Triển vọng trong quan hệ kinh tếVương quốc Anh– Việt Nam

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế giữa vương quốc anh với việt nam từ năm 1991 đến nay (Trang 105 - 127)

7. Bố cục của luận văn

3.4. Triển vọng trong quan hệ kinh tếVương quốc Anh– Việt Nam

Quan hệ kinh tế Vương quốc Anh với Việt Nam từ năm 1991 đến nay đã thu được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực như thương mại song phương, đầu tư trực tiếp của Anh vào Việt Nam, viện trợ phát triển Anh dành cho Việt Nam và du lịch nhờ những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi. Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn, tồn tại cản trở quan hệ hợp tác giữa hai nước nhưng nhìn chung quan hệ kinh tế Anh và Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, triển vọng để phát triển trong tương lai vì:

Thứ nhất, đối với Việt Nam, Vương quốc Anh là một thị trường lớn và có tính bổ sung cao. Anh là một trong những thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, Anh có vốn đầu tư mạnh và nguồn công nghệ kỹ thuật cao có thể tranh thủ để phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời Anh là một trong những nhà tài trợ lớn và ưu ái cho Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đặc biệt xem trọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện với Anh. Đây là động lực quan trọng để Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế với Anh.

Trong quan hệ với Việt Nam, Vương quốc Anh coi trọng vai trò và vị trí của Việt Nam trong khu vực. Kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN và trở thành một thành viên tích cực của khối, đặc biệt là sau khi Việt Nam đảm nhận tốt vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2010, Anh xem Việt Nam là nhân tố cơ bản thúc đẩy đoàn kết và hợp tác trong khu vực ASEAN. Do đó, ngoài việc xem Việt Nam là một thị trường tiềm năng, một đia chỉ đầu tư tin cậy, Anh còn xem Việt Nam là một đối tác quan trọng qua đó thúc đẩy quan hệ với các nước khu vực Đông Nam Á.

Trên những cơ sở đó ta có thể thấy quan hệ kinh tế hai nước có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian sắp tới.

3.4.1. Lĩnh vực thương mại

Quan hệ thương mại giữa Vương quốc Anh và Việt Nam tuy còn tồn tại một số vấn đề nhưng trong tương lai khả năng mở rộng và phát triển quan hệ này là rất lớn vì:

Thứ nhất, thị trường Anh và Việt Nam có những đặc điểm có thể bổ sung cho nhau. Anh xem Việt Nam là một thị trường lớn với hơn 80 triệu dân có nhiều tiềm năng tiêu thụ hàng hóa Anh. Việt Nam là nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhu cầu nhập khẩu máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ nguồn rất lớn. Trong khi Anh là một quốc gia công nghiệp phát triển và là một trong những trung tâm công nghệ nguồn nên có thể đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam. Còn nền nông nghiệp và nền công nghiệp nhẹ của Anh tuy phát triển nhưng chi phí sản xuất lại cao hơn so với Việt Nam. Do đó, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ của Anh rất lớn và sức tiêu thụ của thị trường Anh tương đối ổn định mà Việt Nam lại có lợi thế về những mặt hàng như dệt, giày dép, chế biến nông lâm, thủy sản nên Việt Nam có thể xuất khẩu sang Anh những mặt hàng này. Về lâu dài, Anh vẫn là một thị trường lớn đầy tiềm năng của Việt Nam, Anh sẽ là bạn hàng rất quan trọng của Việt Nam cả trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu và còn rất nhiều tiềm năng mà Việt Nam cần phải tận

dụng và khai thác một cách triệt để. Về phía Việt Nam, Việt Nam cũng là một môi trường đầu tư có thể mang lại lợi nhuận lâu dài cho các doanh nghiệp của Anh.

Thứ hai, Anh và Việt Nam đều nằm trong những khối có nền kinh tế phát triển năng động, Việt Nam nằm trong ASEAN còn Anh nằm trong EU. Cả hai khối này lại có mối quan hệ gắn bó khăng khít, chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Do đó, quan hệ thương mại Anh và Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển trong hiện tại và tương lai.

Thứ ba, thực tế cho thấy quan hệ thương mại hai nước từ năm 1991 đến nay phát triển mạnh mẽ đặc biệt từ năm 2010 khi Anh và Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược của nhau. Kể từ khi hai nước trở thành đối tác chiến lược đến nay, kim ngạch thương mại giữa hai bên không ngừng tăng lên. Đây cũng là giai đoạn kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên tăng nhanh nhất kể từ khi Anh và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ với nhau vào ngày 11/9/1973. Với những thành tựu đạt được trong hoạt động thương mại song phương giữa hai nước từ năm 1991 đến nay chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng quan hệ thương mại song phương giữa hai nước có rất nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.

Thứ tư, Chính phủ hai nước rất quan tâm và đều có những nỗ lực lớn trong việc phát triển quan hệ thương mại song phương. Về phía Anh, Chính phủ Anh đã cho đặt Phòng thương mại Anh ở Việt Nam (Trade partners UK), một văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh và một Đại sứ quán Anh ở Hà Nội. Phòng Thương mại có nhiệm vụ xúc tiến cho những doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh tại thị trường Anh quốc và tư vấn cho họ về nhu cầu cũng như nguồn sản phẩm ở thị trường này. Phía Anh còn phối hợp với phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) để giúp đỡ các công ty Anh muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Về phía Việt Nam, Tham tán thương mại Sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh giúp đỡ các công ty Việt Nam tìm hiểu thị trường Anh cũng như hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp Anh tìm hiểu thị trường Việt Nam. Trong thời gian tới, Chính phủ hai nước sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước bằng cách sẽ tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp hai nước.

Như vậy, quan hệ thương mại giữa Vương quốc Anh và Việt Nam là mối quan hệ bổ sung cho nhau. Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh những mặt hàng có nhu cầu cao như giày dép, sản phẩm may mặc, đồ gỗ, hải sản, cà phê, và nhập của Anh những mặt hàng như sản phẩm như công nghệ cao, thiết bị truyền thông, dầu khí, phụ tùng hàng không, dược phẩm.

Với những tiền đề quan trọng đó, trong tương lai quan hệ thương mại Vương quốc Anh và Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trưởng nhiều hơn nữa, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước của hai bên. Với môi trường quốc tế thuận lợi, xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hóa và toàn cầu hoá kinh tế thế giới và với sự cố gắng không ngừng của hai Chính phủ và các doanh nghiệp hai nước, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Vương quốc Anh cũng như hoạt động xuất khẩu công nghệ của Anh sang Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và thu được nhiều thành tựu hơn nữa trong thời gian sắp tới.

3.4.2. Lĩnh vực đầu tư

Đầu tư trực tiếp của Vương quốc Anh vào Việt Nam từ năm 1991 đến nay thu được nhiều thành tựu lớn. Để thu hút được vốn đầu tư, kỹ thuật từ Anh, Việt Nam cần phải có cơ sở hạ tầng vững mạnh, môi trường ổn định cho hoạt động kinh doanh và đầu tư và nền kinh tế phải có sức cạnh tranh cao. Trong thời gian tới, đầu tư của Anh vào Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trưởng nhiều hơn vì những lý do sau:

Thứ nhất, nền kinh tế Anh rất phát triển, có quy mô lớn, có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, đảm bảo nguồn cung cấp vốn đầu tư vào Việt Nam tăng trưởng liên tục, ổn định và lâu dài. Anh và Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác chiến lược nên các nhà đầu tư Vương quốc Anh sẽ mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam hơn trong nhiều năm tới.

Thứ hai, quan hệ kinh tế, hợp tác đầu tư giữa Anh và Việt Nam đang được phát triển trong môi trường quốc tế nhiều thuận lợi và xu thế hòa bình ổn định hợp tác trong khu vực. Sự tiến bộ trong quan hệ hợp tác đầu tư giữa Vương quốc Anh –Việt Nam chính là kết quả của sự tương đồng về lợi ích của chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hoá, đa dạng hoá của thế giới. Thế giới ngày nay đang trong quá trình toàn cầu hóa và điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Anh đầu tư vào Việt Nam. Trong quan hệ với Anh, vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố và nâng cao. Việt Nam là thành viên của ASEAN và Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư mà Anh ngày càng tăng cường đầu tư vào khu vực này, chính vì thế Anh sẽ ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam. Việt Nam đã góp phần tạo thế cân bằng chiến lược chung và tạo cơ hội thuận lợi hơn cho các quốc gia Đông Nam Á trong việc mở rộng quan hệ với các nước EU, nhất là trong Diễn đàn hợp tác Á – Âu.

Thứ ba, Anh và Việt Nam có một nền tảng pháp lý vững chắc và nhiều lợi thế có thể bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong quan hệ hợp tác đầu tư, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của

cả hai bên. Vương quốc Anh có thế mạnh về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, còn Việt Nam có lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Những lợi thế này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Anh có thể đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn.

Thứ tư, Việt Nam đang tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực mà các tập đoàn, công ty của Vương quốc Anh có nhiều lợi thế như: công nghiệp kỹ thuật cao, các dự án sản xuất vật liệu mới, ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, các dự án nuôi trồng, chế biến nông – lâm – thuỷ sản, xử lý môi trường, xử lý chất thải, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển công nghiệp hoá dầu, sản xuất các sản phẩm cơ khí. Các lĩnh vực này không chỉ là lợi thế mà còn mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư Anh. Do vậy, các nhà đầu tư Anh chắc chắn sẽ đầu tư vào Việt Nam tập trung nhiều hơn trong các lĩnh vực trên.

Thứ năm, Việt Nam có nhiều tiềm năng về lao động, đất đai và tài nguyên thiên nhiên, dân số có trình độ giáo dục cao, các điều kiện về phúc lợi, chăm sóc y tế tốt nhất trong các nước có cùng trình độ phát triển vì thế Việt Nam có thể đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư Anh.

Thứ sáu, thiết chế kinh tế thị trường đang được hoàn thiện, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh và đầu tư không ngừng được cải thiện trong nhiều năm qua của Việt Nam là những yếu tố tạo lòng tin lớn cho các nhà đầu tư. Mặt khác, ở các địa phương hiện nay đang thực hiện nhiều chương trình hành động để mời gọi các nhà đầu tư Anh. Các tỉnh, thành phố đang nỗ lực cải cách các thủ tục cấp phép cho các nhà đầu tư, giải phóng và san lấp mặt bằng, đào tạo chuyên môn cho người lao động để đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tưAnh.

Thứ bảy, Chính phủ hai nước luôn tạo những điều kiện tốt nhất để quan hệ đầu tư hai nước phát triển mạnh. Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng việc thu hút đầu tư nước ngoài gắn với việc chuyển giao công nghệ từ Anh để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Anh là nơi hội tụ của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs), có thế mạnh về tài chính và công nghệ hiện đại. Do đó, Chính phủ Việt Nam luôn tạo những điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư Anh ở Việt Nam có thể thu được lợi nhuận cao nhất. Chính phủ Anh cũng khuyến khích các nhà đầu tư Anh bỏ vốn đầu tư ở Việt Nam vì Việt Nam có tình hình an ninh chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư đang được cải thiện. Anh và Việt Nam đã ký nhiều hiệp định liên quan đến đầu tư. Các hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy

đầu tư của Anh vào Việt Nam nhiều hơn, cũng như của Việt Nam sang Anh. Như vậy, Việt Nam và Anh đều là những đối tác đầu tư tiềm năng của nhau trong hiện tại và tương lai.

3.4.3. Lĩnh vực viện trợ phát triển

Trong lĩnh vực viện trợ phát triển, viện trợ ODA của Anh dành cho Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới.

Vương quốc Anh vẫn là nhà tài trợ ODA lớn cho Việt Nam để xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, cải thiện kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, quản lý nhà nước, xây dựng thể chế kinh tế và hỗ trợ phát triển giai đoạn sau gia nhập WTO, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, đào tạo nghề, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết các vấn đề xã hội. Việt Nam có thể tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả hơn ODA của Anh, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam và phù hợp với viện trợ của EU như xóa đói giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải cách hành chính.

3.4.4. Lĩnh vực du lịch

Trong nhiều năm qua, Anh luôn là đối tác thương mại – đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Dù trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, lượng du khách giữa hai nước vẫn duy trì ở mức ổn định. Điều này chứng tỏ triển vọng phát triển ngành du lịch hai nước nói riêng và mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp nói chung.

Anh và Việt Nam đều có những điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động du lịch hơn nữa trong tương lai. Hằng năm lượng du khách Anh đến Việt Nam ngày càng tăng. Các dịch vụ phục vụ du lịch như dịch vụ hàng không, vận tải biển, dịch vụ tài chính có điều kiện để phát triển hơn nữa tại Việt Nam trong những năm tới. Trong những năm qua, Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao dịch vụ du lịch như xây dựng và hoàn thiện nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho ngành du lịch; hệ thống giao thông, thông tin liên lạc của Việt Nam từng bước được cải thiện làm cho du lịch Việt Nam bắt đầu thu hút du khách đến từ nhiều quốc gia trong đó có Vương quốc Anh.

Như vậy, Vương quốc Anh và Việt Nam có đầy đủ những cơ sở chính trị, pháp lý, hành chính để đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế trong tương lai. Tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước là rất lớn. Chính phủ Việt Nam và Anh cần phải có những biện pháp thực hiện để biến những tiềm năng ấy thành hiện thực. Chính phủ hai nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc tạo dựng hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước thâm nhập vào thị trường của nhau, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới trong thời gian sắp tới.

Tiểu kết chương 3

Từ năm 1991 đến nay nhờ những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi nên quan hệ kinh tế giữa Vương quốc Anh và Việt Nam đã có sự phát triển hết sức mạnh mẽ, quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực nhưng tập trung chủ yếu nhất là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển và du lịch. Quan hệ kinh tế hai nước còn gặp một số khó khăn, hạn chế nhưng đã thu được những thành tựu to lớn về mọi mặt: Trong lĩnh vực thương mại, Anh là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam trong EU, là thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam về những mặt

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế giữa vương quốc anh với việt nam từ năm 1991 đến nay (Trang 105 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)