Tình hình Vương quốc Anh

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế giữa vương quốc anh với việt nam từ năm 1991 đến nay (Trang 38 - 43)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.Tình hình Vương quốc Anh

2.1.2.1. Tình hình kinh tế Vương quốc Anh từ thập niên 90 thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI

Đầu thập kỉ 90, kinh tế Anh lâm vào đợt suy thoái mới sau những đợt suy thoái trước đó. Mức tăng trưởng kinh tế năm 1990 chỉ đạt 0,6%, hai năm 1991 – 1992 tiếp tục giảm xuống còn 0,3%. Bắt đầu từ năm 1993, kinh tế Anh có dấu hiệu phục hồi với tỷ lệ tăng trưởng 1,9%/ năm và đến năm 1994 đạt mức 3,3%. Sau khi phục hồi kinh tế, nền kinh tế Anh vẫn phát triển chậm chạp. Tốc độ tăng trưởng chậm cùng với những biến động phức tạp trong nước đã đặt nước Anh trước nhiều vấn đề khó khăn như: nạn thất nghiệp tăng, sức mua trong nước giảm, thị trường có xu hướng thu hẹp, sức đầu tư trong nước yếu, đầu tư cố định giảm, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế yếu, bội chi ngân sách lớn, đồng bảng Anh trượt giá… Vai trò cường quốc kinh tế của Anh có nguy cơ suy giảm trong nền kinh tế thế giới [27, tr.30]. Tuy nhiên, đến năm 1997, do những chính sách phục hồi kinh tế tích cực của Đảng Bảo thủ, đứng đầu là Thủ tướng Tony Blair, nền kinh tế Anh bắt đầu phục hồi nhanh, đồng bảng Anh tăng giá và tỷ lệ thất nghiệp giảm đi rõ rệt, tình hình kinh tế – xã hội nhìn chung được cải thiện nhiều. Trong khi đó các nước khác trong liên minh Châu Âu như Pháp, Đức đang đối mặt với tình trạng lạm phát kinh tế và nạn thất nghiệp ngày càng tăng [44, tr.37].

Đầu thế kỷ XXI, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Năm 2000, kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh và đạt mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Năm 2001, kinh tế thế giới giảm mạnh sau vụ tấn công khủng bố nước Mỹ vào ngày 11/9. Những biến động ấy đã có ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước EU. Là một quốc gia phát triển trong EU, tuy có chịu ảnh hưởng của những biến động ấy, nhưng kinh tế Vương quốc Anh vẫn phát triển ổn định.

Năm 2001, năm sụt giảm mạnh nhất của kinh tế thế giới, kinh tế Anh có mức tăng trưởng là 2,25% giảm 0,85% so với năm 2000 nhưng vẫn còn cao hơn mức chung của toàn thế giới. Đây cũng là năm đầu tiên kể từ năm 1986 Anh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhóm G7. Sang năm 2002, tăng trưởng của Anh giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn EU [46, tr.120].

Anh còn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì Anh có nhiều lợi thế như: là trung tâm tài chính, tiền tệ lớn của toàn thế giới, cơ sở hạ tầng phát triển, thuế thấp hơn so với các nước EU khác, đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao với giá nhân công tương đối thấp so với các nước phát triển khác. Năm 2007, Anh là nước thu hút

đầu tư nước ngoài nhiều nhất ở châu Âu với tổng vốn đầu tư 56 tỷ euro, chiếm 42% tổng vốn FDI vào EU.

Trong lĩnh vực tài chính, Anh mạnh hơn nhiều so với nhiều nước châu Âu lục địa. London vẫn là một trung tâm dịch vụ tài chính, bảo hiểm quốc tế lâu đời, có tầm cỡ hơn hẳn Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), ngang tầm với Tokyo (Nhật) và chỉ đứng sau New York (Mỹ).

Về GDP bình quân trên đầu người hàng năm, Anh đứng ở vị trí khá cao trên thế giới. Tính theo ngang giá sức mua, Anh đứng vào hàng thứ năm trong nhóm G7 sau Mỹ, Canada, Nhật, Đức, đứng thứ 17 trên 29 thành viên của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), và đứng thứ 20 trên toàn thế giới. Tính GDP bình quân đầu người theo giá thực tế thì Anh đứng thứ 12 trên toàn thế giới năm 2002. Trong năm 2002, Anh đã vượt Pháp vươn lên đứng thứ hai trong EU về tổng sản phẩm trong nước. Kinh tế Anh trong những năm gần đây được xem là nền kinh tế có sự tăng trưởng vững chắc và liên tục nhất. Thập niên đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Vương quốc Anh cũng thu được những thành tựu quan trọng: Duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với các nước EU năm 2006: 2,8%, 2007: 3,1%, 2008: 1,1%; tỷ lệ thất nghiệp thấp (khoảng 5%); lạm phát thấp và ổn định nhất kể từ năm 1959, được Ngân hàng Trung ương điều tiết quanh mức 2%. Các ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng nhất của Anh gồm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tín dụng; sản xuất thép, đóng tàu, khai thác than; các ngành công nghiệp hoá chất, điện tử, viễn thông, công nghệ cao [141, tr.1].

Ngành công nghiệp: Anh được xem là nước công nghệ nguồn với nền công nghiệp rất phát triển. Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 23,4% GDP và thu hút 18,2% lực lượng lao động. Các sản phẩm công nghiệp của Anh là những mặt hàng có trình độ khoa học kỹ thuật cao như: Thiết bị tự động, tàu biển, máy bay, ô tô và phụ tùng, thiết bị điện và truyền thông [141, tr.2].

Ngành nông nghiệp: Nền nông nghiệp nước Anh có trình độ cơ giới hóa cao. Nông dân Anh thường xuyên cập nhật và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nông nghiệp nên năng suất lao động cao, sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao. Tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiếm 0,9% GDP và thu hút 1,4% lực lượng lao động. Sản phẩm nông nghiệp chính là: Ngũ cốc, hạt có dầu, khoai tây, rau củ, gia súc, cừu, gia cầm, cá [28, tr.41].

Ngành dịch vụ: Ngành dịch vụ Anh phát triển cao, là một trong những ngành đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế quốc dân. Tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ chiếm 75,7% GDP và thu hút 80,4% lực lượng lao động.

Bảng 2.1. Kinh tế Vương quốc Anh năm 2006

GDP 2.100 tỉ USD

Tăng trưởng GDP 2,75%

GDP trên đầu người $35.000

GDP theo lĩnh vực Nông nghiệp (1%), công nghiệp (26%),

dịch vụ (73%)

Tỉ lệ lạm phát 2,3%

Lực lượng lao động 31 triệu người

Lực lượng lao động theo ngành Dịch vụ (81%), công nghiệp (18%), nông nghiệp (1%)

Tỉ lệ thất nghiệp 5,4%

Các ngành công nghiệp chính Dụng cụ cơ khí, trang thiết bị công nghiệp, thiết bị khoa học, đóng tầu, máy bay, xe motor và các bộ phận, điện tử, máy tính, chế biến kim loại, sản xuất hóa chất, khai thác than, dầu, giấy, chế biến thức ăn, sợi, quần áo, các mặt hàng tiêu dùng khác

Thu ngân sách 970 tỉ USD

Chi ngân sách 1.040 tỉ USD

Viện trợ kinh tế 8 tỉ USD

[Nguồn: Bộ Công thương năm 2007]

Với số dân thuộc loại đông nhất EU, nhu cầu tiêu dùng cao, thu nhập của người dân cao, nền chính trị – xã hội rất an ninh và ổn định, Anh được đánh giá là một thị trường có lượng cầu lớn và đa dạng. Do đó, trong số các nước thành viên EU, Anh luôn là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Dưới tác động của xu thế tự do hóa thương mại, chính sách thương mại quốc tế của Anh trong những năm gần đây đã có những điều chỉnh theo hướng tích cực tham gia vào thương mại quốc tế thông qua các chương trình hợp tác kinh tế – thương mại, khoa học kỹ thuật dưới sự bảo hộ của EU, WTO, OECD với phương hướng là kích thích phát triển thương mại quốc tế, tận dụng tối đa những thuận lợi về kinh tế để tăng cường vị trí của Anh trong nền thương mại quốc tế.

Tình hình ngoại thương Anh tuy có những biến động nhưng luôn phục hồi một cách nhanh chóng đó là nhờ Chính phủ Anh thực hiện chính sách thương mại quốc tế mở rộng, ngày càng có nhiều đối tác thương mại chiến lược trên toàn thế giới, nền kinh tế phát triển ổn định và những nỗ lực của Chính phủ Anh trong việc phát triển thương mại quốc tế. Với chính sách phát triển ngoại thương như vậy, Vương quốc Anh sẽ là một thị trường đầy triển vọng đối với hoạt động xuất khẩu của một nước đang phát triển như Việt Nam.

2.1.2.3. Chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh

Vương quốc Anh thực hiện chính sách đối ngoại mang tính toàn cầu. Anh là Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thành viên quan trọng của NATO, thành viên EU, thành viên G8, đứng đầu Khối Thịnh Vượng chung gồm 53 nước (chủ yếu là những nước thuộc địa cũ của Anh) và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng khác. Anh có quan hệ ngoại giao với 165 nước trên thế giới. Mục tiêu chính sách đối ngoại của Anh hiện nay là: Ưu tiên hàng đầu là củng cố và phát triển quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ trong đó NATO là hạt nhân quan trọng nhất; Phát triển quan hệ với EU nhưng không đối trọng với Mỹ, tăng cường ảnh hưởng và sự lãnh đạo của Anh tại châu Âu, phát huy vai trò cầu nối của Anh giữa châu Âu và Mỹ; Tăng cường sức mạnh Khối Thịnh vượng chung; Phát huy vai trò của Liên Hiệp Quốc trong các hoạt động gìn giữ hòa bình và an ninh trên toàn thế giới; Phát triển quan hệ hữu nghị với các quốc gia, hợp tác quốc tế trong các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo mang tính toàn cầu, và bảo vệ nhân quyền; Đi đầu trong các vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Gần đây, Anh bắt đầu đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN và châu Á, khu vực trước đây Anh chưa mấy chú trọng. Một mặt, Anh có nhu cầu giữ vững vai trò của mình tại các thuộc địa cũ trong khu vực trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc, mặt khác Anh thực sự thấy lợi ích trong việc hợp tác kinh tế với khu vực này. Vương quốc Anh rất coi trọng xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với châu Á, các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, vì quan hệ tốt với Việt Nam sẽ giúp Anh giữ vững hơn vị trí của mình hơn ở Đông Nam Á, và vì vậy Anh đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chủ động thiết lập quan hệ kinh tế với Việt Nam và đã tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, xóa bỏ nhiều loại thuế xuất – nhập khẩu cho hàng hóa Việt Nam khi đưa vào thị trường Anh, có lập trường bảo vệ Việt Nam trong những vụ kiện bán phá giá hàng hóa.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế giữa vương quốc anh với việt nam từ năm 1991 đến nay (Trang 38 - 43)