Nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ và xây dựng Tổ quốc

Một phần của tài liệu Đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay (Trang 68 - 71)

- Tr ển h x dựng h ến lượ ố ngoạ to n d ện

Chiến lược đối ngoại đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới phải thể hiện được tính tích cực, chủ động và theo phương châm “thêm bạn, bớt thù”; “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”; Lào sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. ở rộng quan hệ và hợp tác với tất cả các nước không ngoài mục tiêu nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, cùng phấn đấu xây dựng một khuôn khổ quan hệ hữu nghị, hợp tác vì hòa bình, ổn định, lâu dài ở khu vực và thế giới, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi [125, tr.23].

Chính sách quốc phòng bảo vệ Tổ quốc của Lào trong quan hệ hợp tác với các nước, phải thể hiện rõ lập trường nhất quán là: ột là, bảo vệ hòa bình, duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước; không đối đầu, không tấn công nước nào nhưng cũng không cho ph p bất cứ nước nào xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn của Lào; Hai là, không liên minh quân sự với bất cứ nước nào. Lào chủ trương ngăn ngừa, đầy lùi nguy cơ chiến tranh; ủng hộ chủ trương phi hạt nhân hóa, chống sản xuất và phổ biến vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học giết người hàng loạt. Ba là, coi an ninh quốc gia gắn liền với an ninh khu vực và thế giới, Lào chủ trưởng mở rộng quan hệ ngoại giao quốc phòng và bảo vệ an ninh chung không phân biệt chế độ chính trị-xã hội theo đường lối chính sách của Nhà nước Lào và Luật pháp quốc tế.

- T ế tụ ư t n h ng ầ ho ệ ng ố n hệ ớ nướ l ng g ềng g ữ mố n hệ ớ nướ bạn bè tr ền thống

Ưu tiên hàng đầu của hoạt động đối ngoại là giữ vững, tăng cường mối quan hệ hòa bình, hữu nghị lâu dài với năm nước láng giềng, đồng thời phải phát huy vị thế của Lào trong AS AN, cũng như góp phần tích cực vào việc củng cố sự thống nhất của AS AN, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.

Giữ vững mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, bạn bè truyền thống, đồng thời mở rộng quan hệ với chính phủ, nhân dân các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, Lào mở rộng mối quan hệ với các nước độc lập, các nước đang phát triển, phong trào không liên kết và các tổ chức quốc tế và khu vực.

- ận dụng nh ề hình th hong hú, l nh hoạt trong hoạt ộng ố ngoạ Đảng, h nướ nh n d n

Kết hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Đảng, Nhà nước với ngoại giao nhân dân để có thể tham gia tích cực vào các hoạt động trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Phát huy lợi thế chính nghĩa của Lào, dựa trên cơ sở pháp lý, quy định của quốc tế trong khuôn khổ LHQ và các tổ chức quốc tế khác, qua đó, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa đấu tranh, bảo vệ lợi ích chính đáng của dân tộc Lào, bảo vệ vững chắc nên độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia và chế độ mới của Lào.

Thông qua công tác tuyên truyền đối ngoại để ngày càng có nhiều quốc gia hiểu rõ sự nghiệp chính nghĩa và lập trường hợp pháp lý quốc tế của Nhà nước Lào; chuẩn bị các điều kiện để tạo sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới và cả nhân dân nước thù địch đối với Lào.

Giải quyết các tồn tại liên quan đến biên giới giữa Lào và nước láng giềng thông qua đàm phán, thương lượng; tăng cường đối thoại nhằm tạo thế cân bằng, bảo đảm hòa bình tại khu vực, duy trì sự ổn định có lợi cho sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc của Lào trong thời kỳ mới.

- X dựng Q n ộ theo hướng t nh, gọn, mạnh ể bảo ệ ững hắ Tổ ố trong tình hình mớ

Từ năm 1986 đến nay, Đảng ủy BQP Lào đã lãnh đạo toàn quân khắc phục mọi khó khăn, thách thức, đồng thời thực hiện chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất; trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, góp phần giữ

vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước. BQP Lào đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược, các kế hoạch, quy hoạch về quân sự, quốc phòng, kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh. Thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc, dự báo, đánh giá đúng tình hình có liên quan đến quân sự, quốc phòng, kịp thời tham mưu, xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Triển khai quyết liệt việc tổ chức lực lượng và bảo đảm vũ khí trang thiết bị cho quân đội; thực hiện sát nhập, giải thể, điều chuyển, thành lập mới một số lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh, cơ động”, triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐNQP cũng như sắp xếp lại các doanh nghiệp quân đội, tăng cường quản lý và sử dụng đúng mục đích đất quốc phòng. Thực hiện tốt công tác hậu cần, k thuật bảo đảm cho nhiệm vụ huấn luyện; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội; hoàn thành quy hoạch và đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng.

ĐNQP được thực hiện tốt theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng. Cùng với các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, ngoại giao nhân dân và ngoại giao quân sự đã tạo nên “thế trận ngoại giao” rộng khắp, vững chắc, hiệu quả; trong đó, đã đẩy mạnh hợp tác quốc phòng song phương, đa phương, ưu tiên hợp tác với quân đội các nước láng giềng, các nước thành viên AS AN, các nước lớn và các nước bạn bè truyền thống; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

- X dựng h ến lượ ết hợ ố h ng, n n nh ố ngoạ

Quốc phòng, an ninh và đối ngoại là những lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ ngày càng gắn bó với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung là bảo vệ và xây dựng đất nước, bảo vệ quốc gia, tạo môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Tuy mối quan hệ giữa các lĩnh vực không thay đổi về bản chất nhưng mối quan hệ này đã và đang có sự điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, phương thức, phương pháp hoạt động của mỗi lĩnh vực trong thời kỳ mới. Khi giải quyết mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại cần phải nắm vững các mục tiêu của mỗi lĩnh vực cụ thể, mối quan hệ này được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm toàn bộ

các hoạt động xây dựng và đấu tranh giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại như: xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh, xây dựng tiềm lực vật chất của quốc phòng, an ninh và xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh; xây dựng nền ngoại giao hòa bình hữu nghị theo chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế [125].

Một phần của tài liệu Đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)