Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Quốc phòng-An ninh Trung ương, lãnh đạo BQP cùng với sự nỗ lực của toàn quân, công tác hội nhập quốc tế và
ĐNQP đã được triển khai một cách linh hoạt, sáng tạo, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thời gian qua. Thông qua việc thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế về quốc phòng với các nước và các tổ chức quốc tế, ĐNQP tiếp tục khẳng định vai trò là kênh quan trọng, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, chế độ, đồng thời nâng cao vai trò, vị thế của Lào trên trường quốc tế.
Cụ thể, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương được triển khai một cách đồng bộ, theo đúng đường lối đối ngoại và chủ trương HNQT của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở các văn bản, thỏa thuận đã ký kết, tập trung vào trao đổi đoàn các cấp, công tác huấn luyện đào tạo, tham gia các hội nghị, khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa… qua đó đưa quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Lào và các nước đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thực chất.
2.3.1.1. ớ các ố g l ng g ềng
(1) Việt Nam
Trong bối cảnh luôn luôn bị các thế lực thù địch tìm cách chống phá, Việt Nam và Lào xác định hợp tác về quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ rất cấp bách và quan trọng hàng đầu. Từ cuối thập niên 1980 và những năm đầu thập niên 1990, giữa hai Chính phủ, hai bộ chức năng là Bộ Nội vụ và BQP của hai nước đều ký những hiệp định, nghị định về hợp tác, hỗ trợ nhau trong công tác bảo vệ an ninh và củng cố quốc phòng. Bộ Nội vụ và BQP của cả hai nước đều rất coi trọng việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm xây dựng lực lượng, chống xâm nhập, chống bạo loạn và vô hiệu hóa các hoạt động “diễn biến hòa bình” của kẻ địch. Trong mối quan hệ này, với phương châm “Giúp bạn là mình tự giúp mình”, “An ninh của bạn cũng chính là an ninh của mình”,... Việt Nam đã hợp tác với Lào củng cố và xây dựng lực lượng an ninh Lào có chất lượng cao, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ. BQP hai nước thường xuyên gặp gỡ, tham vấn về chiến lược quốc phòng dài hạn và đường lối quốc phòng toàn dân, toàn diện của nhau. Theo yêu cầu của phía Lào, Việt Nam hợp tác xây dựng Quân đội nhân dân Lào trở thành một đội quân vững mạnh về chính trị - tư tưởng, tổ chức và chuyên môn, có sức chiến đấu cao, làm chỗ dựa cho thế trận chiến tranh nhân dân ở Lào. Chiến công chung nổi bật về hợp tác an ninh - quốc phòng giai đoạn này là việc quân và dân Lào chủ động phối hợp chặt chẽ với quân đội Việt Nam chặn đánh
cuộc hành quân Đông tiến I và Đông tiến II của lực lượng phản động lưu vong do Hoàng Cơ inh cầm đầu vào Việt Nam qua con đường Lào trong hai năm 1986- 1987. Bằng việc triển khai rộng khắp chiến lược quốc phòng toàn dân, Lào đã có những cống hiến trong vai trò “nút chặn” an ninh ở phòng tuyến phía tây Việt Nam, giúp Việt Nam phòng thủ từ xa một cách có hiệu quả [3, tr.50-51]
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhất là vào những năm đầu của thế kỷ XXI, quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh hai nước ngày càng được tăng cường và hiệu quả, trong đó tập trung hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo, huấn luyện, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh, chính trị của Lào và tạo điều kiện phát triển quan hệ trên các lĩnh vực khác, nhất là đảm bảo an ninh biên giới Lào-Việt. Từ năm 1997, BQP Lào cùng BQP Việt Nam đẩy mạnh hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm chống các loại tội phạm, buôn lậu, chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Từ năm 2001-2012, quan hệ quốc phòng Lào-Việt ngày càng được nâng cao và đi vào hiệu quả. Hàng năm, hai bên đã ký Nghị định thư hợp tác quốc phòng; năm 2010 được nâng lên thành Nghị định thư 05 năm (2010-2014) tạo điều kiện phát triển toàn diện các lĩnh vực hợp tác. Hai bên đã trao đổi khoảng 300 đoàn các cấp với 3.500 lượt cán bộ sang thăm và làm việc.
Từ năm 1996, trên cơ sở định hướng của thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng về quốc phòng - an ninh, hai BQP Việt Nam và Lào tiếp tục tiến hành các cuộc gặp trao đổi, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau về xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị - tư tưởng, tổ chức và chuyên môn. Hằng năm, phía Việt Nam cử chuyên gia quân sự sang làm nhiệm vụ quốc tế xây dựng các kế hoạch và lập phương án tác chiến giúp bạn Lào. Các quân khu, các tỉnh có chung biên giới xúc tiến chương trình hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau về xây dựng thế trận cụm chiến đấu liên hoàn và củng cố các lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương để đẩy mạnh sản xuất, kết hợp với bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Các quân khu, đơn vị có biên giới liền kề chủ động phối hợp tổ chức các Hội nghị liên tịch, trao đổi thông tin theo phân cấp; thường xuyên phối hợp tuần tra bảo vệ, giữ vững trật tự, an ninh biên giới, ngăn chặn âm mưu, ý đồ của M và các thế lực thù địch sử dụng biên giới Lào-Việt lôi k o kích động đồng bào
dân tộc thiểu số, nhất là người ông vượt biên sang Lào thực hiện ý đồ thành lập “Nhà nước ông độc lập” ở Bắc Lào; kịp thời ngăn chặn các hoạt động buôn bán may túy, lâm thổ sản và vũ khí. Hai bên đã tích cực phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong việc triển khai dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống cột mốc biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển, đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ mỗi nước.
- Thú ẩ hợ t ố h ng
Xuất phát từ mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước cũng như nhằm tăng cường hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực quốc phòng, đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý về việc xây dựng kế hoạch hợp tác quốc phòng song phương, Lào và Việt Nam thường xuyên phối hợp nghiên cứu, trao đổi những vấn đề mang tầm chiến lược, tác động đến tình hình quốc phòng, an ninh mỗi nước nói riêng và quan hệ hai nước nói chung. Qua đó, hai bên nhất trí trao đổi đoàn luân phiên thường niên về chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng BQP nhằm trao đổi tình hình, thống nhất về nhận thức, phối hợp xây dựng và thực hiện chính sách ĐNQP, định hướng hợp tác quốc phòng song phương, phối hợp trong hoạt động đa phương.
- Hợp tác phát triển kinh tế quốc phòng
Từ năm 2001-2011, các dự án hợp tác kinh tế quốc phòng của Việt Nam đã và đang được triển khai và hoạt động hiệu quả, được Lào đánh giá cao. Bên cạnh dó, các doanh nghiệp Quân đội Việt Nam tăng cường đầu tư kinh tế ở Lào với hình thức 100% vốn đầu tư hoặc liên doanh với các công ty của BQP Lào. Địa bàn đầu tư trải rộng, quy mô đầu tư ngày càng tăng; lĩnh vực đầu tư tập trung xây dựng, bưu chính viễn thông, công nghiệp quốc phòng, khai thác khoáng sản, sản xuất phân bón… góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, tài chính-xã hội của Lào.
- Hợ t trong lĩnh ự ng t Đảng, ng t hính trị
Hai bên thống nhất ủy quyền cho các cơ quan chức năng thuộc quyền trực tiếp trao đổi thông tin, thông qua các đoàn công tác, nhằm phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình, nội dung hợp tác, viện trợ giúp đỡ lẫn nhau. Hàng năm, hai bên đã đẩy mạnh hợp tác về thông tin tuyên truyền, giáo dục về truyền thống hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước,
hai Quân đội trong các hoạt động thường xuyên cũng như nhân dịp kỷ niệm những ngày lịch sử và những sự kiện quan trọng của hai nước. Hai bên đã đề nghị Chính phủ mỗi nước trao tặng các danh hiệu của Đảng, Nhà nước cho tập thể, đơn vị cá nhân xuất sắc, có thành tích trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ, xây dựng đất nước và làm nghĩa vụ quốc tế.
Cung cấp tư liệu (bài viết, tin, ảnh). Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan chính trị, cán bộ chính trị trong các nhiệm vụ; Phối hợp đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”. Phối hợp chặt chẽ và tiếp tục chỉ đạo cơ quan, đơn vị tăng cường tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh trên đất Lào trong các cuộc chiến tranh trước đây. Phối hợp tổ chức khen thưởng cho các tập thể và cá nhân mỗi nước có thành tích xuất sắc đóng góp vào việc thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quân đội [97; tr 1].
ề lĩnh ự d ễn tập
Từ năm 2011 đến nay, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công 03 cuộc diễn tập chỉ huy tham mưu chiến lược trên bản đồ. Cuối năm 2011, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam đã giúp Bộ Tổng tham mưu QĐND Lào về chuyên môn, k thuật để tổ chức thành công cuộc diễn tập “Đại bàng đỏ-01” ở tỉnh Xiêng- khoảng và cử đoàn cán bộ do Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dẫn đầu sang thăm quan diễn tập.
- Hợ t o tạo, tậ h ấn n bộ tr o ổ o n
Hàng năm, hai BQP đều thực hiện tốt hợp tác về đào tạo cán bộ. Từ năm 2001-2010, BQP Việt Nam đã tiếp nận đào tạo cho hơn 1.000 cán bộ Quân đội Lào ở Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn đào tạo ngắn hạn cho hơn 500 cán bộ với nhiều chuyên ngành khác nhau; tiếp nhận 300 học viên quân sự của QĐND Lào sang đào tạo hệ dài hạn theo chỉ tiêu phân bổ của hai Chính phủ, tiếp nhận và tổ chức lớp tập huấn ngắn hạn đối với 852 cán bộ trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành quân sự cho cán bộ nguồn lãnh đạo kế cận Lào. Lãnh đạo cấp cao hai Bên gặp gỡ trao đổi đoàn công tác ở các cấp để trao đổi kinh nghiệm, thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung hợp tác theo tình thần đã được thỏa thuận trong Nghị
định thư song phương, mời gia đình lãnh đạo, gia đình cán bộ cấp cao, tập thể cán bộ quân đội sang nghỉ dưỡng và tăng cường giao lưu sĩ quan trung cấp và sĩ quan trẻ hai nước. BQP Việt Nam sẵn sàng đáp ứng đủ nhu cầu về chuyên gia quân sự, chuyên gia tập huấn chuyên ngành trên cơ sở đề nghị của bên Lào [97; tr 4].
Hợ t h n g n sự
Từ năm 2001-2010, BQP Việt Nam đã cử hơn 300 chuyên gia sang tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và sử dụng các trang thiết bị quân sự cho Bạn. Năm 2011, Việt Nam đã cử các chuyên gia quân sự sang giúp các Cục, Binh chủng của Quân đội Lào theo kế hoạch.
- Hợ t trong lĩnh ự ố h ng-an ninh và hộ, nạn.
Thời gian qua, BQP hai nước tăng cường trao đổi thông tin để tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước để xây dựng thế trận quốc phòng an ninh, xây dựng tiềm lực QP-AN, xây dựng hậu phương chiến lược, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và tác chiến, phòng thủ, đảm bảo an ninh của mỗi nước, sẵn sàng phối hợp nhằm ngăn chặn mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Ngoài ra, hai bên đã thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về xây dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các quân khu và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh giáp biên giới Lào để giải quyết các vấn đề đột xuất xảy ra. Trong thời bình, hai bên đã thống nhất không sử dụng lực lượng vũ trang nước này hoạt động trên lãnh thổ của nước kia, trong trường hợp một trong hai nước có tình huống phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sự mất còn của chính quyền, chế độ hoặc xảy ra chiến tranh ở các quy mô khác nhau, mỗi bên khẩn trương thông báo cho nhau, đồng thời báo cáo Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và BQP mỗi nước để cùng phối hợp nhằm giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ chế độ bằng mọi biện pháp, ngăn chặn, loại trừ nguy cơ chiến tranh [97; tr 2].
Nhằm tổ chức triển khai nội dung Nghị định kế hoạch hợp tác quốc phòng của hai bên về cứu hộ-cứu nạn và giúp đỡ người bị thiệt hại ở khu vực biên giới và trong nội địa khi xảy ra thiên tai hai BQP Lào và BQP Việt Nam thống nhất: (i) Duy trì trao đổi thông tin liên quan đến cứu hộ-cứu nạn giúp đỡ người thiệt hại do sự cố thiên tai ở khu vực biên giới và trong nội địa của hai bên; (ii) Tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện, vật chất vào trong việc cứu hộ-cứu nạn.
Trong đó, lực lượng cứu hộ-cứu nạn của Lào là các đơn vị bộ đội Bộ binh, Công binh, bộ đội Biên phòng, các bệnh viện bộ đội, bộ đội Phòng hóa, bộ đội địa phương và các đơn vị binh chủng khác; (iii) Lực lượng cứu hộ-cứu nạn của phía Việt Nam là gồm các phân đội Công binh, Quân y, Dân quân tự vệ khu vực biên giới, Đội bay Phòng không-Không quân tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và trang bị phương tiện kèm theo [168].
- Q ản lý, bảo ệ b n g ớ ố g
Đường biên giới quốc gia giữa Lào và Việt Nam dài 2.340 km. Hai bên bắt đầu tiến hành khảo sát, cắm mốc từ năm 1977 và đã hoàn thành công việc này với tổng số là 214 mốc vào năm 1987. Do địa hình rừng núi hiểm trở ở vùng xa xôi hẻo lánh và nhằm đơn giản hóa việc tăng cường quản lý theo dõi biên giới, từ năm 2008-2015, hai nước đã tiến hành khảo sát, bổ sung, tăng dày số cột mốc và cắm mới 1.002 cột mốc và cọc dấu, tăng gấp 4,5 lần so với trước đây, đây là số liệu mới nhất trong Nghị định thư về đường biên giới và mốc giới Lào-Việt Nam đã ký kết ngày 16/03 /2016 tại Hà Nội [155; tr 3]. Trong công tác quản lý biên giới, hai bên đã tích cực hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai hiệp định về quy chế biên giới và đã đưa công tác quản lý, bảo vệ đường biên giới, hệ thống mốc quốc giới vào nề nếp, việc qua lại biên giới thuận tiện, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trong khu vực biên giới.
Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới cũng như thống nhất trong chỉ đạo các Quân khu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh giáp biên bên Việt Nam phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới Lào tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp tuần tra song phương bảo vệ đường biên, mốc giới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xuyên biên giới, tình trạng di cư tự do, khai thác tài nguyên bất hợp pháp, buôn bán, vận chuyển ma túy… góp phần xây dựng đường biên giới hai nước hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững [188; tr 3].
Ngoài ra, hai bên tích cực phối hợp chuẩn bị nội dung cho cuộc họp ba bên