Lĩnh vực viện trợ phát triển

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế giữa vương quốc anh với việt nam từ năm 1991 đến nay (Trang 77 - 88)

7. Bố cục của luận văn

2.2.4. Lĩnh vực viện trợ phát triển

Viện trợ phát triển của Anh dành cho Việt Nam được thực hiện dưới hai hình thức cơ bản, đó là Viện trợ phát triển từ Chính phủ Anh và Viện trợ phát triển từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) đến từ Anh. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 25 nhà tài trợ song phương, 19 tổ chức tài trợ đa phương và hơn 350 NGO đang hoạt động. Giai đoạn 1991 – 2000, nguồn vốn ODA vào Việt Nam tăng liên tục và bổ sung một lượng đáng kể cho sự phát triển kinh tế. Các nước EU luôn là những nhà tài trợ lớn cho Việt Nam, chỉ sau Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á. Trong các nước EU cung cấp ODA cho Việt Nam thì Anh là một trong những nước cấp vốn lớn nhất.

Nguồn vốn ODA từ Anh có những đóng góp hết sức to lớn cho Việt Nam trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân, thúc đẩy Việt Nam hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2.4.1. Viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ Vương quốc Anh dành cho Việt Nam

Viện trợ phát triển chính thức, gọi tắt là ODA (Official Development Aid), là viện trợ phát triển cấp Chính phủ của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển. ODA là khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi lãi suất trong thời gian ấn hạn trả nợ của bên cho vay. Đối với các nước phát triển mục đích chính của ODA là để tăng cường quan hệ và gây ảnh hưởng tới các nước nhận viện trợ. Anh là một trong bốn nước có nền kinh tế đứng đầu EU, có nhiều tiềm năng về công nghệ, là một trong những trung tâm tài chính, thương mại quan trọng của thế giới. Anh xem ODA là công cụ chủ chốt để giành vị trí, ảnh hưởng của mình trong xã hội quốc tế, mở rộng thị trường ở nước ngoài, phục vụ tốt nhất cho lợi ích của mình. Còn đối với Việt Nam, việc thu hút nguồn vốn ODA có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

*Mục tiêu cơ bản trong chính sách ODA của Chính phủ Anh dành cho Việt Nam

Về cơ bản, mục tiêu của chính sách ODA Anh dành cho Việt Nam nhằm giúp Việt Nam phát triển kinh tế bền vững, xóa đói giảm nghèo, tăng chi tiêu cho dịch vụ công như y tế, giáo dục, hỗ trợ cải cách thể chế nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường có hiệu quả và

thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng như đồng tài trợ cho các chương trình, dự án cùng với các nhà tài trợ ODA khác. Tuy nhiên vào mỗi giai đoạn khác nhau các nhà tài trợ của Vương quốc Anh lại đặt trọng tâm vào một vấn đề cụ thể.

Trong giai đoạn đầu cải cách và mở cửa, kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói cao, đời sống nhân dân thấp cùng với đó là dịch bệnh, các nhà tài trợ Anh đã tích cực hỗ trợ Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, cải thiện mức sống của người dân, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Sự giúp đỡ của Anh góp phần giúp Việt Nam hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ.

Trong giai đoạn hội nhập sâu của kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, các nhà tài trợ Anh chuyển hướng sang hỗ trợ Việt Nam cải cách và hội nhập, hỗ trợ cải cách thể chế kinh tế thị trường, hỗ trợ quá trình chuyển tiếp của Việt Nam sang một xã hội dựa trên nền quản lý công hiệu quả, nền pháp quyền và tôn trọng quyền con người, phát triển nguồn nhân lực và các nền tảng vật chất xã hội cũng như bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao ảnh hưởng của Anh sang Việt Nam. Các khoản hỗ trợ của Vương quốc Anh giúp Việt Nam rất nhiều trong phát triển bền vững hài hòa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân [111, tr.177 – 178].

*Tiến trình viện trợ ODA của Chính phủ Anh dành cho Việt Nam

Vương quốc Anh và Việt Nam thiết lập quan hệ chính thức từ năm 1973 nhưng viện trợ phát triển của Chính phủ Anh dành cho Việt Nam tăng trưởng mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 đến nay.

Chính phủ Anh cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam từ năm 1992 thông qua Cơ quan phát triển hải ngoại Anh (ODA) bao gồm viện trợ không hoàn lại về hỗ trợ kỹ thuật và tín dụng ưu đãi để phổ cập hơn nữa hình ảnh của đất nước Anh ở Việt Nam cũng như xúc tiến Việt Nam hội nhập vào thế giới và khu vực, xóa đói giảm nghèo ở các khu vực miền núi.

Năm 1993, Anh giúp đỡ Việt Nam đào tạo cán bộ kỹ thuật với con số dự tính là 3 triệu USD. Anh cho Việt Nam vay 50 triệu bảng với lãi suất thấp, cam kết viện trợ cho Việt Nam 101,9 triệu USD. Trong các dự án viện trợ của Anh, đáng chú ý là các dự án xóa đói giảm nghèo tại 6 tỉnh vùng núi phía Bắc, cải thiện dịch vụ y tế – giáo dục tại 4 tỉnh miền Trung và dự án cải cách doanh nghiệp [94, tr.55].

Năm 1996, Chính phủ Anh đã cấp cho Việt Nam 50 triệu bảng Anh tín dụng hỗn hợp, đào tạo 460 cán bộ Việt Nam qua các lớp ngoại ngữ, kỹ thuật tại Anh, viện trợ 200 ngàn USD cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn và đồng bằng sông Cửu Long. Từ sau cuộc tuyển cử tháng 7/1997, Chính phủ Anh đã có thay đổi trong chính sách và phương thức về hợp tác phát triển. Năm 1997, Anh đã thành lập Bộ phát triển quốc tế (DFID) thay thế Cơ quan phát triển hải ngoại Anh trước đây với mục tiêu là giảm nghèo đói ở các nước nghèo và chậm phát triển. Chính phủ Anh thông qua Bộ phát triển quốc tế DFID cung cấp vốn ODA cho Việt Nam [38, tr.22] với nhiều mục đích, trong đó mục tiêu trọng tâm là giúp người nghèo tự vươn lên thoát nghèo, cải thiện môi trường sống và làm việc. Các dự án chính phủ Anh tài trợ là: Dự án đào tạo dạy nghề cho phụ nữ tại Hải Phòng; Dự án cung cấp dê giống cho trung tâm nghiên cứu thỏ và dê tại tỉnh Hà Tây [111, tr.124]. Với những chính sách và phương thức mới về hợp tác phát triển được thực hiện từ năm 1997, tỷ lệ ODA trong tổng thu nhập quốc dân (GNP) của Anh đã tăng lên đáng kể. Năm 1998, Anh đã giành 2,315 tỷ bảng Anh (tương đương 3,7 tỷ USD) cho nguồn vốn ODA, chiếm 0,27% GNP. Và đến năm 2001, Anh đã tăng mức ODA lên tới 3,22 tỷ bảng Anh (tương ứng với 5,15 tỷ USD), chiếm 0,3% GNP của Anh, trong đó 71% dành cho các chương trình ODA tại những nước nghèo, có thu nhập thấp. Trong kế hoạch chi tiêu tài chính công của Chính phủ Anh giai đoạn 2003 – 2006, Chính phủ đã cam kết tăng chi vốn ODA nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển. Ngân sách dành cho ODA sẽ tăng bình quân trên 8%/năm, đưa ODA ở Anh từ mức 3,4 tỷ bảng Anh trong giai đoạn 2002 – 2003 lên gần 4,6 tỷ bảng Anh trong giai đoạn 2005 – 2006. Như vậy, tỷ lệ ODA/GNP của Anh trong giai đoạn 2003 – 2006 đạt mức 0,4%, đây là tỉ lệ cao nhất kể từ năm 1981, đồng thời vượt mức bình quân 0,18% của các nước G7 và mức 0,22% của các nước OECD. Chính phủ Anh cũng cam kết sẽ đạt được tiêu chuẩn ODA/GNP của Liên Hợp Quốc là 0,7% [46, tr.123]. Dưới đây là những số liệu cụ thể về ngân sách chi cho viện trợ của Anh trong thời gian 5 năm từ 2002 đến 2006.

Bảng 2.14. Ngân sách chi cho viện trợ phát triển của Anh từ năm 2002 đến năm 2006

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu 2002–2003 2003–2004 2004–2005 2005–2006

Tổng chi cho ODA 3420 3669 4131 4902

ODA/GNP (%) 0,32 0,33 0,35 0,40

[Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2008]

Trong giai đoạn 2005 – 2006, DFID cũng thông qua thỏa thuận dịch vụ công nhằm đảm bảo cho kết quả chi tiêu của Chính phủ trong việc cải thiện đời sống của những người nghèo nhất. Thỏa thuận tập trung vào những đối tác chính của DFID tại châu Phi và châu Á, đồng thời cũng đặt ra những mục tiêu về cải thiện sức khỏe, giáo dục, cũng như ngăn chặn xung đột, giảm nợ và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường – một vấn đề rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. Cùng với việc tăng viện trợ ODA, Chính phủ Anh còn chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn viện trợ này. Chính phủ sẽ không viện trợ cho những dự án nhỏ thuộc chương trình cải cách nhằm giảm nghèo ở các nước nhận viện trợ nữa. DFID cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước viện trợ khác để giảm chi phí nhận viện trợ và đảm bảo sự gắn kết trong quá trình hỗ trợ. Kể từ tháng 04/2001, tất cả các khoản viện trợ của Vương quốc Anh đã loại bỏ tính ràng buộc tức là vốn viện trợ không còn phải được dùng để mua hàng hóa và dịch vụ từ các nhà cung cấp của Anh. Việc loại bỏ tính ràng buộc giữa viện trợ và thưởng hợp đồng sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn viện trợ từ 15% lên 30% [38, tr.25].

Tháng 8/1999, DFID đã thiết lập Văn phòng hỗ trợ chương trình Việt Nam (PSO) tại Hà Nội. Tháng 10/1999, Chính phủ Anh đã thông qua Chiến lược hợp tác phát triển với Việt Nam với mục tiêu dài hạn của DFID là giảm tỷ lệ mức sống nghèo khổ của Việt Nam vào năm 2015 xuống ngang mức phù hợp với các mục tiêu phát triển quốc tế của Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC). Sau khi thành lập, DFID thúc đẩy và hỗ trợ các chính sách của Chính phủ Việt Nam để giúp Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh cải cách kinh tế vừa đảm bảo cung cấp một cách hiệu quả và đầy đủ các dịch vụ và đầu tư công cộng. Ngân sách viện trợ phát triển của Anh dành cho Việt Nam từ năm 1999 đã tăng lên khoảng 30 triệu USD/năm, DFID dự định sẽ tăng đáng kể chương trình hỗ trợ phát triển tại Việt Nam trong những năm tới thông qua các chương trình, dự án nhằm đạt mục tiêu là phối hợp một cách có hiệu quả giữa Chính phủ và các nhà tài trợ trong việc xóa đói giảm nghèo; giúp Chính phủ Việt Nam

và các nhà tài trợ hiểu biết nhiều hơn nữa về những nguyên nhân, đặc trưng và hậu quả của vấn đề đói nghèo; cải thiện năng lực thực hiện cải cách của Chính phủ Việt Nam; tăng cường những cơ hội thu nhập và phát triển nhân lực cho người nghèo khu vực nông thôn [111, tr.221].

Từ 2001, viện trợ của Anh dành cho Việt Nam tăng nhanh rõ rệt do: thứ nhất, chính phủ Công đảng ưu tiên hợp tác phát triển và xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các nước đang phát triển; Thứ hai, Việt Nam với chính sách xóa đói giảm nghèo đúng đắn đã tạo được uy tín đối với các nhà tại trợ quốc tế và Chính phủ Anh. Một số dự án tài trợ của Anh tại Việt Nam đã rất thành công và được Anh coi là “tấm gương điển hình” cho các dự án tài trợ. Anh thành lập văn phòng đại diện của DFID tại Hà Nội từ năm 1999 để trực tiếp quản lý viện trợ phát triển tại Việt Nam. Do đó, Anh đã tăng mức tài trợ và trở thành một trong những nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam: viện trợ Anh tăng từ 20 triệu bảng năm 2002 (tương đương 35 triệu USD) lên 40,5 triệu bảng năm 2004 (tương đương 60 triệu USD) [38, tr.26].

Trong chuyến thăm Anh của Chủ tịch nước Trần Đức Lương năm 2004, Anh cam kết tăng viện trợ cho Việt Nam lên 55 triệu bảng/ năm kể từ năm 2005 (tương đương 90 triệu USD). Anh còn hỗ trợ thêm cho Việt Nam 10 triệu bảng cho chương trình 135, 12 triệu bảng nhằm nâng cao an ninh lương thực ở Tây Nguyên, 26 triệu bảng để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đồng tài trợ với Ngân hàng Thế giới, 34 triệu bảng hỗ trợ cho giáo dục Việt Nam [111, tr.222].

Năm 2005, Anh viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 60 triệu bảng để hỗ trợ Chính phủ cải cách hành chính giai đoạn 2004 – 2006 [111, tr.222]. Cũng trong năm 2005, lần đầu tiên Anh đề nghị hỗ trợ trực tiếp cho các chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam. Ngày 22/5/2005, Chính phủ Anh thông qua sáng kiến giảm nợ đa phương, trả nợ thay cho Chính phủ Việt Nam 10% nợ đến hạn của các khoản vay Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB trong thời gian 2005 – 2015 (khoảng 90 triệu USD). Đây là sáng kiến của Anh nhằm vận động các nước G8 và các nhà tài trợ khác cùng tham gia để tạo điều kiện cho Việt Nam tập trung nguồn lực hơn nữa cho chương trình xóa đói giảm nghèo và thực hiện mục tiêu công bằng xã hội [146, tr.1]. Chính phủ Anh mong muốn các nhà tài trợ khác cùng tham gia thực hiện chương trình giảm nợ tương tự và sẽ nêu vấn đề này ra diễn đàn quốc tế, đặc biệt trong thời gian Anh giữ vai trò chủ tịch EU và các nước G8 trong năm 2005 [158, tr.2].Với kết quả này, Chương trình phát triển của DFID – Việt Nam là chương

trình có tốc độ phát triển nhanh nhất của DFID trên thế giới và Anh trở thành một trong những nhà viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.

Năm 2006, Anh và Việt Nam đã ký Thỏa thuận khung về quan hệ đối tác phát triển giai đoạn 2006 – 2015. Theo đó, Anh sẽ viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam khoảng 450 triệu USD giai đoạn 2006 – 2010 với 70% ngân sách để hỗ trợ cho các chương trình giảm nghèo của Việt Nam. Thỏa thuận có các mục tiêu tổng quát sau: Tăng trưởng có lợi cho giảm nghèo và đạt được các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam; Tăng cường công tác quản lý tài chính và trách nhiệm giải trình của nhà nước trước người dân, chống tham nhũng nhằm bảo đảm các nguồn vốn công ích được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả; Tôn trọng các thoả ước nhân quyền về quyền dân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.Vương quốc Anh là một trong số ít các nhà tài trợ cam kết viện trợ hàng năm cho Việt Nam với mức gần 100 triệu USD/năm trong vòng 5 năm (2006 – 2010) [142, tr.1].

Ngày 22/11/2007, Chính phủ Anh thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam sẽ viện trợ không hoàn lại 100 triệu bảng cho chương trình PRSC – 10 giai đoạn 2007 – 2011 với phương thức chuyển trực tiếp cho Việt Nam không thông qua WB để tiết kiệm chi phí. Tháng 10/2008. Chính phủ Anh đã phê duyệt và chính thức thông qua thỏa thuận này [146, tr.1].

Năm 2009, Chính phủ Anh hỗ trợ Bộ Tài chính triển khai 02 dự án: Dự án cải cách quản lý tài chính công và dự án quỹ tín thác đa biên các nhà tài trợ cho hiện đại hoá quản lý tài chính công (gọi tắt là MDTF) [144, tr.1].

Ngày 25/1/2010, DFID hỗ trợ 17 triệu bảng cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về Cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn 2010 – 2013. Tháng 5/2011, Chính phủ hai nước đã ký Thỏa thuận Đối tác phát triển Việt Nam – Anh giai đoạn 2011 – 2016, đưa Anh trở thành đối tác đầu tiên cam kết viện trợ 70 triệu bảng cho Việt Nam cho đến năm 2016 [146, tr.1]. Viện trợ của Anh sẽ ưu tiên hỗ trợ giúp Việt Nam đạt được: Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về giáo dục tiểu học, phòng chống HIV/AIDS, phát triển vệ sinh nông thôn; Tăng trưởng có lợi cho tất cả các đối tượng (tư nhân, môi trường kinh doanh và quản lý kinh tế); Quản trị nhà nước (phòng chống tham nhũng và trách nhiệm giải trình); Ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Năm 2012, Chính phủ Anh giúp Bộ tài chính Việt Nam cải cách quản lý tài chính công thông qua việc viện trợ cho 2 dự án: Dự án Cải cách quản lý tài chính công có tổng vốn là 71,46 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới là 54,35 triệu USD, vốn viện

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế giữa vương quốc anh với việt nam từ năm 1991 đến nay (Trang 77 - 88)