Lĩnh vực thương mại

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế giữa vương quốc anh với việt nam từ năm 1991 đến nay (Trang 50 - 64)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2. Lĩnh vực thương mại

2.2.2.1. Những điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại Vương quốc Anh – Việt Nam phát triển từ năm 1991

Năm 1990, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cộng đồng châu Âu, tạo điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ với Anh.

Ngày 15/12/1992, EU ký với Việt Nam Hiệp định buôn bán hàng Dệt may. Hiệp định này đã mở đường cho hàng dệt may Việt Nam thâm nhập thị trường EU, trong đó có thị trường Anh [12, tr.35].

Năm 1993, Chính phủ Anh bắt đầu áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS) cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Anh. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, thúc đẩy quan hệ thương mại Vương quốc Anh – Việt Nam phát triển.

Ngày 17/7/1995, Việt Nam và EU đã ký Hiệp định hợp tác giữa hai bên. Trên cơ sở Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và EU, Vương quốc Anh cũng đã ký Hiệp định thương mại và thỏa thuận Tối huệ quốc với Việt Nam. Đây được coi là mốc quan trọng đưa quan hệ thương mại giữa hai nước lên một tầm cao mới.

Tháng 12/1999, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng lãnh sự quán Anh ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Chương trình hợp tác Việt Nam – Anh quốc với sự tham gia của 60 doanh nghiệp Anh và 60 doanh nghiệp Việt Nam. Đây được coi là cuộc gặp gỡ lớn nhất giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước với mục đích tìm hiểu, trao đổi, hợp tác kinh doanh, tạo nên những nét khởi sắc mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước [46, tr.122].

Như vậy từ năm 1991, Vương quốc Anh và Việt Nam đã ký với nhau nhiều Hiệp định thương mại, tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ cho doanh nghiệp hai nước trao đổi và tìm hiểu lẫn nhau. Đây chính là cơ sở pháp lý cho quan hệ thương mại Vương quốc Anh và Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ năm 1991.

2.2.2.2. Hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam sang Vương quốc Anh

Bước vào thập niên 90, quan hệ thương mại hai nước bắt đầu khởi sắc. Từ năm 1991, Việt Nam liên tục xuất siêu sang Anh và mức độ xuất siêu ngày càng lớn. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng từ 11,6 triệu USD năm 1991 đến 55,7 triệu USD năm 1994. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Anh được thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh giai đoạn 1991 – 1994

Năm Đơn vị 1991 1992 1993 1994

Kim ngạch Triệu USD 11,6 27,5 23,0 55,7

[Nguồn: Bộ thương mại. Tổng cục hải quan 1996&1997]

Bước sang giai đoạn 1995 – 2002, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Anh cao, trung bình đạt khoảng 49,1%/năm, kim ngạch xuất khẩu của năm 2002 gấp 9 lần kim ngạch xuất khẩu của năm 1995. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Anh được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Anh giai đoạn 1995 – 2002

Năm Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch Triệu USD 74,6 125 265 335 421 479 511 570 Tốc độ % 80,6 67,6 112 30,9 25,7 13,7 6,68 11,5

[Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2003]

Từ bảng số liệu trên ta thấy: Trong giai đoạn 1995 – 1997, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng với tốc độ cao. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh là 74,6 triệu USD, năm 1996 là 125 triệu USD. Đặc biệt năm 1997, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi năm 1996. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh những năm này tăng trưởng mạnh như vậy vì đây là giai đoạn ngay sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định hợp tác năm 1995 nên Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sang Anh. Năm 1998, Anh thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Anh tại Việt Nam (BBGV) nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và các hoạt động từ thiện tại Việt Nam. Giai đoạn 1998 – 2002, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều theo từng năm nhưng tốc độ thì chậm hơn so với giai đoạn 1995 – 1997. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 6,68% do ảnh hưởng của nạn khủng bố quốc tế và cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tại Irac làm thương mại song phương bị chững lại. Tuy nhiên năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đã phục hồi một cách nhanh chóng, tăng 11,5%. Năm 2003, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh có sự tăng trưởng mạnh theo thống kê kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2003 của Việt Nam sang Anh là 405,870 triệu USD.

Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh giai đoạn 1995 – 2002 cũng tăng so với tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Tỷ trọng xuất khẩu cụ thể được thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh so với EU giai đoạn 1995 – 2002 Năm Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tỷ trọng Anh/ EU % 10,4 13,9 16,4 16,2 16,9 16,8 17 18,1 [Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2004]

Giai đoạn 1995 – 2002, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm khoảng 15,25%, tăng hơn 3 lần so với giai đoạn trước những năm 90. Từ năm 2000, tỷ trọng xuất khẩu sang Anh trên tổng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng tăng hơn so với Đức, Pháp, Hà Lan. Điều này cho thấy hoạt động thương mại giữa Vương quốc Anh và Việt Nam ngày càng phát triển mạnh theo hướng tích cực: Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập tốt vào thị trường Anh và Vương quốc Anh từng bước trở thành thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng và tương đối ổn định của Việt Nam.

Bảng 2.5. Xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước trong EU trên tổng XK của Việt Nam sang EU (giai đoạn 1995 – 2002)

Đơn vị tính: % Nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Anh 10,4 13,9 16,4 16,2 16,9 16,8 17 18,1 Đức 32,8 25,3 25,5 26,6 26 25,7 24 22,9 Pháp 25,4 16,1 14,7 14,2 14,1 13,4 15,6 13,9 Hà Lan 12 16,4 16,5 14,6 13,6 13,7 12,1 12,8 [Nguồn: Tổng cục thống kê, 2003]

Qua phân tích các số liệu trên ta thấy tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 1995 – 2002 phát triển theo chiều hướng tích cực. Việt Nam liên tục xuất siêu sang Anh. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vào Anh là 570 triệu USD gấp đôi hàng Anh xuất sang Việt Nam chỉ ở mức 166,6 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng nhanh và khá ổn định. Nếu do những nguyên nhân khách quan làm giảm tốc độ này thì sự phục hồi diễn ra rất nhanh chóng. Thị trường Anh nổi lên với tư cách là đối trọng của các thị trường Đức, Pháp, Hà Lan. Xuất khẩu của Việt Nam sang Anh ngày càng tương xứng với tiềm năng của cả hai bên.

hội nhập WTO. Anh tiếp tục ưu đãi Việt Nam bằng Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) cho hàng xuất khẩu nông nghiệp, công nghiệp Việt Nam vào Anh. Hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Anh chỉ phải chịu mức thuế thấp. Khi con cá basa bị người Mỹ từ chối, nông dân Việt Nam đã chuyển mặt hàng này sang EU và hiện nay mặt hàng trên trở nên rất phổ biến tại thị trường châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh [153, tr.1].

Hoạt động thương mại giữa Vương quốc Anh và Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011 được thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Trao đổi thương mại Vương quốc Anh – Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Kim ngạch hai chiều 1620 1668 1966 1750 2170 3044

Xuất khẩu sang Anh 1179 1431 1580 1330 1681 2398

Tăng (%) 16,1 21 10,4 -15,5 26 42

Nhập khẩu từ Anh 201,3 237 386 420 511 646

Tăng (%) 10,4 17,7 62,8 10 21 17

[Nguồn: Bộ Công Thương, 2013]

Qua phân tích bảng thống kê ta thấy, giai đoạn 2006 – 2011, Việt Nam liên tục xuất siêu sang Anh, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng trưởng theo từng năm còn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhìn chung là tăng nhưng vẫn chưa ổn định, bình quân đạt mức 23,1% mỗi năm. Chỉ riêng năm 2009, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh giảm.

Ngày 19/7/2007, hai nước đã ký thỏa thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp về kinh tế và thương mại (JETCO) nhằm đề ra các biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương phát triển. Ủy ban tiến hành phiên họp đầu tiên tại Hà Nội. Các phiên họp của JETCO diễn ra theo cơ chế định kỳ hàng năm và luân phiên. Hoạt động của Ủy ban đã góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai nước [163, tr.1].

Xác định quan hệ thương mại đóng vai trò quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia, Chính phủ Vương quốc Anh và Việt Nam đã không tiếc công sức để tăng cường mối quan hệ thương mại giữa hai bên. Quan hệ thương mại song phương Vương quốc Anh – Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khi hai nước ký Hiệp định đối tác chiến lược trong tháng 9 năm 2010. Sau khi hai nước đã ký Tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược

trong năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Vương quốc Anh – Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, tăng hơn 20% mỗi năm, bất chấp những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu [152, tr.1].

Năm 2011, Anh có 138 văn phòng đại diện thương mại thường trú và chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam. Tháng 11/2011, Anh tuyên bố thành lập Hội đồng Kinh doanh Anh – ASEAN nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại giữa Anh với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Trong bảy tháng đầu năm 2011, Việt Nam thu được 1,3 tỷ USD từ xuất khẩu sang Anh và dành 315 triệu USD nhập khẩu hàng hóa từ Anh. Năm 2011, Anh là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU tại Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 3 tỷ USD, tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam vượt quá 2,4 tỷ USD [153, tr.1].

Tháng 8 năm 2012, Việt Nam và EU đã ký Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) và tổ chức đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA), do đó tạo điều kiện cho kinh tế, đầu tư và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU nói chung và giữa Việt Nam và Anh nói riêng. Trong 10 tháng đầu năm 2012, thương mại song phương đạt 3,57 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 3,19 tỷ USD còn nhập khẩu là 377,5 triệu USD. Thương mại song phương năm 2012 ước đạt hơn 4 tỷ USD, đã vượt mục tiêu đề ra là 4 tỷ USD vào năm 2013 [155, tr.1].

Sự tăng trưởng mạnh mẽ hoạt động thương mại và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Anh giai đoạn 2010 – 2013 là nhờ hai bên đã trở thành đối tác chiến lược của nhau, Chính phủ hai bên đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động thương mại hai nước. Để giữ được đà tăng trưởng trong năm 2013 và những năm tiếp theo, cả hai bên Anh và Việt Nam cần phải đẩy mạnh hoạt động thương mại một cách có hiệu quả.

2.2.2.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Anh nhìn chung ít thay đổi, trong đó hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là giày dép và may mặc.

Bảng 2.7. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Anh quốc giai đoạn 1999 – 2002 Đơn vị tính: nghìn USD Tên hàng 1999 2000 2001 2002 Thiếc 4.621 5.225 5.574 6.187 Than đá 5.973 2.606 2.937 3.275 Café hạt 24.908 26.685 20.944 23.352 Gạo 7.565 8.602 6.979 7.781 Thủy sản 6.331 7.299 8.445 9.394 Hạt điều nhân 5.443 6.190 5.689 6.343

Mây tre cói lá 1.532 1.860 1.984 2.012

Cao su 843 1.057 996 1.110 Hạt tiêu 249 328 349 386 Chè 159 327 342 381 Rau hoa quả 150 187 195 208 Tổng 56.774 60.366 54. 434 60.429 Giày dép 112.713 158.379 244.673 296.600 Dệt may 37.934 51.253 49.396 53.212 Sản phẩm gỗ 14.069 19.700 25.015 34.000 Gốm sứ 6.798 8.614 9.198 13.523 Đồ chơi trẻ em 8.374 8.540 9.110 10.057 Ngũ cốc, bột 197 223 245 268 Linh kiện điện tử 3.066 4.708 3.085 3.439

Bảng 2.8. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh từ năm 2008 đến năm 2012

Đơn vị tính: triệu USD

Mặt hàng 2008 2009 2010 2011 2012 Thủy sản 68,62 89,22 102,58 134,96 107,96 Hạt điều 49,24 34,48 43,51 48,15 48,35 Cà phê 69,33 44,16 41,77 72,58 80,83 Hạt tiêu 8,06 7,71 13,58 22,26 27,98 Sản phẩm từ chất dẻo 46,26 37,93 50,06 78,54 86,19 Túi xách, vali, mũ ... 20,1 19,35 30,61 38,88 39,75 Gỗ và sản phẩm gỗ 197,65 162,75 189,6 159,79 187,4 Hàng dệt, may 316,8 270,82 332,65 448,67 451,69 Giày dép 558,96 444,54 495,67 494,95 501,27

Máy vi tính, linh kiện điện tử 30,13 33,98 49,34 61,06 251,33

Điện thoại và các loại linh kiện 469,02 948,01

[Nguồn: Hải quan VN, 2013]

Như vậy, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Anh bao gồm các sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp và bước đầu xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao.

Trong nhóm hàng thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh nhất là giày dép, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm gỗ.

*Sản phẩm giày dép

Anh là một thị trường có sức tiêu thụ lớn các sản phẩm giày dép. Nhu cầu tiêu thụ giày dép tại thị trường Anh hằng năm rất lớn so với nhiều nước khác thuộc EU. Tổng chi tiêu cho các mặt hàng giày dép của Anh mỗi năm tăng từ 2% đến 3% trong khi chi tiêu cho sản phẩm này ở các thị trường lớn trong EU hầu như không tăng. Xu hướng tiêu dùng giày dép ở Anh chuyển biến mạnh mẽ từ hình thức sang sự tiện lợi. Giày dép vải bạt và giày thể thao, giày không thấm nước đang trở nên phổ biến đối với mọi lứa tuổi.

Mức tiêu dùng hàng dệt may của người dân Anh vào loại hàng đầu thế giới với khoảng 17kg/người/năm. Tuy nhiên, thị trường dệt may của Anh có sự phân biệt khá rõ ràng theo nhu cầu ăn mặc của mỗi tầng lớp. Trong tình hình hiện tại hàng dệt may của Việt Nam phù hợp với người dân có mức sống trung bình. Nhóm này chiếm tỷ lệ khá đông trong xã hội Anh hiện nay (khoảng 65% – 70% dân số) bao gồm những người trung lưu cho đến tầng lớp lao động. Nhu cầu của nhóm này không quá khắt khe nhưng cũng có những đòi hỏi nhất định về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Xu hướng tiêu dùng hiện nay đang có sự thay đổi từ hàng bền sang hàng sử dụng ngắn ngày, rẻ hơn chút ít với chất liệu tự nhiên như dùng bông sợi tự nhiên thay cho sợi tổng hợp. Trong số các nước EU, Anh là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ tư của Việt Nam. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh chủ yếu là quần áo thể thao, áo jacket, áo sơ mi. Ngoài ra, các mặt hàng khác như áo len và áo dệt kim, quần áo bảo hộ lao động, quần dệt kim, áo khoác nam cũng có tiềm năng lớn xuất khẩu sang Anh.

Dệt may là hàng xuất khẩu chủ lực thứ hai của Việt Nam sang Anh sau dầu thô. Việt Nam có nhiều khả năng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang một thị trường khó tính nhưng có khả năng tiêu thụ lớn như Anh. So với các nước ASEAN khác, ngành dệt may nước ta có lợi thế về nguồn nhân công rẻ, khéo léo và có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến. Do vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu sang Anh nhiều hơn nữa mặt hàng này trong tương lai.

*Sản phẩm gốm sứ

Sản phẩm gốm sứ rất được người tiêu dùng Anh ưa chuộng, đặc biệt là dùng để trang trí và làm quà tặng. Hiện nay, khối lượng nhập khẩu sản phẩm gốm sứ của Anh cao thứ hai

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế giữa vương quốc anh với việt nam từ năm 1991 đến nay (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)