Quan điểm của Chủ nghĩ aM c-Lênin về đối ngoại

Một phần của tài liệu Đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay (Trang 28)

Chủ nghĩa quốc tế vô sản (còn được gọi là chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân) hay chủ nghĩa quốc tế XHCN là những nguyên tắc, phương châm hành động trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Nội dung này được đúc kết thành một hệ thống lý luận và có vị trí rất quan trọng trong học thuyết ác-Lênin và cũng là nguyên tắc hàng đầu trong quan hệ giữa các Đảng Cộng sản và Công nhân Quốc tế trong thời đại ngày nay. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C. ác và Ph. ngghen thay mặt Liên đoàn những người cộng sản viết và được công bố vào tháng 03/1848 có lời kết như lời kêu gọi và cũng là mệnh lệnh hành động của tất cả những người vô sản trên thế giới “Công nhân toàn thế giới hãy liên hiệp lại!”. Trên cơ sở nghiên cứu về chủ nghĩa quốc tế vô sản, 05 nội dung về sự thống nhất mà giai cấp công nhân toàn thế giới cần đạt tới là lợi ích, tư tưởng, mục tiêu, tổ chức và hành động.

Tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân là biểu hiện đầu tiên về sự phối hợp hành động của giai cấp vô sản. Tổ chức đó được sinh ra từ giác ngộ về giai cấp.

Việc hình thành một trung tâm quốc tế để lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước, từ đó thúc đẩy sự ra đời của các chính đảng của giai cấp công nhân ở từng nước là sứ mệnh hàng đầu của các tổ chức quốc tế của những người cộng sản. “Liên đoàn những người cộng sản” là tổ chức đầu tiên được thành lập trên cơ sở của sự giác ngộ lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học do ác và ngghen xây dựng. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được coi là bản khai sinh của tổ chức quốc tế đầu tiên này. Những nguyên lý mà ác và ngghen trình bày trong tác phẩm này là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ đó đến nay, về mặt tổ chức quốc tế, giai cấp công nhân và những người cộng sản trên toàn thế giới đã có nhiều sáng tạo về hình thức tổ chức như Quốc tế I (1864-1889); Quốc tế II (1889-1914), Quốc tế III (1919-1943)…. Về sự phối hợp hành động cách mạng có nhiều biểu hiện, gần gũi nhất là sự ủng hộ, giúp đỡ, phối hợp hành động giữa giai cấp công nhân của các dân tộc đoàn kết lại. Lênin từng giao nhiệm vụ cho Quốc tế III, “Trong tất cả các nước thuộc địa và các nước lạc hậu, không những chúng ta phải đào tạo những cán bộ độc lập, xây dựng nên những tổ chức đảng, không những phải tiến hành tuyên truyền ngay từ giờ cho việc tổ chức các Xô- viết nông dân và cố gắng làm cho các Xô-viết đó phù hợp với những hoàn cảnh tiền tư bản chủ nghĩa, mà Quốc tế cộng sản còn phải xác định và chứng minh trên lý luận cho một nguyên tắc là “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô-viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển của tư bản chủ nghĩa” [47, tr.294-295]. Sự phối hợp hành động còn bao gồm cả sự kết hợp cuộc cách mạng của giai cấp công nhân chính quốc với các phong trào dân tộc, dân chủ; chấp nhận sự khác biệt về chi tiết khi vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa quốc tế. Như vậy, chủ nghĩa quốc tế vô sản là một hệ thống lý luận chỉ đạo giai cấp công nhân quốc tế về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động trong quá trình cùng nhau thực hiện sứ mệnh lịch sử: đấu tranh xóa bỏ Chủ nghĩa Tư bản và xây dựng thành công CNXH, chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Có thể thấy, chủ nghĩa quốc tế vô sản vẫn là quy luật vận động phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân

trên toàn thế giới. Trước những khó khăn gặp phải, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản và toàn thể phong trào công nhân thế giới cần phải nỗ lực, đoàn kết và sáng tạo vượt qua. Đoàn kết giữa các đảng cộng sản và toàn thể phong trào công nhân là điểm khởi đầu cho hoạt động đối ngoại giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

Chủ nghĩa ác-Lênin cho rằng, chủ thể của đối ngoại có thể là các cá nhân hay tập thể, đại diện cho một nước hay một Đảng của nước này trong quan hệ giao tiếp với nước khác, mà ở đó nhận thức và hành vi của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động đối ngoại. Do đó, dù chủ thể là cá nhân hay tập thể thì trong quan hệ đối ngoại, chủ thể đó đều phải có tri thức, có hành vi xử sự đúng mức và tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

Theo C.Mác, nguyên tắc của quan hệ đối ngoại cần phải có như sau: “phấn đấu sao có những đạo luật đơn giản về đạo đức và chính nghĩa mà các cá nhân phải tuân theo trong các quan hệ của họ, trở thành những đạo luật tối cao trong quan hệ giữa các dân tộc” [111; tr.9]. C. ác và ngghen coi đó là kim chỉ nam cho quan hệ đối ngoại của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản. Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. ác còn cho rằng, các Đảng Cộng sản cần phải có sự liên kết rộng rãi, tranh thủ sự giúp đỡ của các Đảng, các lực lượng tiến bộ, các phong trào cách mạng trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và chỉ rõ, sự liên kết đó là cần thiết, song phải đúng nguyên tắc, trên cơ sở mục đích chính trị của giai cấp công nhân: một mặt, tích cực ủng hộ những lực lượng tiến bộ, có xu hướng chống lại giai cấp tư sản; mặt khác, tăng cường ảnh hưởng của phong trào công nhân để mở rộng và phát triển lực lượng, phong trào cách mạng.

Ngay sau khi Cách mạng tháng ười thành công, Chính quyền Xô Viết non trẻ phải đối mặt với sự bao vây của 14 nước đế quốc và sự chống phá của Bạch vệ trong nước. Trước tình hình trên, Đảng Bolshevik Nga, đứng đầu là V.I. Lênin đã bám sát thực tiễn, lãnh đạo giữ vững chính quyền, đồng thời không ngừng nghiên cứu, bổ sung lý luận cho mô hình xã hội còn mới mẻ, trong đó có lý luận về tính tất yếu, khả năng, hình thức, con đường và những nguyên tắc cơ bản phát triển quan hệ đối ngoại của Nhà nước Xô viết. Trên cơ sở phân tích tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước, V.I. Lênin đã chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho việc xây

dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và thực hiện sự hợp tác toàn diện với các quốc gia trẻ tuổi, đang phát triển; triệt để bảo vệ nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, kiên quyết chống các lực lượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và giải thoát loài người khỏi một cuộc chiến tranh thế giới mới.

V.I. Lênin cũng lấy nguyên tắc đoàn kết quốc tế vô sản vì mục đích chính nghĩa làm nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại của Đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga. Ông cho rằng, Đảng Cộng sản Công nhân dân chủ-xã hội Nga phải ủng hộ mọi hành động quốc tế và cách mạng của quần chúng vô sản, cố gắng làm cho tất cả những phần tử chống chủ nghĩa Sô-vanh trong quốc tế xích lại gần nhau. Không chỉ nhấn mạnh đến đối ngoại chính trị, trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, V.I. Lênin đã chỉ ra rằng, mở cửa là nhu cầu khách quan để phát triển nền kinh tế ở mỗi nước và trên phạm vi thế giới. V.I. Lênin cho rằng, ngay cả Chủ nghĩa Tư bản, dẫu muốn “trừng phạt” nước Nga bằng cách phong tỏa cũng khó lòng thực hiện được bởi những lợi ích về mặt trao đổi kinh tế; Nhấn mạnh, một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần cho sự cùng tồn tại hòa bình giữa hai hệ thống là các quan hệ kinh tế và phát triển buôn bán. Đứng trước những khó khăn trong phát triển đất nước khi đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ, V.I. Lênin một mặt kêu gọi nhân dân tự lực cánh sinh phấn đấu gian khổ, tiết kiệm để tích lũy vốn; một mặt chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, lập công ty liên doanh để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Kế thừa và phát triển tư tưởng của ác và ngghen, Lênin đã bổ xung những nguyên tắc hoạt động đối ngoại qua thực tiễn của nước Nga. Người đã tuyên bố: “những phương pháp của đường lối ngoại giao mới của chúng ta là tuyên bố công khai và thẳng thắn” [177; tr.333].

ột hoạt động khác cũng được V.I. Lênin rất chú trọng là giao lưu văn hóa giữa các nước vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với công tác thông tin, tuyên truyền và đối ngoại. Người quan tâm đến việc đầu tư tài lực và nhân lực cho hoạt động thu thập tài liệu, sách báo nước ngoài và tổ chức dịch, xuất bản, quảng bá những tài liệu, ấn phẩm sách báo có giá trị… Có thể thấy, chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô viết do V.I. Lênin đề xướng đã nhận được sự ủng hộ của hầu hết các dân tộc trên thế giới.

Thành tựu đối ngoại trong những năm qua trên cơ sở áp dụng những bài học về chủ nghĩa quốc tế vô sản vào thực tiễn của Lào một lần nữa khẳng định, những quan điểm của Chủ nghĩa ác-Lênin về chính sách đối ngoại là cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Lào nói riêng kế thừa và vận dụng vào cuộc đấu tranh của mỗi nước, dựa trên đặc điểm của mỗi nước, đã giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng giành độc lập và phát triển đất nước.

1.1.3. Tư tưởng ay ỏn Ph mvihản về đối ngoại

Đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào được xây dựng và thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa ác-Lênin về quan hệ hợp tác quốc tế và tư tưởng ngoại giao truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào. Chủ nghĩa ác-Lênin và tư tưởng Caysỏn Phômvihản là cơ sở lý luận đầu tiên của đường lối, chính sách đối ngoại của Lào trong thời kỳ đổi mới.

Chủ tịch Caysỏn Phômvihản đã chỉ ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Lào cần được tiến hành song song với nhau là đấu tranh vũ trang trong nước và đấu tranh trên trường quốc tế, đồng thời xác định hai vấn đề đó có sự gắn bó hữu cơ với nhau. Hai nhiệm vụ đó phải phù hợp với bối cảnh thế giới và tình hình của Lào trong thời gian đó. Tư tưởng của Chủ tịch Caysỏn Phômvihản là kim chỉ nam soi đường cho sự hình thành, hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào. Phát biểu nhân dịp ngày thành lập nước CHDCND Lào ngày 02/12/1975, đồng chí Caysỏn Phômvihản khẳng định “Thiết lập, tăng cường, củng cố quan hệ tốt giữa nước Lào với các nước trong thế giới thứ ba, tiếp tục giữ gìn quan hệ ngoại giao và phát triển thương mại thường xuyên với các nước, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau trên cơ sở 05 nguyên tắc cùng nhau ổn định, tìm kiếm sự hiểu biết và ủng hộ lẫn nhau từ các chính phủ và nhân dân có ý tốt, mong muốn giúp đỡ chính phủ và nhân dân Lào phục hồi sau chiến tranh, phục hồi phát triển kinh tế, văn hóa và làm cho đời sống của nhân dân ngày càng tốt hơn” [113; tr.81].

Thông qua những bài học kinh nghiệm quý báu trong quan hệ đối ngoại trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, kết hợp so sánh với kinh nghiệm đổi mới của nhiều nước trên thế giới, đồng chí đã rút ra chủ trương phải hoạch định phương hướng mới trong quan hệ đối ngoại nhằm góp phần đưa đất nước Lào phát triển,

nhân dân ấm no hạnh phúc từng bước trong hòa bình, ổn định xã hội và quốc phòng, an ninh. Đáng chú ý, năm 1989 đồng chí Caysỏn Phômvihản đã đưa ra tư duy mới trong công tác ngoại giao là trong tình hình mới, phương châm hoạt động ngoại giao của Lào là lấy quan hệ chính trị, ngoại giao để hòa nhập quan hệ kinh tế với nước ngoài, rà soát các mặt về kinh tế-xã hội của đất nước Lào, coi đó là nhân tố quan trọng nhất với sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào, trở thành cơ sở cho quan hệ hữu nghị vững bền và lâu dài giữa nước Lào với các nước.

Trong quan hệ quốc tế, nhận thức rõ về tầm quan trọng của sức mạnh nội lực, Chủ tịch Caysỏn Phômvihản nhấn mạnh: “Thực hiện đường lối đoàn kết quốc tế, Đảng luôn kiên trì chủ trương dựa vào sức mạnh của mình là chính, phát huy giác ngộ tự lực, tự cường, phát huy tối đa nội lực của nhân dân, bởi sự nghiệp cách mạng Lào là sự nghiệp của nhân dân Lào, và Đảng NDCM Lào phải là người lãnh đạo; phát huy sức mạnh của dân tộc tốt bao nhiêu, khả năng tranh thủ sự ủng hộ, tình cảm và sự giúp đỡ quốc tế được bấy nhiêu và chỉ trên cơ sở phát huy sức mạnh của dân tộc mới đủ khả năng tiếp nhận và tận dụng tốt sự giúp đỡ của quốc tế. Gắn kết lợi ích của dân tộc với lợi ích của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trên cơ sở chủ nghĩa ác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản là nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại của Đảng NDCM Lào, đồng thời là một trong bài học lớn của Đảng để giành thắng lợi trong công cuộc đấu tranh ác liệt, phức tạp chống kẻ thù trong và ngoài nước” [113; tr.237].

Trên thực tế, tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Caysỏn Phômvihản thể hiện qua sự căn dặn của Người: “Trong cuộc đấu tranh cứu nước để giành được thắng lợi phải có sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước bạn bè anh em và để bảo vệ và xây dựng đất nước trong thời kỳ mới càng cần thêm nhiều bạn bè” [114; tr.95].

Cùng với Đảng và Nhà nước Lào, Chủ tịch Caysỏn Phômvihản luôn nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện nội dung của chính sách đối ngoại của Đảng, từ hòa bình, độc lập, hữu nghị và không liên kết (năm 1975) sang nội dung chính sách hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác (năm 1986) và tiếp tục thực hiện chính sách hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác phát triển, trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, nhấn mạnh tính đa dạng, đa phương hóa, tính đa hình thức trong quan hệ với quốc tế trong giai đoạn hiện nay; gắn kết hoạt động đối ngoại

chính trị với kinh tế, quốc phòng-an ninh; tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng chế độ DCND, tiến tới XHCN.

Những tư tưởng quan trọng về đối ngoại trong di sản của đồng chí Caysỏn Phômvihản và tư duy ngoại giao truyền thống của dân tộc Lào là một trong những cơ sở lý luận cơ bản, quan trọng của nền ngoại giao Lào đang được kế thừa và phát triển, trong đó có chính sách ĐNQP của Lào trong thời kỳ đổi mới.

Dựa trên nền tảng tư tưởng Caysỏn Phômvihản, Đảng NDC Lào luôn kết thừa và phát huy thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo về đường lối đối ngoại từ ngày thành lập đến nay, đồng thời coi trọng và trực tiếp lãnh đạo công tác đối ngoại thông qua Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, các cấp ủy đảng, các bộ, ban, ngành và địa phương. Quan điểm về tăng cường sự chỉ đạo và lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại và sự cần thiết đổi mới sự lãnh đạo đối với hoạt động đối ngoại xuất phát từ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh

Một phần của tài liệu Đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)