7. Bố cục của luận văn
2.2.3. Lĩnh vực đầu tư
2.2.3.1. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam
Thực chất vai trò của đầu tư nước ngoài đối với nước ta ở chỗ nguồn vốn chính là kỹ thuật, công nghệ tiên tiến mà trong nước không thể đáp ứng được. Việt Nam muốn phát triển kinh tế đất nước thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiên tiến thì cần phải tranh thủ được nhiều nguồn vốn đầu tư. Tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam không chỉ ở chỗ là nguồn vốn mà còn là sự kết hợp hết sức hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ, tri thức quản lý và công nghệ hiện đại. Đây thực sự là một công cụ sắc bén cho sự phát triển và hội nhập toàn cầucủa nền kinh tế Việt Nam [84, tr.10].
Sau nhiều năm đổi mới, mở cửa phát triển đất nước, bước vào thập niên 90, nền kinh tế Việt Nam đã dần đi vào ổn định và bắt đầu tăng trưởng. Nhưng nền kinh tế Việt Nam đi lên trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn mà nổi bật là thiếu các tư liệu sản xuất cần thiết trong khi không đủ ngoại tệ để nhập từ nước ngoài. Chính vì vậy việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này là hết sức cần thiết quyết định sự tăng trưởng vững bền, ổn định, lâu dài của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần phải tăng cường việc thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có việc phải tăng cường thu hút vốn đầu tư từ Vương quốc Anh [84, tr.11].
2.2.3.2. Tiến trình đầu tư của Vương quốc Anh vào Việt Nam
Vương quốc Anh và Việt Nam không có bề dày lịch sử trong quan hệ hợp tác đầu tư trong khi các nhà đầu tư Anh lại nổi tiếng là thận trọng, tính toán kỹ càng trước khi quyết định đầu tư vào bất cứ đâu. Do đó, khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa năm 1986 và ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, trong khi các nước khác ồ ạt thiết lập quan hệ thương mại – đầu tư với Việt Nam thì Anh gần như chỉ là quan sát viên. Năm 1988, các tập đoàn nổi tiếng của EU đã có mặt ở Việt Nam và đã chiếm vị trí hàng đầu lĩnh vực đầu tư thì chỉ có một số các nhà đầu tư của Anh có mặt tại Việt Nam. Mặc dù ban đầu còn dè dặt nhưng sau một thời gian tìm hiểu kỹ hơn về thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư Anh đã mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam [56, tr.121].
Tháng 9/1993, Anh có 7 văn phòng và 2 ngân hàng đại diện đầu tư tại TPHCM. Năm 1994, Vương quốc Anh và Việt Nam đã ký các Hiệp định về bảo hộ đầu tư. Đầu năm 1995, Anh có thêm 2 dự án thăm dò và khai thác dầu khí với số vốn lên đến 127,5 triệu USD. Các nhà đầu tư Anh thường đưa vốn thực hiện nhanh sau khi các hợp đồng được ký kết. Vì thế, họ có mặt trong nhóm các nhà đầu tư nước ngoài tích cực nhất ở Việt Nam. Đây là một nét
rất khác biệt của các nhà đầu tư Anh so với các nhà đầu tư khác của Liên minh châu Âu và tất cả các nước đầu tư vào Việt Nam [31, tr.44].
Bảng 2.12. Đầu tư của một số nước EU vào Việt Nam tính đến hết tháng 8/1994
Đơn vị tính: triệu USD
STT Tên nước Số dự án đang
hoạt động Tổng vốn đầu tư Tổng vốn pháp định 1 2 3 4 Pháp Hà Lan Anh Đan Mạch 53 13 13 2 486,984 382,006 343,722 44,883 208,385 41,109 33,306 36,383
[Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 1996]
Qua bảng thống kê trên ta thấy mặc dù trong thời gian đầu khi Việt Nam mới mở cửa, Anh vẫn dè dặt trong hoạt động đầu tư vào Việt Nam nhưng đến năm 1994 Anh đã thành nhà đầu tư lớn thứ ba trong EC có đầu tư tại Việt Nam (sau Pháp và Hà Lan) với 13 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư là 343 triệu USD. Qua đó, ta thấy những nhà đầu tư Anh là những người thận trọng, kỹ lưỡng trong việc đầu tư ra nước ngoài, nhưng khi đã có sự tin tưởng vào đối tác thì họ lại là những nhà đầu tư lớn, hoạt động tích cực và có hiệu quả.
Từ ngày 5 – 9/11/1995, Huân tước Faraser Quốc vụ khanh phụ trách Bộ thương mại và công nghiệp Anh dẫn đầu một đoàn gồm các quan chức của Bộ và 20 doanh nghiệp trong các ngành năng lượng, giao thông vận tải, ngân hàng, xây dựng đến Việt Nam để thăm dò thị trường. Chuyến thăm kết thúc tốt đẹp. Chuyến thăm giúp các nhà đầu tư Anh tin tưởng hơn vào thị trường Việt Nam [31, tr.42].
Năm 1996, Vương quốc Anh cử 6 phái đoàn cấp cao sang thăm Việt Nam. Chuyến thăm kết thúc tốt đẹp, Anh đã xem Việt Nam là đối tác đầu tư tốt của mình. Tính đến cuối năm 1996, Vương quốc Anh có 22 dự án tại Việt Nam, trong đó 18 dự án đang được thực hiện, với tổng số vốn đăng ký là 524,4 triệu USD, tổng số vốn pháp định là 409,2 triệu USD, vốn thực hiện là 606 triệu USD. Các dự án chủ yếu là trong lĩnh vực dầu khí với 8 dự án, số vốn là 330 triệu USD [113, tr. 34].
Năm 1998, Anh có 23 dự án với tổng số vốn là 749,1 triệu USD, trong đó số vốn pháp định là 599,1 triệu USD, bên Việt Nam góp vốn là 31,7 triệu USD. Anh trở thành một trong những nhà đầu tư lớn của Việt Nam [46, tr.124].
Năm 1999, Anh có khoảng 30 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD. Anh là một trong số mười nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Anh là quốc gia đi đầu trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến dầu mỏ tại thềm lục địa phía Nam Việt Nam [39, tr.92].
Tính tới ngày 11/5/2000, Anh đã có 29 dự án được cấp giấy phép đầu tư và tiếp tục hoạt động, với số vốn 1,406 tỷ USD. Các nhà đầu tư Anh đứng thứ 10 trong số nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với qui mô trung bình một dự án là 37 triệu USD, đây là mức khá cao so với mức trung bình của các nhà đầu tư khác. Các dự án đầu tư của Anh tạo việc làm cho trên 3000 lao động [56, tr.122].
Như vậy, giai đoạn 1991 – 2000, Vương quốc Anh đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam và có nhiều dự án quy mô lớn, hoạt động tương đối bền vững và hiệu quả, thời gian triển khai dự án nhanh và tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký chiếm tỷ lệ cao là 75%. Với những đặc điểm ấy, Anh trở thành một trong những nhà đầu tư tích cực nhất ở Việt Nam.
Đạt được khối lượng đầu tư lớn trong một thời gian ngắn như vậy là do các nhà đầu tư Anh đánh giá cao triển vọng và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam nên họ mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam với số vốn rất lớn. Tuy nhiên, đầu tư của Anh vào Việt Nam có những nét đặc thù, những con số thống kê về tổng đầu tư của nước Anh vào Việt Nam không phải là con số chính xác. Trên thực tế Anh đã đầu tư vào Việt Nam một lượng lớn hơn nhiều vì chưa kể số vốn đầu tư thông qua các tập đoàn đa quốc gia hay một nước thứ ba như Singapore, Hồng Kông, Philippin, Malaysia, … Và theo thông tin của Phòng Thương vụ, Đại sứ quán Anh, những nguồn đầu tư gián tiếp này chiếm tới 50% tổng đầu tư thực sự từ Anh. Người Anh thích và tin tưởng ở phương thức đầu tư này hơn. Bởi vì, với bản tính thận trọng, họ cho rằng các nước thuộc địa cũ của họ vốn ở Châu Á mà những người Châu Á bao giờ cũng hiểu rõ tập tục và cách thức làm ăn của nhau hơn. Tập quán kinh doanh và quan niệm đầu tư của người Anh là đầu tư lâu dài, đôi bên cùng có lợi do đó không vội vã nếu như chưa thiết lập được quan hệ hiểu biết lẫn nhau trên tinh thần hợp tác. Nhưng theo chủ trương của chính sách mở cửa của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng như sự nỗ lực của các nhà đầu tư Anh, xu hướng đầu tư gián tiếp trên ngày càng giảm. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp Anh cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khác được tạo một môi
trường đầu tư thuận lợi, nhất là về các thủ tục, chính sách, thuế…thì các nhà đầu tư Anh có đầy đủ cơ sở để tự tin hơn khi bước vào thị trường Việt Nam [56, tr.122].
Sang đầu thế kỉ XXI, đầu tư của Vương quốc Anh vào Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh.
Năm 2001, Anh đứng vị trí thứ hai trong các nước đầu tư lớn nhất của EU vào Việt Nam với 40 dự án với số vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD, chỉ sau Pháp với 104 dự án, tổng số vốn đăng ký là 1,7 tỷ USD.
Tháng 7/2002, Anh có 45 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đầu tư là 1,14 tỷ USD. Tháng 4/2004, Vương quốc Anh có 53 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 1,185 tỷ USD đứng thứ ba trong số các nước EU đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng luôn hy vọng rằng các nhà đầu tư Anh sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam.
Đến hết sáu tháng đầu năm 2005, tổng số vốn đầu tư của Vương quốc Anh vào Việt Nam tăng lên 2,2 tỷ USD.
Như vậy, giai đoạn 2001 – 2005, số dự án và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam cũng đã tiếp tục tăng mạnh. Nguyên nhân là sau một thời gian làm ăn có hiệu quả ở Việt Nam, các nhà đầu tư Anh xác định Việt Nam là một đối tác có nhiều tiềm năng, đáng tin cậy. Do đó họ mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Đầu tư của Anh vào Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI đã tăng nhiều so với các giai đoạn trước. So với các nước EU khác có đầu tư vào Việt Nam thì đầu tư của Anh vào Việt Nam nhìn chung cao và ổn định, Anh là một trong những nhà đầu tư EU tích cực nhất.
Anh quốc là nơi hội tụ của nhiều tập đoàn đa quốc gia, có thế mạnh về tài chính, công nghệ hiện đại. Việt Nam luôn chủ trương tận dụng mối quan hệ sẵn có để thu hút đầu tư từ Anh. Tháng 10 năm 2006, tại Vương quốc Anh, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức Chương trình những ngày Việt Nam tại Anh quốc. Chương trình đã kết thúc tốt đẹp và mang lại những lợi ích thiết thực nhằm quảng bá về đất nước, con người Việt Nam, những cơ hội đầu tư, đặc biệt là đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán – một thị trường mới nổi, đầy tiềm năng theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài. Chương trình đã góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư của Anh vào Việt Nam [147, tr.3]. Từ năm 2006, xuất hiện một làn sóng đầu tư mới từ Anh vào Việt Nam. Năm 2006, Anh có 74 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước EU đầu tư tại Việt Nam (sau Pháp và Hà Lan). Các nhà đầu tư Anh quốc đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực
của nền kinh tế và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (47 dự án); lĩnh vực dịch vụ (22 dự án)[113, tr.1], đáng chú ý là dự án của Tập đoàn ICI của Vương quốc Anh với dự án nhà máy sản xuất sơn tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 (Bình Dương) có vốn đầu tư 19,8 triệu USD – nhà máy có vốn đầu tư lớn nhất của tập đoàn này ở châu Á trong 10 năm qua [145, tr.3]. Việt Nam là một trong 17 thị trường ưu tiên của Anh trên thế giới.
Năm 2008, nhận lời mời của Thủ tướng Anh Gordon Brown, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này từ ngày 3 – 5/3/2008. Chuyến thăm của Thủ tướng diễn ra vào thời điểm quan hệ Việt Nam – Anh đang phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực và hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao [148, tr.2]. Trong thời gian ngay trước và trong chuyến thăm Anh của Thủ tướng, một loạt những hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp hai nước với giá trị hơn 1 tỷ USD đã được ký kết, đó là: PetroVietnam ký hai thoả thuận với đối tác là công ty năng lượng Salamander về khả năng cùng tham gia hợp tác các dự án ở Lào; hợp tác với SOCO về tham gia dự án ở Cônggô; Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) đã ký với ngân hàng Standard Chartered của Anh một thoả thuận tín dụng; Tập đoàn Bảo hiểm Bảo Việt ký với HSBC Insurance thoả thuận đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật; và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) ký hợp đồng tư vấn đào tạo với công ty tư vấn Mott MacDonald. Với khoảng 100 doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng, chuyến thăm này kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp hai nước. Bên cạnh các cuộc gặp chính thức cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn tiếp xúc với giới doanh nghiệp, tài chính và tham dự các cuộc vận động đầu tư với những công ty Anh. Hiện nay, các công ty và ngân hàng Anh như Prudential, Rolls Royce, Vodaphone, HSBC, Standard Chartered, Harvey Nash đã kinh doanh rất thành công tại Việt Nam [150, tr.3].
Năm 2008, Anh có 111 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam và tổng số vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD và gần 1 tỷ đã được thực hiện.
Năm 2011, sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 – 2010, Quốc hội Việt Nam chủ trương tái cấu trúc lại nền kinh tế trên 3 lĩnh vực lớn là tái cấu trúc đầu tư công; tái cấu trúc tài chính, hệ thống ngân hàng; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trong đó tập trung tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tái cấu trúc nền kinh tế nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác, liên kết về kinh tế, đầu tư. Đây là cơ hội tốt đối với các nhà đầu tư Anh cam kết làm ăn lâu dài, hiệu quả tại Việt Nam [154, tr.3].
Theo báo cáo của Bộ tài chính, đầu tư của Anh tại Việt Nam năm 2011 khoảng 2,2 tỷ USD với 131 dự án còn hiệu lực, đứng vị trí thứ ba trong các nước EU sau Hà Lan và Pháp, đứng thứ 17 trong số các nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Tháng 9/2012, Anh có 163 dự án còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 2,69 tỷ USD. Ngoài ra, các công ty Anh thuộc British Virgin Island đã đầu tư vào Việt Nam với số vốn khoảng 3 tỷ USD. Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác hai bên còn rất lớn, chính vì vậy hai bên cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động hợp tác đầu tư phát triển, phấn đấu đạt mục tiêu 3 tỷ USD năm 2013 [129, tr.3].
2.2.3.3. Về lĩnh vực đầu tư
Anh là một trong những nước đầu tư lớn vào Việt Nam, nhưng điều đặc biệt là các nhà đầu tư Anh tập trung vào các ngành đòi hỏi nhiều vốn, sử dụng công nghệ, kỹ thuật cao như khai thác dầu khí, xây dựng, viễn thông, tài chính. Đầu tư của Anh rất có lợi lớn cho Việt Nam vì trong khi đầu tư của các nước khác tập trung vào khai thác các ngành công nghiệp nhẹ, dịch vụ, du lịch, khách sạn… thì các nhà đầu tư Anh lại chú ý xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn theo chiều hướng lâu dài. Việc đầu tư theo phương hướng như vậy của Anh giúp Việt Nam hoàn thiện cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế và vì thế có thể thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn nữa [56, tr.123].
*Lĩnh vực dầu khí và viễn thông
Điển hình đầu tư trong lĩnh vực viễn thông của Anh là dự án hợp doanh khai thác mạng viễn thông nội hạt, Cable và Wireless, có vốn đầu tư 289 triệu USD, được cấp giấy