắc, rất cần một nghiên cứu hoàn thiện hơn trong thời gian tới để có thể áp dụng hiệu quả trong thực tiễn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lai Châu (2012), Hướng dẫn số 13- HD/ BTCTU, ngày 24/12/2012 về việc đánh giá cán bộ, công chức
2. Bộ Chính trị (2010), Quyết định số 286- QĐ/ TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức
3. Bộ Lao động -TBXH, Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/ TTLT - BLĐTBXH - BNV ngày 02/10/2015 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ “ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
4. Bộ Nội vụ (2003), Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
5. Bộ Nội vụ (2004), Thông tư số 09/2004/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức, viên chức.
6. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày 02-6-2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25-01-2010 của Chính phủ về quy định những người là công chức.
7. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 13/2010/TTBNV ngày 30-12-2010 của Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15-3-2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức.
8. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 03/2011/TT-BNV của Bộ Nôi vụ ngày 25- 1-2011 hướng dẫn thực hiện Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 5-3-2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức
9. Chính phủ (1998), Nghị định số 95/1998/NĐ-CP về sử dụng và quản lý công chức, ngày 17-11-1998.
10. Chính phủ (2005), Nghị định số 54/2005/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức, ngày19-4-2005.
11. Chính phủ (2005), Nghị định số 54/2005/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức, ngày19-4-2005.
12. Chính phủ (2010), Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05.3.2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
13. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25-01-2010 của Chính phủ về quy định những người là công chức.
14. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/ 2010/ NĐ - CP, ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
15. Chính phủ (2011), Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2010-2020.
16. Chính phủ (2011), Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, ngày 17-5-2011.
17. Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/ NĐ - CP, ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
18. Chính phủ (2014), Nghị định số 24/2014/ NĐ - CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
19. Cục Thống kê tỉnh Lai Châu (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Niên giám thống kê Lai Châu năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015
20. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật.
21. Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật.
22. Tô Tử Hạ (1993), Làm việc và lĩnh lương từ tài chính, Nxb.CTQG, Hà Nội, trang 156
23. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, Nxb.CTQG, Hà Nội, trang 56
24. Mai Hữu Khuê (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, CTQG, Hà Nội, trang 201
25. Hồ Chí Minh (1975), Về vấn đề cán bộ, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (1995), Sửa đổi lề nối làm việc, Nxb.CTQG, Hà Nội.
27. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ Công chức; Quốc hội (2010), Luật Viên chức. 28. Sở Lao động- TBXH Lai Châu (7.2011), Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
cán bộ công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015.
29. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu: Báo cáo chất lượng cán bộ công chức, viên chức các năm 2011-2015.
30. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu (7.2013), Kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động TBXH giai đoạn 2013-2020.
31. Sở Nội vụ Tỉnh Lai Châu (9. 2014), Hướng dẫn số 1665/ HD - SNV ngày 05/12/2014 về việc đánh giá công chức, viên chức.
32. Tỉnh uỷ Lai Châu (2010), Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2010-2015.
33. Tỉnh ủy Lai Châu (2013), Quy chế số 04- QC/ TU, ngày 02/10/2013 của Tỉnh ủy Lai Châu về bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử;
34. Tỉnh ủy Lai Châu (2013), Quy định số 11- QĐ/ TU, ngày 02/10/2013 của Tỉnh ủy Lai Châu về phân cấp quản lý cán bộ
35. Tỉnh ủy Lai Châu (2015), Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 39- NQ/ TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
36. Tỉnh uỷ Lai Châu (2015), Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2015-2020.
37. Trọng Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm đồng chủ biên (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. CTQG, Hà Nội. 38. UBND huyện Nậm Nhùn (2016), Quyết định số 12/2016/ QĐ - UBND,
ngày 05/9/2016 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Phòng Lao động -TBXH huyện Nậm Nhùn
39. UBND huyện Than Uyên (2016), Quyết định số 04/2016/ QĐ - UBND, ngày 19/9/2016 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động -TBXH huyện Than Uyên
40. UBND tỉnh Lai Châu (2015), Quyết định số 27/2015/ QĐ - UBND, ngày 11/11/2015 ban hành quy định về phân cấp quản lý công tác tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh Lai Châu.
41. UBND tỉnh Lai Châu (2016), Quyết định số 17/2016/ QĐ - UBND, ngày 04/7/2016 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu.
Các Website:
42. Cổng thông tin điện tỉnh Lai Châu http://www. Lai châu. gov. vn/
43. Cổng thông tin điện tử Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lai Châu http://www. Slđtbxh. lai châu. gov. vn/
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG- THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH LAI CHÂU
(Phiếu số 1: Dành cho Lãnh đạo các phòng, đơn vị)
Để có căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành lao động- TBXH tỉnh Lai Châu. Xin các ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung sau bằng cách tích vào các ô trống phù hợp dưới đây:
Phần I. Thông tin chung
1. Họ và tên : ……… Tuổi………
- Giới tính: Nam Nữ
2. Nơi ở hiện nay: ……… 3. Làm việc tại cơ quan/đơn vị: ……… 4. Chức vụ: ... 5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Trung cấp Cao đẳng
Đại học Trên đại học
- Hình thức đào tạo:
Chính quy Tại chức
- Hiện nay có làm việc đúng chuyên môn được đào tạo?
Có Không
9. Số năm làm việc tại cơ quan/đơn vị………. Số năm giữ chức vụ hiện tại………..
10. Được bổ nhiệm vào chức vụ hiện tại từ thời gian nào?
Phần II. Nội dung
Ông/bà có đánh giá như thế nào về mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động- TBXH ở Lai Châu?
Các chỉ tiêu Tốt Khá Trung
bình Kém
1. Khối lượng và chất lượng công việc 2. Tiến độ hoàn thành công việc
3. Hiệu quả công việc
4. Tinh thần trách nhiệm trong công tác
Ông/bà có đánh giá như thế nào về trình độ hiểu biết kiến thức của đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động- TBXH ở Lai Châu?
Các chỉ tiêu Tốt Khá Trung
bình Kém
1. Nắm được đường lối, chính sách chung 2. Nắm được kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực liên quan
3. Nắm được mục tiêu và đối tượng quản lý 4. Thành thạo việc lập kế hoạch, xây dựng chương trình, đề án và thủ tục hành chính Nhà nước
5. Am hiểu tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực mình trong nước và thế giới
Ông/bà có đánh giá như thế nào về năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động- TBXH ở Lai Châu?
Các chỉ tiêu Tốt Khá Trung bình Kém
1. Hiểu biết những nguyên tắc cơ bản của hành chính Nhà nước
2. Có khả năng vận dụng những kiến thức và nguyên tắc vào thực tiễn công tác
3. Có khả năng tư duy độc lập trong thực hiện nhiệm vụ
4. Có khả năng nhận diện, phát hiện vấn đề 5. Có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, xử lý thông tin nhanh nhạy
6. Sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ
Ông/bà có đánh giá như thế nào về năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động- TBXH ở Lai Châu?
Các chỉ tiêu Tốt Khá Trung
bình Kém
1. Có năng lực dự báo và tầm nhìn rộng
2. Biết xây dựng chiến lược cho ngành, lĩnh vực, tổ chức
3. Biết xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện 4. Biết thiết lập các mục tiêu mang tính khả thi phù hợp với nguồn lực và khả năng thực hiện
Ông/bà có đánh giá như thế nào về kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ