1.1.1. Một ố h i niệm về đối ngoại và đối ngoại quốc phòng
- Đối ngoại là khái niệm chỉ những công việc, những hoạt động của một chủ thể “Nhà nước, quốc gia, tổ chức, chính đảng….” trong quan hệ với các chủ thể khác, nói cách khác, đây là sự ứng xử của một chủ thể đối với một hay nhiều chủ thể khác. Do đó, đối ngoại được xem là các hoạt động ngoại giao của một quốc gia nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đồng thời góp phần vào sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác trên thế giới. Nhiệm vụ đối ngoại là đẩy mạnh kết hợp sức mạnh của đất nước với sức mạnh của thời đại, tranh thủ tối đa những điều kiện quốc tế thuận lợi để thực hiện mục tiêu từng giai đoạn của cách mạng.
- Chính sách đối ngoại là tập hợp các chiến lược mà một quốc gia sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa-xã hội nhằm đạt được những lợi ích của quốc gia đó. Chính sách đối ngoại thường được coi là cánh tay nối dài của chính sách đối nội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế hay bảo vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung [14; tr 53].
- Đối ngoại quốc phòng: Học thuyết liên quân của BQP Anh (năm 2014) nêu rõ: ĐNQP là hoạt động sử dụng các công cụ quốc phòng để hỗ trợ các mục tiêu đối ngoại, thúc đẩy hơn nữa các lợi ích quốc phòng và là một trụ cột trong Chiến lược can dự Quốc phòng của Anh (năm 2013). Theo học thuyết này, ĐNQP được sử dụng để xóa bỏ sự thù địch, xây dựng và duy trì niềm tin. ĐNQP là một khái niệm mang tính tổ chức về hoạt động quốc tế liên quan đến quốc phòng có nguồn gốc từ việc đánh giá lại các cơ sở quốc phòng của phương Tây hậu Chiến tranh Lạnh do BQP Anh thực hiện, trở thành một nguyên tắc “được sử dụng để giúp phương Tây tiếp cận với môi trường an ninh quốc tế mới”. Theo đó, Anh xác định ĐNQP là một trong 8 nhiệm vụ quốc phòng và nhằm “xóa bỏ
sự thù địch, xây dựng và duy trì lòng tin, cũng như trợ giúp phát triển các lực lượng vũ trang có trách nhiệm về dân chủ” và “đóng góp quan trọng vào việc ngăn chặn và giải quyết xung đột”. Trong khi đó, các nhà ngoại giao cho rằng, ĐNQP là việc sử dụng một cách hòa bình các thể chế quốc phòng của nước này cho phù hợp với các thể chế của chính phủ nước khác nhằm đạt được kết quả như mong muốn.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (NXB Văn hóa thông tin-1999), đối ngoại là những chủ trương, chính sách mang tính quốc gia của một nước này đối với nước khác; Quốc phòng là việc giữ nước, bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước. Theo đó, ĐNQP được hiểu là những chủ trương, chính sách của quốc gia trong quan hệ quốc phòng với các nước khác nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước.
- Sự khác biệt giữa chiến lược và chính sách: Chiến lược là một kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được mục tiêu dài hạn hoặc tổng thể (Từ điển tiếng Anh Oxford); ột phương pháp luận được sử dụng nhất quán để đạt được một sứ mệnh hoặc mục tiêu dài hạn hoặc tổng thể [196].
Chính sách là một phương hướng hoặc nguyên tắc hành động được thông qua hoặc đề xuất bởi một tổ chức hoặc cá nhân (Từ điển tiếng Anh Oxford); một nguyên tắc hướng dẫn được sử dụng để thiết lập phương hướng trong một tổ chức hoặc chính phủ; một tuyên bố về ý định của chính phủ. Các chính sách được phát triển trong một khuôn khổ pháp lý, nhiệm vụ tổ chức, khuôn khổ tư tưởng [196]. Sự khác biệt giữa chiến lược và chính sách khá phức tạp, vì chính sách nằm trong chiến lược; một chiến lược được thực hiện bằng việc đưa ra và điều chỉnh những chính sách khác nhau nhằm phù hợp với sự thay đổi của tình hình. Ngoài ra, các chính sách được thực hiện để hỗ trợ các chiến lược của một quốc gia theo một số cách thức khác nhau như hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn và đảm bảo một vị thế trong dài hạn. Cả chiến lược và chính sách đều được thực hiện bởi lãnh đạo cao nhất của một quốc gia, được thực hiện sau khi đánh giá, nghiên cứu, phân tích k lưỡng các vấn đề trong một lĩnh vực cụ thể nhằm đáp ứng với sự thay đổi của bối cảnh, tình hình thực tế [197].
Có thể thấy, trong tổng thể đối ngoại, chiến lược ĐNQP được coi là tập hợp các chính sách mà Lào sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Ở cấp vĩ mô, chiến lược ĐNQP xác định mục tiêu dài hạn, các chính sách được đưa ra tại từng thời điểm để đạt được mục tiêu đề ra. Ở cấp thực thi, triển khai, có thể hiểu ĐNQP là các nhiệm vụ, hoạt động, công tác… để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra tại từng thời điểm. Chủ thể nòng cốt thực thi chiến lược ĐNQP là các cơ quan, cán bộ chuyên trách về đối ngoại trong lĩnh vực quốc phòng của Lào.
Trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc của Lào hiện nay, ĐNQP là một bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Nhà nước Lào, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng và những nội dung liên quan, nhằm xây dựng lòng tin, thiết lập và phát triển quan hệ về quốc phòng với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh ở khu vực và trên thế giới.
1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa M c-Lênin về đối ngoại
Chủ nghĩa quốc tế vô sản (còn được gọi là chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân) hay chủ nghĩa quốc tế XHCN là những nguyên tắc, phương châm hành động trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Nội dung này được đúc kết thành một hệ thống lý luận và có vị trí rất quan trọng trong học thuyết ác-Lênin và cũng là nguyên tắc hàng đầu trong quan hệ giữa các Đảng Cộng sản và Công nhân Quốc tế trong thời đại ngày nay. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C. ác và Ph. ngghen thay mặt Liên đoàn những người cộng sản viết và được công bố vào tháng 03/1848 có lời kết như lời kêu gọi và cũng là mệnh lệnh hành động của tất cả những người vô sản trên thế giới “Công nhân toàn thế giới hãy liên hiệp lại!”. Trên cơ sở nghiên cứu về chủ nghĩa quốc tế vô sản, 05 nội dung về sự thống nhất mà giai cấp công nhân toàn thế giới cần đạt tới là lợi ích, tư tưởng, mục tiêu, tổ chức và hành động.
Tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân là biểu hiện đầu tiên về sự phối hợp hành động của giai cấp vô sản. Tổ chức đó được sinh ra từ giác ngộ về giai cấp.
Việc hình thành một trung tâm quốc tế để lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước, từ đó thúc đẩy sự ra đời của các chính đảng của giai cấp công nhân ở từng nước là sứ mệnh hàng đầu của các tổ chức quốc tế của những người cộng sản. “Liên đoàn những người cộng sản” là tổ chức đầu tiên được thành lập trên cơ sở của sự giác ngộ lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học do ác và ngghen xây dựng. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được coi là bản khai sinh của tổ chức quốc tế đầu tiên này. Những nguyên lý mà ác và ngghen trình bày trong tác phẩm này là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ đó đến nay, về mặt tổ chức quốc tế, giai cấp công nhân và những người cộng sản trên toàn thế giới đã có nhiều sáng tạo về hình thức tổ chức như Quốc tế I (1864-1889); Quốc tế II (1889-1914), Quốc tế III (1919-1943)…. Về sự phối hợp hành động cách mạng có nhiều biểu hiện, gần gũi nhất là sự ủng hộ, giúp đỡ, phối hợp hành động giữa giai cấp công nhân của các dân tộc đoàn kết lại. Lênin từng giao nhiệm vụ cho Quốc tế III, “Trong tất cả các nước thuộc địa và các nước lạc hậu, không những chúng ta phải đào tạo những cán bộ độc lập, xây dựng nên những tổ chức đảng, không những phải tiến hành tuyên truyền ngay từ giờ cho việc tổ chức các Xô- viết nông dân và cố gắng làm cho các Xô-viết đó phù hợp với những hoàn cảnh tiền tư bản chủ nghĩa, mà Quốc tế cộng sản còn phải xác định và chứng minh trên lý luận cho một nguyên tắc là “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô-viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển của tư bản chủ nghĩa” [47, tr.294-295]. Sự phối hợp hành động còn bao gồm cả sự kết hợp cuộc cách mạng của giai cấp công nhân chính quốc với các phong trào dân tộc, dân chủ; chấp nhận sự khác biệt về chi tiết khi vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa quốc tế. Như vậy, chủ nghĩa quốc tế vô sản là một hệ thống lý luận chỉ đạo giai cấp công nhân quốc tế về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động trong quá trình cùng nhau thực hiện sứ mệnh lịch sử: đấu tranh xóa bỏ Chủ nghĩa Tư bản và xây dựng thành công CNXH, chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Có thể thấy, chủ nghĩa quốc tế vô sản vẫn là quy luật vận động phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
trên toàn thế giới. Trước những khó khăn gặp phải, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản và toàn thể phong trào công nhân thế giới cần phải nỗ lực, đoàn kết và sáng tạo vượt qua. Đoàn kết giữa các đảng cộng sản và toàn thể phong trào công nhân là điểm khởi đầu cho hoạt động đối ngoại giữa các quốc gia trên toàn thế giới.
Chủ nghĩa ác-Lênin cho rằng, chủ thể của đối ngoại có thể là các cá nhân hay tập thể, đại diện cho một nước hay một Đảng của nước này trong quan hệ giao tiếp với nước khác, mà ở đó nhận thức và hành vi của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động đối ngoại. Do đó, dù chủ thể là cá nhân hay tập thể thì trong quan hệ đối ngoại, chủ thể đó đều phải có tri thức, có hành vi xử sự đúng mức và tuân thủ những nguyên tắc nhất định.
Theo C.Mác, nguyên tắc của quan hệ đối ngoại cần phải có như sau: “phấn đấu sao có những đạo luật đơn giản về đạo đức và chính nghĩa mà các cá nhân phải tuân theo trong các quan hệ của họ, trở thành những đạo luật tối cao trong quan hệ giữa các dân tộc” [111; tr.9]. C. ác và ngghen coi đó là kim chỉ nam cho quan hệ đối ngoại của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản. Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. ác còn cho rằng, các Đảng Cộng sản cần phải có sự liên kết rộng rãi, tranh thủ sự giúp đỡ của các Đảng, các lực lượng tiến bộ, các phong trào cách mạng trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và chỉ rõ, sự liên kết đó là cần thiết, song phải đúng nguyên tắc, trên cơ sở mục đích chính trị của giai cấp công nhân: một mặt, tích cực ủng hộ những lực lượng tiến bộ, có xu hướng chống lại giai cấp tư sản; mặt khác, tăng cường ảnh hưởng của phong trào công nhân để mở rộng và phát triển lực lượng, phong trào cách mạng.
Ngay sau khi Cách mạng tháng ười thành công, Chính quyền Xô Viết non trẻ phải đối mặt với sự bao vây của 14 nước đế quốc và sự chống phá của Bạch vệ trong nước. Trước tình hình trên, Đảng Bolshevik Nga, đứng đầu là V.I. Lênin đã bám sát thực tiễn, lãnh đạo giữ vững chính quyền, đồng thời không ngừng nghiên cứu, bổ sung lý luận cho mô hình xã hội còn mới mẻ, trong đó có lý luận về tính tất yếu, khả năng, hình thức, con đường và những nguyên tắc cơ bản phát triển quan hệ đối ngoại của Nhà nước Xô viết. Trên cơ sở phân tích tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước, V.I. Lênin đã chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho việc xây
dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và thực hiện sự hợp tác toàn diện với các quốc gia trẻ tuổi, đang phát triển; triệt để bảo vệ nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, kiên quyết chống các lực lượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và giải thoát loài người khỏi một cuộc chiến tranh thế giới mới.
V.I. Lênin cũng lấy nguyên tắc đoàn kết quốc tế vô sản vì mục đích chính nghĩa làm nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại của Đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga. Ông cho rằng, Đảng Cộng sản Công nhân dân chủ-xã hội Nga phải ủng hộ mọi hành động quốc tế và cách mạng của quần chúng vô sản, cố gắng làm cho tất cả những phần tử chống chủ nghĩa Sô-vanh trong quốc tế xích lại gần nhau. Không chỉ nhấn mạnh đến đối ngoại chính trị, trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, V.I. Lênin đã chỉ ra rằng, mở cửa là nhu cầu khách quan để phát triển nền kinh tế ở mỗi nước và trên phạm vi thế giới. V.I. Lênin cho rằng, ngay cả Chủ nghĩa Tư bản, dẫu muốn “trừng phạt” nước Nga bằng cách phong tỏa cũng khó lòng thực hiện được bởi những lợi ích về mặt trao đổi kinh tế; Nhấn mạnh, một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần cho sự cùng tồn tại hòa bình giữa hai hệ thống là các quan hệ kinh tế và phát triển buôn bán. Đứng trước những khó khăn trong phát triển đất nước khi đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ, V.I. Lênin một mặt kêu gọi nhân dân tự lực cánh sinh phấn đấu gian khổ, tiết kiệm để tích lũy vốn; một mặt chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, lập công ty liên doanh để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Kế thừa và phát triển tư tưởng của ác và ngghen, Lênin đã bổ xung những nguyên tắc hoạt động đối ngoại qua thực tiễn của nước Nga. Người đã tuyên bố: “những phương pháp của đường lối ngoại giao mới của chúng ta là tuyên bố công khai và thẳng thắn” [177; tr.333].
ột hoạt động khác cũng được V.I. Lênin rất chú trọng là giao lưu văn hóa giữa các nước vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với công tác thông tin, tuyên truyền và đối ngoại. Người quan tâm đến việc đầu tư tài lực và nhân lực cho hoạt động thu thập tài liệu, sách báo nước ngoài và tổ chức dịch, xuất bản, quảng bá những tài liệu, ấn phẩm sách báo có giá trị… Có thể thấy, chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô viết do V.I. Lênin đề xướng đã nhận được sự ủng hộ của hầu hết các dân tộc trên thế giới.
Thành tựu đối ngoại trong những năm qua trên cơ sở áp dụng những bài học về chủ nghĩa quốc tế vô sản vào thực tiễn của Lào một lần nữa khẳng định, những quan điểm của Chủ nghĩa ác-Lênin về chính sách đối ngoại là cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Lào nói riêng kế thừa và vận dụng vào